Phạm Viết Đào.
“Nhóm lợi ích đầu tư công” thao túng, lũng đoạn không được thì "lãn công"…
Bài liên quan:
-NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÓM LỢI ÍCH ĐANG THÁCH THỨC CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC ( Bài 1)
Một trong những chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá sự thành công, được việc, hiệu quả quản lý, điều hành của một Chính phủ
đó là: tỷ suất tăng trưởng GDP cuối năm của một năm nhiệm kỳ công vụ…
Để đạt được tỷ suất tăng trưởng GDP hàng
năm theo kế hoạch, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ bộ máy hành chính nhà
nước, sự đồng thuận của cả thống chính trị, ban ngành, chung tay đấu cật của tất
cả các thành phần kinh tế và còn phải kể đến ông trời không ác gây thiên tai,
bão lũ quá mức…
Một trong những mũi chủ lực, binh đoàn kinh
tế chủ lực đám bảo tỷ suất tăng trưởng GDP đúng kế hoạch đó là lĩnh vực đầu tư
công mà “nhạc trưởng” là Chính phủ…
“Đầu tư công” theo Viện trưởng Viện kinh tế Trần
Đình Thiên:” Là việc sử dụng nguồn vốn Nhà
nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
không nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự
án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo ...
Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động
của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các
dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ…”
Nguồn vốn đầu tư công do Chính phủ vào các
cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội sẽ tác động tới các chỉ số được sử dụng để đánh
giả tỷ suất tăng trưởng GDP hàng năm. Một nghịch lý ở đây là: tỷ suất tăng trưởng
GDP hàng năm tuy có đạt nhưng rất trầy trật, phập phù trong khi nguồn vốn đầu
tư công giải ngân không hết.
Trong vài năm gần đây cho thấy nguồn vốn đầu
tư công của Chính phủ không thiếu nhưng thường lại giải ngân chậm, giải ngân không
hết số lượng và định lượng phân bố theo kế hoạch ? Hành vi này tất yếu làm ảnh
hưởng tới tốc độ và tỷ suất tăng trưởng của nền kinh tế, của GDP, làm khó Chính
phủ ?
Còn Chính phủ Việt Nam lại không gặp khó
khăn về nguồn vốn đầu tư công? Thế thì tại sao lại không chịu xắn tay, chung
lưng đấu cật vào làm ăn, để cho đất nước “không chịu phát triển” như lời của
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan…Để làm sáng tỏ vấn đề này xin được đưa ra một
vài cứ liệu, dữ liệu, một vài nét chấm phá của cái bức tranh đầu tư công hiện
nay:
“Theo báo cáo ban đầu, kết quả giải ngân 11 tháng năm 2016 đã
được cải thiện sau khi có sự hối thúc của Chính phủ, đạt gấp 1,9 lần so với 7
tháng năm 2016; một số bộ, ngành Trung ương và địa phương đã cơ bản giải ngân
hết kế hoạch vốn được giao.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách Nhà nước chỉ đạt 70,2%
kế hoạch, trong đó vẫn còn 12 bộ, ngành Trung ương và 1 địa phương giải ngân
dưới 50% kế hoạch vốn ngân sách; vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt kết quả
rất thấp, chỉ đạt 46,6% so với kế hoạch, trong đó có 2 bộ và 15 địa phương giải
ngân dưới 50% kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ.”
Bức tranh lem nhem của
đầu tư công 6 tháng đầu năm 2017 cũng không khá hơn 2016:
“Tổng vốn đầu tư năm 2017 là 66.485 tỉ đồng,
trong đó có 50.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2017 và trên 16.458 tỷ đồng thuộc
kế hoạch đầu tư năm 2016 được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017. Như
vậy qua 6 tháng, Bộ KH&ĐT mới giao được 5.197,3 tỷ đồng vốn kế hoạch năm
2017, chiếm 10,4%. Còn vốn trái phiếu Chính phủ chuyển nguồn mới giao được
hơn 6.200 tỉ đồng.
Như vậy vốn trái phiếu Chính phủ chưa
giao vẫn còn gần 55.000 tỉ đồng…
Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì
kết quả giải ngân trong 6 tháng đầu năm rất thấp, đạt xấp xỉ 91.400
tỉ đồng, bằng 25,6% kế hoạch Quốc hội quyết định (trong khi cùng kỳ năm
2016 đạt 26,8%).
Ngoài ra, theo số liệu của Kho bạc Nhà nước,
sau nửa năm đã phát hành được 3/4 số lượng trái phiếu Chính phủ để huy động vốn
thực hiện các công trình, dự án, nhưng việc giải ngân đang chậm trễ…
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nguyên nhân
giao chậm trễ vốn trái phiếu Chính phủ là do chế độ quy định điều
kiện để bố trí kế hoạch đầu tư công hằng năm cho dự án khởi công mới phải được
cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 30-10 của năm trước
năm kế hoạch…”
“Trước thực trạng trên, Phó thủ
tướng Vương Đình Huệ không đồng tình với tiến độ giao và giải ngân vốn kế hoạch
đầu tư công năm 2017 khi cho rằng: “Đã làm ảnh hưởng rất tiêu cực tới việc làm,
thu ngân sách nhà nước, tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn”;” Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, tổ
trưởng tổ công tác Chính phủ yêu cầu bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu
tư tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tập thể, báo cáo Thủ tướng
trước 30-7… ( tuổi trẻ )
Qua ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong phiên họp ngày 4/7/2017
và ý kiến của Bộ Kế hoạch đầu tư cho thấy Chính phủ đã rất sốt ruột, đã rất cáu
với công tác đầu tư công trễ nải, không hoàn thành đúng tiến độ, trong khi đó
thì sự giải trình của Bộ Kế hoạch Đầu tư lại rất hời hợt.
Vì sao có thực trạng trên: Chính phủ cần nhưng bộ chưa vội, Bộ lại còn đủng
đỉnh đổ cho thủ tục hành chính ? Vậy thực chất của cái thực trạng trên là gì ?
Người viết bài này đã có thời là Trưởng Phòng thanh tra hành chính và
chống tham nhũng của Bộ Văn hóa, có một lần dự lớp tập huấn do Bộ KH-ĐT tổ chức
cho thanh tra các bộ, ngành về công tác đầu tư. Tại cuộc tập huấn này, một quan
chức của Bộ KH-ĐT hàm vụ trưởng đã huỵch toẹt về thực trạng của công tác đầu tư
công hiện nay. Theo ông này, mỗi khi có một dự án đầu tư công thì Bộ bán cho
Sở, Sở bàn cho huyện, huyện bán cho các phòng ban…các phòng ban đem bán cho các
đội, các công ty…Do vậy, một dự án đầu tư công từ khi được xét duyệt cấp vốn
cho đến khi triển khai dự án dứt khoát phải qua cái “quy trình” đó; không qua,
chưa xong cái quy trình “buôn bán lòng vòng” này này thì Chính phủ có dục, có
dọa kỷ luật cùng kệ, để chúng em bán được hàng có cái dắt lưng cái đã…
Cái chuyện buôn bán lòng vòng của cái “chợ trời” dự án đầu tư công ngày
càng trở nên khốc liệt vì anh nào cũng muốn đút túi phần mình nhiều; trong lúc
nguồn vốn, định mức thì có mức độ…
Rất nhiều các nhà thầu thi công trước đây cứ đem tiền rải bừa đi miễn là mua
được dự án, sau đó triển khai qua quýt kết quả công trình làm xong xuống cấp
ngay hoặc không hiệu quả; do các bố xơi dữ quá…
Hiện nay các nhà thầu nhận dự án thi công cũng bắt đầu tỉnh ra vì: nếu
làm quấy quá thì họ phải bán nhà đi mà đền, hoặc phải đi tù…Cái dự án đóng tàu
đánh cá vừa làm xong đả rỉ sét, lặp đặt máy lởm là hệ lụy của kiểu mánh mung
đầu tư công này…
Do vậy các nhà thầu thi công bắt đầu không dám nhận ẩu, không dám hạ giá
thành và rải tiền vô tội vạ kết cục cuối cùng họ phải lãnh mọi hậu quả…Còn các
quan trong đường dây ngồi mát ăn bát vàng, các đại lý buôn bán dự án khi xong
việc, xong nhiệm kỳ rối là họ bùng, tiền đã phi tang…
Biệt thự của GĐ Sở KH-ĐT Yên Bái
Vụ dự án cấp nước cho Hà Nội mà Phí Thái Bình can dự, các dự án ăn nhanh,
nhà cho người thu nhập thấp của đại gia Lê Thanh Thản ( Điếu Cày) đang rơi vào
tình cảnh này…
Họ có thể chạy, mua được cái đường dây đương chức đương quyền, cánh này
ăn xong bùng, hạ cánh an toàn rồi để lại mọi hậu quả cho kẻ đầu têu hứng chịu…Vì nếu bật lòi ra sai sót thì các cánh sau nó lại vào " xơi thịt" anh...
Đó chính là nguyên nhân các dự án đầu tư công chậm là do các nhà thầu thi
công hiện nay không còn dám nhận bừa nhận ẩu dự án; trong khi cái đám “ ngồi mát ăn bát vàng” thì
ngày càng trở nên tham lam vô độ, ăn không từ một thứ gì thành ra Chính phủ có tiền
đầu tư nhưng mà giải ngân không được, giải ngân chậm dự hục hặc, tranh ăn lẫn nhau
của cái đường dây đầu tư công.
Các dự án chậm, không đạt tiến độ theo kế hoạch là do bọn chúng chưa thỏa
thuận được với nhau, chưa tìm được khách hàng ưng ý và bán được giá nên chính phủ
có dọa kỷ luật thì chúng cứ ỳ ra đấy ?!
Chủ sở hữu tòa lâu đài là em trai ông Hoàng Quốc Khánh; Chủ nhiệm UBKT tỉnh Sơn La
Chủ sở hữu tòa lâu đài là em trai ông Hoàng Quốc Khánh; Chủ nhiệm UBKT tỉnh Sơn La
Lâu đài của một quan chức Sơn La? Một tỉnh đang xin cứu trợ đói
Phải chờ chúng ăn chia xong đã ?! Đám quan chức trong guồng máy nhà nước giàu lên nhanh chủ yếu dựa vào chiếc bánh " đầu tư công" này; chứ nuôi gà, nuôi lợn nấu rượu...làm sao đủ tiền xây biệt phủ, lập trang trại...
P.V.Đ.
( Còn nữa…)
Ghi chú: Các bài trên blog Phạm Viết Đào đều được chia sẽ trên Facebook của Phạm Viết Đào- https://www.facebook.com/dao.phamviet.3
Ghi chú: Các bài trên blog Phạm Viết Đào đều được chia sẽ trên Facebook của Phạm Viết Đào- https://www.facebook.com/dao.phamviet.3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét