Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Bộ Tài chính đôn đốc trả nợ tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến

Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về trả nợ các khoản vay dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
 >> Đem tiền công trái giáo dục cho... mượn
 >> Thất thoát hàng tỷ đồng vốn từ trái phiếu, công trái, ODA


Chỉ thị thanh toán các khoản tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký ngày 28/3/1985
Chỉ thị thanh toán các khoản tiền vay dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu ký ngày 28/3/1985
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, trước đây, tháng 9/1998, Bộ này đã có công văn hướng dẫn nêu rõ, Bộ Tài chính đồng ý gia hạn các khoản trả nợ cho dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ đến 31/12/1998 và về nguyên tắc, thời hạn thanh toán nợ dân đã kết thúc.
Tuy nhiên, trong văn bản mới ban hành của Bộ Tài chính, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình ngày 7/6/2017, để đảm bảo quyền lợi cho người dân và việc trả nợ được thống nhất trên cả nước, Bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị được giao làm nhiệm vụ này tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ người dân có chứng từ gốc, theo văn bản hướng dẫn trước đây.
"Nguồn kinh phí chi trả từ nguồn đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương", Bộ Tài chính nêu.
Được biết, kể từ cuối năm 1979, các địa phương đã tiến hành thanh toán các khoản Nhà nước vay dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Đây là một vấn đề được cho là rất phức tạp, việc hướng dẫn lại chưa rõ ràng, các địa phương gặp nhiều lúng túng. Một số địa phương đã thanh toán cả những khoản dân đóng góp để làm nghĩa vụ công dân, những khoản lạc quyên do chính quyền, đoàn thể ở cơ sở tự tổ chức để ủng hộ kháng chiến, uý lạo bộ đội. Nhiều địa phương khoán trắng cho ban thanh toán nợ dân và đã để xảy ra những sự việc lạm dụng, thanh toán tràn lan.
Do đó, trước đây, Nhà nước đã có hướng dẫn: Chỉ thanh toán những khoản mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vay dân để giải quyết nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là những khoản mà người cho vay và cơ quan nhận vay đều ý thức rằng sẽ được trả và phải hoàn trả.
Cụ thể những khoản vay được Nhà nước đảm bảo trả là những khoản: Công phiếu kháng chiến, phát hành trong các năm 1948, 1949, 1950, 1951, 1952; Công trái quốc gia, phát hành năm 1951; Công trái Nam-Bộ, phát hành năm 1947, 1958; Công phiếu nuôi quân phát hành năm 1964 và những khoản vay khác (tiền hoặc lương thực) do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân đánh giặc...
Hà Nguyễn

TÂM TƯ VỀ CHIẾC “CỐI XAY THỊT NGƯỜI ” KHỔNG LỒ MANG TÊN LÃO SƠN

Ghi chép của Viên Dung-Huỳnh Tâm và Hải Âu

Cảm tử quân Việt đột kích các lô-cốt trên đỉnh Lão Sơn

..Thường ngày tôi đứng trên đỉnh núi 255, nhìn về hướng Nam, thấy một ngọn đồi nhỏ vô danh. Hải Âu nói phớt qua một lần, đại khái đây là “khu quân sự của ta”. Đi bách bộ 25 phút sẽ đến nơi. Địa hình địa thế bên ấy được phòng thủ nghiêm mật không khác gì một thành quách kiên cố.
Rừng già còn nguyên vẹn chưa bị đạn lửa xâm phạm. Tôi không để ý lắm đến toán quân đội Trung Quốc phòng thủ ở đó. Sau một thời gian thắc mắc tìm hiểu, không biết vì lý do gì núi đồi nhỏ như thế này lại xây dựng đến 40 lo cốt, vì chỉ cần dùng vật liệu xây dựng bằng bao cát là đủ rồi, và lại có cả một phần bê tông cốt sắt nữa.
Bất ngờ hôm nay có cảm tử quân xâm nhập những lô cốt đó, biến cả người lẫn vật trong đó cháy đen như than và để lại một ấn tượng kinh hãi. Hình ảnh này đưa tôi trở về thực tại. Không ngờ Việt Nam lại có những cảm tử quân lợi hại, đánh lựu đạn tài tình, đơn thân độc mã hạ thủ cùng một lúc 11 lô cốt được phòng thủ không phải tầm thường, và biến chúng thành bình địa!
Đúng là một cao thủ của chiến trường, thật đáng ghi danh. Tôi không thể hình dung và không bao giờ mường tượng có thể có một bàn tay cài lựu đạn làm thiệt hại đáng kể này. Đôi khi trong chiến trường một cảm tử quân hoàn thành công tác, hy sinh tính mạng để cho muôn người được sống. Có những cảm tử quân may mắn chết đi sống lại nhiều lần.
Chúng ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ những cảm tử quân này.
Dần dà tìm hiểu tôi mới biết đồi nhỏ ấy thuộc Cục Hậu Cần Vân Nam, phục vụ chiến trường Laoshan, do Quân đoàn 47 biệt lập trấn thủ, Thượng tướng Ngô Quan Xứ (铨叙) tham mưu trưởng chỉ huy. Nơi này được ngụy trang dưới dạng đồn canh bình thường nhưng lại chứa cả một bí mật chiến trường. Sau vụ lựu đạn nổ, hiện trường có một xác lính trẻ cháy đen, toàn thân trần trụi, nằm co rút, không để lại vết tích, tên tuổi nào cả. Không ai biết địch là bộ đội Việt hay là nội thù Trung Quốc.
Những người lính Trung Quốc bàn tán:
– Pha đánh lựu đạn tuyệt hảo, chiến sĩ “Vô danh hiện đại”.
Tình báo và quân báo Trung Cộng cùng điều tra nhưng cả hai không tìm ra một kết luận khả tín nào. Người ta mơ hồ cho rằng có kẻ phản bội, đánh lưu đạn vào thành trì “Tự vệ biên giới”, bởi trong đơn vị biên phòng của Quân đoàn 47, có một tên linh mất tích. Người này là ai?
Thượng tướng Ngô Quan Xứ (铨叙) đáp:
– Đếch biết.
Tôi dùng ống nhòm Alpen – Tw0114 nhìn xuống triền núi phía Việt Nam và thấy một cảnh tượng lạ. Những thi thể móc trên lưng người sống hối hả di chuyển, và cứ thế, họ đi từ dưới thung lũng vực sâu đi lên mặt bằng. Dòng người này vội vã di chuyển. Tôi lấy máy ảnh zoom 300mm và nhìn thấy trên khuôn mặt của họ hiện rõ nét “sầu bi”. Thân thể người chết nằm trên lưng người sống kéo dài xuống đất, như thể đang biểu diễn xiếc trên sâu khấu kịch nghệ. Dưới mặt đất ngổn ngang lựu đạn, chân họ không ngại ngùng bước lên trái nổ. Người lính ở chiến trường chẳng mấy ai còn thời gian suy nghĩ sống chết ra sao.
Đôi tai của chúng tôi cũng đã dần dà quen biết tiếng súng xa gần. Chúng tôi hiểu rõ giá trị của mỗi trái đạn quy thành tiền. Tầm nhìn của đôi mắt chúng tôi đã thay đổi. Mọi sợ hãi trong lòng đều biến mất, không còn cảm giác như khi mới bước chân đến chiến trường, chỉ còn thấy tử vong trải qua thành tích, sau lưng một nghĩa trang của hôm qua, trước mặt một nghĩa trang hiện tại.
Ở đây không có nghĩa trang buồn, bởi vì Lão Sơn là một cái cối xay thịt người bất tận, may rủi sống chết không còn ý nghĩa, tất cả trước sau hoà tan trong thường tình. Cứ thế cối xay thịt người liên tục hoạt động đã trên 3 năm, và tiếp tục không ngừng tay. Chỉ khi nào ông chủ Đặng Tiểu Bình hài lòng với chiến cuộc, tiếng súng ngưng nổ, thức thì cối xay hết nhiêm vụ!

Người lính bị thương, kiệt sức trên Lão Sơn nhờ chuyển  thư cho người yêu Hà Nội
Hôm nay, tôi quyết định không nghỉ trưa 15 phút, mượn thời gian này đi lần đến những hố hầm chứa tử thi chưa lấp đất. Cách đây mấy giờ trước, họ còn tay súng hăm hở bắn nhau không biết mệt mỏi, bây giờ họ đã vô tư nằm xuống bỏ quên chiến trường, để rồi xả dòng đời theo dòng đất.
Dưới hố hầm đủ hình thù tử thi, chồng chất lên nhau từng lớp. Lòng đất tiếp nhận mọi thân xác không phân biệt bạn thù, chết rồi mới thấy kiếp nhân sinh bình đẳng. Đáng thương thay cho những con em đồng chí của đảng CSVN và CSTQ của những chuyên viên tổ chức chiến tranh, ôm nhau chết...
Khi tôi xuống hố, chân vấp phải một bàn tay của tử thi. Bỗng dưng bàn tay ấy nắm ống quần của tôi chặt cứng như thể muốn kéo lại. Tôi chúi đầu vế phía trước, cũng may không té ngã ôm xác chết. Hồn vía lên mây còn hơn ngày nhỏ chơi trò cút bắt.
Quả nhiên trong đống tử thi có người còn sống. Nhìn kỷ anh ta mặc y phục quân đội Việt Nam, thân thể trụi lủi, chỉ còn lại một tay, xem ra anh ta đã kiệt sức. Tôi không chần chờ, phản ứng nhanh, và hỏi bằng ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ:
– Anh cần gì?
Trên môi người lính với một nụ cười đang mộng mơ, quá đẹp, đáp:
– Thưa anh cho em gửi những thứ này, tuỳ nghi anh dùng nó!
Tôi mở ra xem rất ngạc nhiên, thấy nhiều tấm bản đồ, có lẽ anh ta lấy được từ nơi Quân đoàn 47, thuộc Cục Hậu Cần Vân Nam.
Tôi liền hỏi:
– Chú em à, những bản đồ này tôi có rất nhiều, và còn có chú thích tỉ mỉ nữa, nếu chú em cần tôi sẽ tặng.
– Đa tạ anh.
Tôi trao lại những bản đồ chiến trường Lão Sơn cho người lính trẻ, nói:
– Còn mãnh giấy này có nội dung gì, nếu mật danh thì tiếp nhận, bằng không thì từ chối?
– Không ạ, bình thường thôi, em viết cho một người yêu Hà Nội.
– Hay đấy, tôi sẽ chuyển hộ cho chú em, à cuối thư đã có địa chỉ rồi. 15 đường ……..,Hà Nội.
– Tôi đọc được không?
– Dạ thưa được ạ, vì thư không niêm phong.
Nội dung thư tình của anh lính bộ đội:
“– Tú em, nghe anh nói. Người ta thường ca tụng rằng “Phụ nữ là một cuốn sách giáo khoa”, hướng dẫn Nam giới vào đời. Thế nhưng anh thì khác, quay ngược trở lại đầu cuốn sách, đọc từ trang cuối; đến đầu trang giấy, mới thấy dòng suối lớn của Nam giới, chính Nam giới biết giá trị và nâng niu Phụ nữ. Em hãy hiểu những gì anh muốn nói, vì tất cả động lại trong ý nghĩa lịch sự nhất của tình yêu. Em hãy tìm tình yêu trong tự nhiên của loài người, ở đó là nơi anh đứng chờ em. GTT……..”.
Từ xa có một nhóm người đang tiến về hướng hố hầm xác tử thi. Tôi phải từ giã:
– Chào chú em, hy vọng chúng ta tái ngộ ở Hà Nội, chúc chú em bình an.
– Đa tạ anh, em đã kiệt sức rồi anh ạ.
Tôi đi thật nhanh ra khỏi khu vực tử thi, ngoảy người nhìn lại, thấy chạnh lòng, người sống người chết lẫn lộn, chồng chất lên nhau, cao thành đồi “mối kiến” ở đồng nội quê tôi.
Gặp người lính trẻ vừa rồi, nhớ lại em trai của mình cũng vừa trạc thanh xuân, đã tử vong trên chiến trường Quảng Trị, bỏ lại cầu vai Thiếu Úy, bạn bè đồng đội. Chiến trận đang tiếp diễn, mồ hôi lính chưa thấm sờn vai, áo bạc màu, hưởng dương ngắn ngủi. Có đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của nhà văn Phan Nhật Nam, mới biết người lính đi giữa cuộc đời chiến tranh.
Năm tháng trôi  qua, rồi đến ngày tiếng bom đạn Bắc-Nam ngưng không còn nổ. Tại sao 73 năm qua (1940-2013), đất nước vẫn thê lương hơn trước chiến tranh, lòng người vẫn chưa chấp nhận sống chung hoà bình?
Lá thư của người lính trẻ, nhờ tôi chuyển về cho cô Tú, đã gửi 3 lần đến địa chỉ trên. Người lính trẻ gặp tại chiến trường Lão Sơn, nay còn sống hay đã chết? Tôi chờ mãi 25 năm, không thấy hồi âm. Hy vọng họ bình an và hạnh phúc.
Nhân đây tôi loan tải những bản đồ chiến trường biên giới Lão Sơn, và những chú thích giá trị chưa tiết lộ, để làm quà tặng, như đã hứa với người lính trẻ vô danh.
1
Chiến tranh toàn tuyến năm 1984. 38 km biên giới vùng núi Lão Sơn, từ Tây sông Lô có điểm núi ký hiệu C211 thuộc tỉnh Lào Cai đến Đông sông Lô có núi 1509 thuộc thị xã Vị Xuyên, hai địa danh trên được gọi “cối xay thịt người”, những điểm đỏ còn lại Bộ Tổng tham mưu chỉ huy quân sự của Quân đoàn trong lãnh thổ Việt Nam
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Bản đồ thực dụng toàn tuyến biên giới, chủ lực quân Trung Cộng trải rộng khắp chiến trường Laoshan. Bộ chỉ huy tham mưu lực lượng tổng hợp, chiếm cứ trên 72 đỉnh núi của Laoshan (Tây Nguyên): 2F, 2P, 6, 28, 32, 33, 34, 35, 48, 49, 50, 78, 79, 90, 92, 93, 100, 109, 110, 111, 113, 114, 115, 116, 121, 123, 124, 128, 129, 130, 131, 136, 139, 140, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 151, 153, 156, 603, 604, 605, 164, 167, 168, 169, 172, 211, 255, 262, 277, 344, 405, 412, 508, 604, 634, 647, 662-6, 832, 902, 968, 1058, 1072, 1509, 1580. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Bản đồ chiến trường Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang. 
Trung Cộng đưa những Quân đoàn, Sư đoàn thiện chiến, ồ ạt tràn vào biên giới lãnh thổ Việt Nam, tính theo lịch trình Trung Cộng chuyển quân đến khu vựt Thanh Thủy, Vị Xuyên:
Ngày 05/02/1986. Trung Cộng chiếm cư toàn vùng núi Lão Sơn, tung hô vĩnh viễn Laoshan thuộc về Trung Quốc, lá cờ chiến thắng Lão Sơn được Trung Cộng cắm lên từ đó.
Ngày 4/12/1986. Sư đoàn 21, Trung đoàn 417 thuộc Quân đoàn 139, và Sư đoàn 139 thuộc Quân đoàn 47.
Tháng 4/1986. Quân đoàn 61, Quân khu Bắc Kinh chuyển xuống Vân Nam, tiến quân vào Lão Sơn lập phòng ngư biên giới.
Tháng 12/1986. Trung đoàn 14, Trung đoàn 63 Pháo binh, để lại hiện trường 480.000 vỏ đạn đồng, 587 binh sĩ thiệt mạng.
Ngày 9/1/1987. Bắc Kinh gửi Quân đoàn 11, và Thiên Tân gửi Quân đoàn 38 đóng quân đồn trú bên kia Lão Sơn biên giới Việt-Trung, xây dựng lực lượng quân sự 12 tiểu đoàn trinh sát.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Bản đồ, Quân đoàn 15, Không quân Trung Cộng, triển khai tải thương trên chiến trường, Không quân chính thức tham chiến tại chiến trường Lão Sơn. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Đường tiến quân của Trung Cộng từ Tây sông Lô đánh chiếm núi đất C211, 255 và 156. Đông sông Lô đỉnh núi 1509 cũng thất thủ. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Đỉnh núi 1509. Bị quân Trung Cộng tấn công, quân đội Việt Nam tổ chức lại đội ngũ phản công, và đột kích Sư đoàn 67, Sư đoàn 199, Trung đoàn 595 phản công, Việt Trung tổn thất nặng, Trung đoàn 598 trên đỉnh núi 227 bị thương vong hơn phân nửa. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Những điểm núi: 1440, 118T (118),  120T (120), 4L (4), 2Y (2), 119T (119),  41, 122T (122). Quân đoàn 14 Sư đoàn 40 Trung đoàn 118T, 120T, 4L (4 Lian) 2Y (2 trại) Trung đoàn 119T 41, Trung đoàn 122T. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 05/12/1988. Báo cáo mật danh "cấp x" tung vào chiến trường 4 Trung đoàn cảm tử quân (không số), Trung đoàn 2 Pháo binh, hổ trợ giải quyết chống máy bay. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 05/12/1988. Báo cáo mật danh “cấp x” tung vào chiến trường 4 Trung đoàn cảm tử quân (không số), Trung đoàn 2 Pháo binh, hổ trợ giải quyết chống máy bay. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 30/04/1988-30/10/1989. Chiến trường Thanh Thủy 11 lần giao tranh đẫm máu. Lực lượng quân sự thám chiến gồm có: Quân đoàn 27, Quân đoàn 79, Quân 134-mã số 13, Trung đoàn 237-mã số 35, Sư đoàn 37, Sư đoàn 38, Sư đoàn 13, có trên 27.500 quân chiến đấu, chiếm cứ 15 vị trí tuổi già (đỉnh núi Lão Sơn). 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 12/1987. Quân khu Thẩm Dương gửi đến Lão Sơn, Quân đoàn 116, Sư đoàn 13, Sư đoàn 40 Công binh (2 quân đoàn Công binh), Quân đoàn 14, tân lập Trung đoàn 64 Cảm tử quân và, 15 tiểu đoàn Trinh sát. Giao chiến tại đỉnh núi 662 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).
Quân bành trướng chiếm những đỉnh núi đất 156, 164, 166, 167, 168, 255, để kiểm soát sông Lô và đường lộ liên tỉnh từ Lào Cai đến Hà Giang
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 11/6/1984. Sư đoàn 31, Trung đoàn 93, mở rộng giao chiến những cao điểm núi đất, quanh vùng lân cận C211. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 30/04/1987. Quân đoàn 27, tiến lên đỉnh núi 1509, quân Việt-Trung giao tranh 7 lần khó phân thắng bại, Trung Cộng để lại chiến trường 541 tử vong. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Giao tranh tại đỉnh núi Pha Hàn 366T, và 122. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Bộ chỉ huy Quân đoàn 108, và 109 tại núi đất. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 15/05/1987. Quân đội Việt Nam phản công chiếm lại được 22 điểm núi, lần đầu tiên quân Viêt Nam chiến thắng vẻ vang, nhưng không bao lâu mất trắng!
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Ngày 25/05/1987. Quân đội Trung Cộng thất thủ bỏ chạy để lại 217 tử thi tại núi 122. Ngày 28/5. Quân Việt Nam không chịu được sức ép hỏa lực pháo binh Trung Cộng lại bỏ núi chạy lấy thân. 
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
1
Một danh sách dày 478 trang, ghi tên tuổi 41.321 binh sĩ tử vong, và 5.834 mất tích, không ghi binh sĩ trọng thương tại chiến trường Laoshan từ 1984-1999. Thành tích chiến thắng của quân đội Trung Quốc. 
Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.


Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

CÓ TIN: VỤ NHÀ BÁO DUY PHONG NHẬN HỐI LỘ TẠI YÊN BÁI SẼ SẮP XẾP" HÒA CẢ LÀNG", DUY PHONG SẼ TẠI NGOẠI...CHỜ KIỂM CHỨNG ???

TBT báo GDVN tham gia làm tố tụng, Duy Phong được tại ngoại

Thông tin mới nhất về vụ phóng viên chiếm đoạt tài sản ở Yên Bái: Nguyễn Tuấn Hợp phóng viên báo Dân Trí dẫn lời Nguyễn Tiến Bình – TBT báo GDVN cho biết Duy Phong bị oan, sẽ được tại ngoại, Bộ công an rút vụ án về và xử lý hành chính. Ghi chú theo suy đoán: Chị Tr. Đến gặp xin gỡ bài là bà Nguyễn Thị Thanh Trà – Bí thư Yên Bái. Anh T. không đồng ý gỡ bài là ông Tuấn (Trương Minh) – Bộ Trưởng Bộ TTTT.
3522633
Bữa nhậu 23h đêm và cuộc điện thoại của TBT báo GDVN Nguyễn Tiến Bình về việc bắt giữ Nhà báo Lê Duy Phong. Tôi có thói quen khi đi nhậu là vứt điện thoại vào trong bóp và quên luôn nó đi. Đêm nay cũng vậy, sau trận nhậu với ae Kim Sơn (Ninh Bình), tôi cầm điện thoại và thấy cuộc gọi nhỡ cùng 2 tin nhắn của anh Nguyễn Tiến Bình, TBT báo GDVN. Sau đó anh có gọi điện lại cho tôi…
Tôi và anh Tiến Bình chơi với nhau từ những năm cuối 2000. Anh Tiến Bình nói tôi và anh có chút hiểu lầm, nhưng tôi không quan tâm đúng sai và xếp mối quan hệ đó sang một bên để tiếp tục cuộc sống.
Anh Bình tâm sự với tôi rất nhiều liên quan đến vụ CA Yên Bái bắt giữ quân của anh – nguyên Nhà báo Lê Duy Phong. Trong đó anh nhấn mạnh một số vấn đề:
1, anh khẳng định Duy Phong đang bị oan? Ông Sáng, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Yên Bái đang phủ nhận việc đưa cho Duy Phong 200 triệu đồng như cáo buộc của cơ quan điều tra. Và hiện tại CA Yên Bái đang tập trung làm rõ vụ Duy Phong nhận 50 triệu đồng trên bàn nhậu.
2: Ngay sau khi CA Yên Bái bắt giữ Lê Duy Phong thì các điều tra viên có xuống báo GDVN làm việc và thu một ổ cứng (CPU) máy tính để phục vụ công tác điều tra. Buổi làm việc giữa BBT báo GDVN và cơ quan điều tra diễn ra khoảng 1h đồng hồ.
3: Sau đó cơ quan điều tra có triệu tập một CTV (tôi tạm giấu tên), của Duy Phong lên làm việc.
4: Anh Bình khẳng định hiện anh và mọi người trong BBT cũng như PV báo GDVN chưa một ai bị cơ quan điều tra triệu tập.
5: Anh Bình cho biết, qua kiểm tra sao kê của Ngân hàng thì trong tài khoản của Duy Phong không có số tiền lớn hơn 1,6 tỉ đồng?
6: Không hề có danh sách 29 Nhà báo, phóng viên. Không hề có chuyện 11,6 tỉ đồng trong tài khoản của Duy Phong?
7; Không có chuyện anh hay bất  kể cán bộ nào của báo GDVN bị triệu tập lên làm việc.
8: Anh Bình khẳng định, nếu ai đó cung cấp cho anh danh sách 29 Nhà báo liên quan đến vụ Duy Phong thì anh sẽ mời bia cả đời. Sau đó anh đính chính lại là mời bia cả đời nó khó nhưng mời bia cả năm thì anh sẵn sàng.
9: Anh Bình cũng khẳng định sẽ đánh cược là sang tuần tới Duy Phong được tại ngoại và vụ việc sẽ được cơ quan CSĐT Bộ CA rút hồ sơ về Bộ điều tra. Còn Duy Phong sai phạm hành chính đến đâu thì báo GDVN sẽ xử lí đến đó.
Anh Bình nói rằng, thời gian qua Báo GDVN có đăng tải một số bài viết liên quan đến các biệt phủ tại Yên Bái và chị Tr…có xuống xin báo GDVN gỡ bài nhưng BBT không gỡ. Cả anh Th…anh T. đều nhất trí không gỡ bài vì đó là trách nhiệm thông tin của báo chí.
P/S: Tôi nói rằng những điều tôi nói chỉ mang tính chất tham khảo bởi những gì chúng ta nghe được chỉ là "nghe" và chưa ai được nhìn thấy hồ sơ của cơ quan điều tra. Và nếu có nhìn thấy những trang A4 có chữ kí hẳn hoi chắc đó đã là sự thật???
Anh Tiến Bình đồng ý để tôi viết những dòng này lên trang fb của tôi. Anh nói, anh và người trong báo GDVN chưa hề bị cơ quan điều tra triệu tập làm việc. Và không hề có chuyện như dư luận đang đồn thổi về anh.
Chào thân ái anh Tiến Bình, chúc anh mạnh khoẻ.
Hà Nội: 0h38 phút ngày 13/7/2017.
Theo Facebook Hải Vân

CẤP BÁO: VIỆT NAM XUẤT HIỆN THẾ LỰC THÙ ĐỊCH MỚI- LỢI DỤNG XÂY ĐỂ CHỐNG; TRUNG QUỐC: TẬP CẬN BÌNH ĐƯỢC SUY TÔN " THỐNG SOÁI TỐI CAO"...

Góp ý xây dựng Đảng: Kiên quyết loại trừ việc lợi dụng xây để chống

VOV.VN -Sai lầm, khuyết điểm đối với một Đảng cầm quyền là không thể tránh khỏi. Nếu góp ý xây dựng Đảng theo cách muốn “đập đi, xây lại” thì bao nhiêu thành quả của các thế hệ đi trước bỗng chốc có thể bị vùi lấp.
Nghị quyết Trung ương 4 đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong đó ở nấc cao nhất, Nghị quyết đã khoanh vùng một số đối tượng mà trước đó, họ dường như vẫn được xem là những người “tâm huyết” với Đảng, tâm huyết với sự phát triển của đất nước nhưng khi bước qua một ranh giới nào đó thì họ lại trở thành những người “quay lưng với Đảng”, thậm chí phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Vậy, những người đó là ai?
gop y xay dung dang kien quyet loai tru viec loi dung xay de chong hinh 1
Hình ảnh Thủ đô Hà Nội trang trí chào mừng Đại hội XII của Đảng
Theo nhà báo Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đó có thể là những cán bộ, đảng viên dám phản biện, dám chỉ ra những điều chưa hợp lý trong nền tảng tư tưởng, cũng như về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và luật pháp của Nhà nước. Nhưng khi chưa được tiếp thu, phản hồi hoặc chưa giải đáp thỏa đáng, họ đã tự nghiên cứu, tự giải thích và tự cho mình là đúng.
Với tâm trạng tự phong là “hết sức trăn trở, lo âu về vận mệnh đất nước”, họ đã lan truyền trên mạng bằng các hình thức như “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị”... Để tăng độ “tin cậy”, họ liệt kê danh sách những người ký tên đồng tình phía dưới, trong đó có những người từng là cán bộ lãnh đạo quản lý cao cấp, trí thức có học hàm, học vị, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, bác sĩ… Tuy nhiên, không ai có thể kiểm chứng được thực hư những người ký tên đó là thật hay giả.
Nhà báo Phạm Đình Đảng cho biết: “Tôi có rất nhiều bạn bè, họ thật sự bất ngờ, không hiểu sao họ lại có tên trong danh sách kiến nghị tập thể. Họ giữ trọng trách ở các đơn vị quan trọng về đào tạo, về chính quyền. Ở đây có sự nhập nhằng, đánh lận con đen, lôi cả những người vô can vào cuộc. Tôi cho rằng, đây là những điều không đáng có, không được phép làm dưới góc độ pháp luật. Hô hào, kích động, xuống đường, kiến nghị tập thể, lôi kéo quần chúng nhằm làm rối loạn tình hình, rối loạn tư tưởng. Có một điều đáng lưu ý, một số đồng chí từng giữ vị trí lãnh đạo, từng là đảng viên cũng hùa theo. Đó là điều đáng buồn”.
Vậy, những người đó thường kiến nghị những gì? Họ thường lặp đi lặp lại yêu cầu đòi Đảng từ bỏ Chủ nghĩa Mác- Lênin, từ bỏ con đường đi lên CNXH, kêu gọi đổi tên Đảng, đổi tên nước, chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ... Không khó để nhận ra những đóng góp xây dựng Đảng không thành tâm bởi lẽ, những “thư ngỏ” “kiến nghị” được cho là gửi đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW; nhưng ngay lập tức, chúng được lan truyền, tán phát trên các trang mạng xã hội. Mục đích cuối cùng của họ là tuyên truyền những luận điểm sai trái, lợi dụng “kiến nghị” để nói xấu chế độ, chống phá chính quyền;vu cáo, xuyên tạc, phủ nhận và đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập…
Theo Thiếu tướng, PGS-TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, thì đó là những phần tử cơ hội chính trị: “Họ dẫn lại các điệp khúc theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” để làm xói mòn lòng người, thu hút một bộ phận cán bộ đảng viên đang nghi ngờ, hoang mang dao động để rồi dần dần thành lập các nhóm, các phe phái chống đảng. Điều đó là cực kỳ nguy hiểm và chúng ta phải đấu tranh, phê phán”.
Gần đây, để đưa Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Ngay lập tức, trên các trang mạng và báo chí nước ngoài, các phần tử cơ hội chính trị, các thế lực thù địch cho rằng, đó chẳng qua chỉ là các cuộc đấu đá nội bộ, triệt phe phái, tranh nhau chức quyền, hạ bệ đối thủ… Trên các diễn đàn và mạng xã hội, xuất hiện bài viết của nhiều cá nhân cho rằng, nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam là do độc đảng sinh ra. Mục đích của họ là nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, kích động tâm trạng bất mãn của người dân trước thực trạng xã hội còn có những vấn đề chưa được giải quyết.
Bởi vậy, tại hội nghị cán bộ toàn quốc phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (tháng 12/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Chúng ta không sợ nói ra khuyết điểm, tiêu cực, nhưng đồng thời cũng không cho phép ai lợi dụng đấu tranh khắc phục khuyết điểm tiêu cực để bôi nhọ, kích động, chống phá Đảng ta, chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Những dịp thế này, kẻ xấu dễ lợi dụng thổi phồng lên mặt khuyết điểm, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại chúng ta”.
Tiến sĩ Đào Duy Quát, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, không khó để nhận ra, đâu là xây Đảng thực tâm và ai muốn lợi dụng chuyện này để chống phá Đảng: “Đấu tranh với tinh thần xây dựng dù rất quyết liệt nhưng đây là tinh thần xây dựng, đây là khách quan, trung thực. Còn góp ý mang tính chất cường điệu, khuếch đại, bôi nhọ, tính chất khai, phủ định sạch trơn thì sẽ biết ngay. Đúng là có những khuyết điểm rất nghiêm trọng của cá nhân này, tổ chức kia nhưng không thể thay thế, phủ định bản chất của Đảng ta và đẩy tới phủ định sự lãnh đạo thì biết thực tâm hay không thực tâm”.
Sai lầm, khuyết điểm đối với một Đảng cầm quyền là không thể tránh khỏi. Sửa chữa và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái không thể không làm nhưng làm thế nào để đảm bảo được tinh thần “gạn đục, khơi trong” thì Đảng cần lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến tâm huyết, xác đáng. Từ đó, Đảng mới tiếp tục giương cao được ngọn cờ tiên phong, khơi dậy được sức dân và nguồn lực xã hội để đưa đất nước Việt Nam đạt được mục tiêu giàu mạnh, hùng cường. Nếu góp ý theo cách muốn “đập đi, xây lại” thì bao nhiêu thành quả, bao nhiêu máu xương của các thế hệ đi trước bỗng chốc có thể bị vùi lấp.
Vậy, cần có cơ chế gì để cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân có diễn đàn thuận lợi góp ý cho Đảng và nhận được phản hồi? Chúng tôi sẽ đề cập nội dung này trong bài viết tiếp theo./.




Hương Giang-Minh Châm-Lại Hoa/VOV-Trung tâm Tin

Tập Cận Bình đã có được quyền uy ngang với Mao, Đặng trong quá khứ



Gần đây, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã đăng bài viết về chặng đường cải cách quân đội của Tập Cận Bình, đã tung hô ông Tập là “Thống soái tối cao”. Cách xưng hô này đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều lý giải khác nhau.

Tap Can Binh, quân ủy trung ương, Mao Trạch Đông,
Tập Cận Bình có được quyền uy ngang với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình trong trong quá khứ. (Ảnh: South China Morning Post)
Có những giải thích cho rằng, cách xưng hô mới và đặc thù này dành cho ông Tập Cận Bình truyền tải thông điệp rằng uy vọng của ông Tập trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đạt đến địa vị ngang bằng với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình trong quá khứ, trực tiếp đẩy “Giang hạch tâm” xuống một bậc.
Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tung hô ông Tập Cận Bình là “Thống soái tối cao”
Ngày 10/07 cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – Tân Hoa Xã đã đăng bài viết với tiêu đề “Người chèo lái quân đội nhân dân: Lãnh đạo Tập Cận Bình đẩy mạnh tăng cường, chấn hưng quân đội”, nhìn lại những công tích ông Tập đạt được kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, khen ngợi chặng đường toàn lực cải cách quân đội của ông Tập Cận Bình.
Bài viết này đã sử dụng những thuật ngữ “Hạch tâm Trung ương đảng”, “Hạch tâm toàn đảng” cũng như “Thống soái tối cao” của quân đội, để tung hộ ông Tập Cận Bình, điều này đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Trong những cựu Chủ tịch Quân ủy Trung ương trước đây, chỉ có Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cũng như Mai Quốc Phong được cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tung hô là “Tướng soái tối cao”. Trong đó Mai Quốc Phong là nhân vật được Đặng Tiều Bình đề cử, vì thế thực sự kiểm soát toàn bộ quyền lực của quân đội thì chỉ có hai người là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Và hiện tại Tân Hoa Xã tung hô ông Tập Cận Bình là “Tướng soái tối cao”, đây rõ ràng không phải trùng hợp ngẫu nhiên, mà nhất định là có ý đồ chính trị, về điều này đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế.
Từ sau khi ông Tập Cận Bình mở “hội nghị Cổ Điền”, triệu tập các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội vào cuối tháng 10/2014, kênh phát ngôn của quân đội Trung Quốc đã liên tục tuyên truyền, nhấn mạnh “Chủ tịch Quân ủy Trung ương là người kiểm soát quân đội”.
Tiêu chí “Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiểm soát quân đội” mà ông Tập Cận Bình nhấn mạnh là dốc toàn lực nắm quyền quyết sách tối cao trong quân đội. Bởi vì trong suốt 20 trước đó, quyền kiểm soát quân đội thực sự đều nằm trong tay Phó chủ tịch Quân ủy.
Từ năm 1949 đến nay, ĐCSTQ tổng cộng đã có 6 vị Chủ tịch Quân ủy Trung ương là Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình. Trong đó, chỉ có Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là trường kỳ chỉ huy tác chiến trong quân đội, và cũng là những người thực chất nắm “Quyền thống soái quân đội”. Mà ông Tập Cận Bình trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, cũng từng có kinh nghiệm rèn luyện trong quân đội.
Các Chủ tịch Quân ủy Trung ương còn lại chỉ như những văn nhân trị quân thuần túy, không có kinh nghiệm tòng quân, vì vậy những sự vụ trong quân đội do những Phó quân ủy thực thi. Đặc biệt là trong thời gian Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, quyền lực trong quân đội hoàn toàn bị Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu lũng đoạn.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình chủ trì “hội nghị Cổ Điền” trở về sau, trong hệ thống tuyên truyền của quân đội Trung Quốc, luôn nhấn mạnh rằng “duy trì và quán triệt Chủ tịch Quân ủy Trung ương nắm quyền kiểm soát quân đội”.
Ngày 27/02/2016, một kênh phát ngôn khác của ĐCSTQ, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài viết với tiêu đề“Quán triệt thực thi đúng với chủ trương của hội nghị Cổ Điền”, đã đánh giá bài thuyết giảng của ông Tập trong hội nghị này là “thể hiện đầy đủ vai trò thống lĩnh tối cao quân đội, đã vạch ra được chiến lược xây dựng quân đội trong tình thế chính trị mới”.
Ngày 02/06/2016, cơ quan ngôn luận của Trường đảng Trung ương, tờ Thời báo học tập cũng đăng bài viết tung hô ông Tập Cận Bình là “Thống soái tối cao của 2,3 triệu quân – quy mô lớn nhất thế giới”.
Ngày 30/11/2016, tờ Nhân dân nhật báo trong bài viết với nội dụng kỷ niệm sinh nhật Chu Đức Hoài, lại một lần nữa đề cập đến “giữ gìn quán triệt Chủ tịch Quân ủy nắm quyền kiểm soát quân đội”, và cũng tung hô ông Tập là “Lãnh đạo trung tâm của đảng, thống soái tối cao của chúng ta”.
Nhưng thực tế thì 3 bài viết ở trên là không nhận được nhiều sự quan tâm, cho đến gần đây khi kênh phát ngôn lớn nhất của ĐCSTQ – Tân Hoa Xã đăng bài khẳng định vai trò “Thống soái tối cao” của ông Tập Cận Bình trong quân đội, thì ngoại giới mới đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều giải thích khác nhau.
Kênh truyền thông tiếng Trung thân Bắc Kinh ở nước ngoài giải thích như sau, sau khi ông Tập Cận Bình cải cách quân đội, phá vỡ “Tứ lương bát trụ” (4 xà 8 trụ), thay đổi bố cục, Tân Hoa Xã đã gọi ông là “Thống soái tối cao”, một mặt cho thấy ông Tập đã đạt đến địa vị quyền uy trong quân đội, một mặt có thể đây là dấu hiệu “động tác cải cách mãnh liệt” hơn nữa ở bước tiếp theo.
Cũng có những phân tích cho rằng, tuy ông Tập Cận Bình trước đó đã chính thức xác lập được địa vị “hạch tâm” trong ĐCSTQ, nhưng nhiều nhất cũng chỉ là ngang bằng với địa vị của Giang Trạch Dân trước đó. Nhưng hiện tại ông Tập còn được tung hô là “Thống soái tối cao”, địa vị này là ngang bằng với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, cũng chính là đã đẩy Giang Trạch Dân xuống một bậc trong cuộc chiến tranh giành quyền lực hiện tại trong nội bộ ĐCSTQ.
Cũng giống như năm đó Giang Trạch Dân chèn ép Hồ Cẩm Đào bằng cách bố trí hai Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu vượt mặt Hồ Cẩm Đào, thao túng toàn bộ quyền lực trong quân đội. Vì thế nếu bước tiếp theo ông Tập Cận Bình có ra tay trừng trị Giang Trạch Dân và các tay chân còn lại thì cũng là điều hoàn toàn hợp logic.

Lê Hiếu biên dịch