Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

TRẬN LÃO SƠN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG – VIỆT NĂM 1984

Trần Trung Đạo dịch và gửi cho blog Phạm Viết Đào

Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ về trận 12/7/1984...

Lính Trung quốc đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.
Lính Trung quốc bị bắn gục khi đang cắm cờ tại đỉnh núi 1509 ( núi Lão Sơn ) trong trận chiến ngày 28-4-1984.

Lời người dịch:

Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất xảy ra từ năm 1979 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì những lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này.
Sau năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.
Bài viết dựa theo lời kể của một Trung đoàn trưởng pháo binh Tàu. Mặc dù trong nhiều đoạn, người kể không che giấu được tính khoác lác, cường điệu, song qua những dữ kiện do viên Trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Tàu chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.
Gửi bác bài dịch về trận Lão Sơn, trong đó người lính Tàu có đề cập đến Sư đoàn 356 của em bác.
Hy vọng bài viết trên giúp bác Đào có thêm một chút thông tin về cái chết hào hùng của em trai bác và những đồng đội của anh ta mà tôi đã đọc bài do bác viết trên Hnv.vn và trên blog của mình.
Là một người VN tôi xin cảm tạ sự hy sinh của anh ta để bảo vệ tổ quốc cũng như tri ân gia đình bác và các gia đình đã có các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía bắc…

Ngày 12 tháng 7 ( 1984) , địch quân phản kích

Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắc chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị trinh sát được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren ( Lí Hải Nhân ) chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.
Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị quân địch . Theo sự ước tính của chúng tôi, quân địch gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.
Chúng tôi quả quyết quân địch sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa đêm, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của quân địch và ra lệnh khai hỏa vào các vị trí đó.
Sau đợt pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy quân địch khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía Bắc của dòng sông.
Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lệnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lệnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lệnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sĩ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.
Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân địch đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rỉ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.
Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Quân địch cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.
Ngay khi quân địch tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân ta. Bộ chỉ huy ra lệnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị do thám, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.
Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều quân địch, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên đạn pháo.
Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lệnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta tỏ ra không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chặn được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.
Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lệnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lệnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.
 Các ống phóng tên lửa
Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.
Thông cáo đặc biệt của Trung Quốc cho phép phiá Việt Nam ta được phép đi lấy xác bộ đội ta trên chiến trường...
Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. 
Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.”...

Không có nhận xét nào: