Ghi chép của Viên Dung-Huỳnh Tâm và Hải Âu
Cảm tử quân Việt đột kích các lô-cốt trên đỉnh Lão Sơn
..Thường ngày tôi đứng trên đỉnh núi 255, nhìn
về hướng Nam, thấy một ngọn đồi nhỏ vô danh. Hải Âu nói phớt qua một lần, đại
khái đây là “khu quân sự của ta”. Đi bách bộ 25 phút sẽ đến nơi. Địa hình địa
thế bên ấy được phòng thủ nghiêm mật không khác gì một thành quách kiên cố.
Rừng già còn nguyên vẹn chưa bị đạn lửa xâm
phạm. Tôi không để ý lắm đến toán quân đội Trung Quốc phòng thủ ở đó. Sau một
thời gian thắc mắc tìm hiểu, không biết vì lý do gì núi đồi nhỏ như thế này lại
xây dựng đến 40 lo cốt, vì chỉ cần dùng vật liệu xây dựng bằng bao cát là đủ
rồi, và lại có cả một phần bê tông cốt sắt nữa.
Bất ngờ hôm nay có cảm tử quân xâm nhập những
lô cốt đó, biến cả người lẫn vật trong đó cháy đen như than và để lại một ấn
tượng kinh hãi. Hình ảnh này đưa tôi trở về thực tại. Không ngờ Việt Nam lại có
những cảm tử quân lợi hại, đánh lựu đạn tài tình, đơn thân độc mã hạ thủ cùng
một lúc 11 lô cốt được phòng thủ không phải tầm thường, và biến chúng thành
bình địa!
Đúng là một cao thủ của chiến trường, thật
đáng ghi danh. Tôi không thể hình dung và không bao giờ mường tượng có thể có
một bàn tay cài lựu đạn làm thiệt hại đáng kể này. Đôi khi trong chiến trường
một cảm tử quân hoàn thành công tác, hy sinh tính mạng để cho muôn người được
sống. Có những cảm tử quân may mắn chết đi sống lại nhiều lần.
Chúng ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ những cảm
tử quân này.
Dần dà tìm hiểu tôi mới biết đồi nhỏ ấy thuộc
Cục Hậu Cần Vân Nam, phục vụ chiến trường Laoshan, do Quân đoàn 47 biệt lập
trấn thủ, Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙) tham mưu trưởng chỉ huy. Nơi này được ngụy
trang dưới dạng đồn canh bình thường nhưng lại chứa cả một bí mật chiến trường.
Sau vụ lựu đạn nổ, hiện trường có một xác lính trẻ cháy đen, toàn thân trần
trụi, nằm co rút, không để lại vết tích, tên tuổi nào cả. Không ai biết địch là
bộ đội Việt hay là nội thù Trung Quốc.
Những người lính Trung Quốc bàn tán:
– Pha đánh lựu đạn tuyệt hảo, chiến sĩ “Vô
danh hiện đại”.
Tình báo và quân báo Trung Cộng cùng điều tra
nhưng cả hai không tìm ra một kết luận khả tín nào. Người ta mơ hồ cho rằng có
kẻ phản bội, đánh lưu đạn vào thành trì “Tự vệ biên giới”, bởi trong đơn vị
biên phòng của Quân đoàn 47, có một tên linh mất tích. Người này là ai?
Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙) đáp:
– Đếch biết.
Tôi dùng ống nhòm Alpen – Tw0114 nhìn xuống
triền núi phía Việt Nam và thấy một cảnh tượng lạ. Những thi thể móc trên lưng
người sống hối hả di chuyển, và cứ thế, họ đi từ dưới thung lũng vực sâu đi lên
mặt bằng. Dòng người này vội vã di chuyển. Tôi lấy máy ảnh zoom 300mm và nhìn
thấy trên khuôn mặt của họ hiện rõ nét “sầu bi”. Thân thể người chết nằm trên
lưng người sống kéo dài xuống đất, như thể đang biểu diễn xiếc trên sâu khấu
kịch nghệ. Dưới mặt đất ngổn ngang lựu đạn, chân họ không ngại ngùng bước lên
trái nổ. Người lính ở chiến trường chẳng mấy ai còn thời gian suy nghĩ sống
chết ra sao.
Đôi tai của chúng tôi cũng đã dần dà quen biết
tiếng súng xa gần. Chúng tôi hiểu rõ giá trị của mỗi trái đạn quy thành tiền.
Tầm nhìn của đôi mắt chúng tôi đã thay đổi. Mọi sợ hãi trong lòng đều biến mất,
không còn cảm giác như khi mới bước chân đến chiến trường, chỉ còn thấy tử vong
trải qua thành tích, sau lưng một nghĩa trang của hôm qua, trước mặt một nghĩa
trang hiện tại.
Ở đây không có nghĩa trang buồn, bởi vì Lão
Sơn là một cái cối xay thịt người bất tận, may rủi sống chết không còn ý nghĩa,
tất cả trước sau hoà tan trong thường tình. Cứ thế cối xay thịt người liên tục
hoạt động đã trên 3 năm, và tiếp tục không ngừng tay. Chỉ khi nào ông chủ Đặng
Tiểu Bình hài lòng với chiến cuộc, tiếng súng ngưng nổ, thức thì cối xay hết
nhiêm vụ!
Người lính bị thương, kiệt sức trên Lão Sơn nhờ chuyển thư cho người yêu Hà Nội
Người lính bị thương, kiệt sức trên Lão Sơn nhờ chuyển thư cho người yêu Hà Nội
Hôm nay, tôi quyết định không nghỉ trưa 15
phút, mượn thời gian này đi lần đến những hố hầm chứa tử thi chưa lấp đất. Cách
đây mấy giờ trước, họ còn tay súng hăm hở bắn nhau không biết mệt mỏi, bây giờ
họ đã vô tư nằm xuống bỏ quên chiến trường, để rồi xả dòng đời theo dòng đất.
Dưới hố hầm đủ hình thù tử thi, chồng chất lên
nhau từng lớp. Lòng đất tiếp nhận mọi thân xác không phân biệt bạn thù, chết
rồi mới thấy kiếp nhân sinh bình đẳng. Đáng thương thay cho những con em đồng
chí của đảng CSVN và CSTQ của những chuyên viên tổ chức chiến tranh, ôm nhau
chết...
Khi tôi xuống hố, chân vấp phải một bàn tay
của tử thi. Bỗng dưng bàn tay ấy nắm ống quần của tôi chặt cứng như thể muốn
kéo lại. Tôi chúi đầu vế phía trước, cũng may không té ngã ôm xác chết. Hồn vía
lên mây còn hơn ngày nhỏ chơi trò cút bắt.
Quả nhiên trong đống tử thi có người còn sống.
Nhìn kỷ anh ta mặc y phục quân đội Việt Nam, thân thể trụi lủi, chỉ còn lại một
tay, xem ra anh ta đã kiệt sức. Tôi không chần chờ, phản ứng nhanh, và hỏi bằng
ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ:
– Anh cần gì?
Trên môi người lính với một nụ cười đang mộng
mơ, quá đẹp, đáp:
– Thưa anh cho em gửi những thứ này, tuỳ nghi
anh dùng nó!
Tôi mở ra xem rất ngạc nhiên, thấy nhiều tấm
bản đồ, có lẽ anh ta lấy được từ nơi Quân đoàn 47, thuộc Cục Hậu Cần Vân Nam.
Tôi liền hỏi:
– Chú em à, những bản đồ này tôi có rất nhiều,
và còn có chú thích tỉ mỉ nữa, nếu chú em cần tôi sẽ tặng.
– Đa tạ anh.
Tôi trao lại những bản đồ chiến trường Lão Sơn
cho người lính trẻ, nói:
– Còn mãnh giấy này có nội dung gì, nếu mật
danh thì tiếp nhận, bằng không thì từ chối?
– Không ạ, bình thường thôi, em viết cho một
người yêu Hà Nội.
– Hay đấy, tôi sẽ chuyển hộ cho chú em, à cuối
thư đã có địa chỉ rồi. 15 đường ……..,Hà Nội.
– Tôi đọc được không?
– Dạ thưa được ạ, vì thư không niêm phong.
Nội dung thư tình của anh lính bộ đội:
“– Tú em, nghe anh nói. Người ta thường ca
tụng rằng “Phụ nữ là một cuốn sách giáo khoa”, hướng dẫn Nam giới vào đời. Thế
nhưng anh thì khác, quay ngược trở lại đầu cuốn sách, đọc từ trang cuối; đến
đầu trang giấy, mới thấy dòng suối lớn của Nam giới, chính Nam giới biết giá
trị và nâng niu Phụ nữ. Em hãy hiểu những gì anh muốn nói, vì tất cả động lại
trong ý nghĩa lịch sự nhất của tình yêu. Em hãy tìm tình yêu trong tự nhiên của
loài người, ở đó là nơi anh đứng chờ em. GTT……..”.
Từ xa có một nhóm người đang tiến về hướng hố
hầm xác tử thi. Tôi phải từ giã:
– Chào chú em, hy vọng chúng ta tái ngộ ở Hà
Nội, chúc chú em bình an.
– Đa tạ anh, em đã kiệt sức rồi anh ạ.
Tôi đi thật nhanh ra
khỏi khu vực tử thi, ngoảy người nhìn lại, thấy chạnh lòng, người sống người
chết lẫn lộn, chồng chất lên nhau, cao thành đồi “mối kiến” ở đồng nội quê tôi.
Gặp người lính trẻ vừa
rồi, nhớ lại em trai của mình cũng vừa trạc thanh xuân, đã tử vong trên chiến
trường Quảng Trị, bỏ lại cầu vai Thiếu Úy, bạn bè đồng đội. Chiến trận đang
tiếp diễn, mồ hôi lính chưa thấm sờn vai, áo bạc màu, hưởng dương ngắn ngủi. Có
đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của nhà văn Phan Nhật Nam, mới biết người lính đi
giữa cuộc đời chiến tranh.
Năm tháng trôi qua, rồi đến ngày tiếng
bom đạn Bắc-Nam ngưng không còn nổ. Tại sao 73 năm qua (1940-2013), đất nước
vẫn thê lương hơn trước chiến tranh, lòng người vẫn chưa chấp nhận sống chung
hoà bình?
Lá thư của người lính trẻ, nhờ tôi chuyển về
cho cô Tú, đã gửi 3 lần đến địa chỉ trên. Người lính trẻ gặp tại chiến trường
Lão Sơn, nay còn sống hay đã chết? Tôi chờ mãi 25 năm, không thấy hồi âm. Hy
vọng họ bình an và hạnh phúc.
Nhân đây tôi loan tải những bản đồ chiến
trường biên giới Lão Sơn, và những chú thích giá trị chưa tiết lộ, để làm quà
tặng, như đã hứa với người lính trẻ vô danh.
Chiến
tranh toàn tuyến năm 1984. 38 km biên giới vùng núi Lão Sơn, từ Tây sông Lô có
điểm núi ký hiệu C211 thuộc tỉnh Lào Cai đến Đông sông Lô có núi 1509 thuộc thị
xã Vị Xuyên, hai địa danh trên được gọi “cối xay thịt người”, những điểm đỏ còn
lại Bộ Tổng tham mưu chỉ huy quân sự của Quân đoàn trong lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương
đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Bản đồ thực dụng toàn tuyến biên giới, chủ lực
quân Trung Cộng trải rộng khắp chiến trường Laoshan. Bộ chỉ huy tham mưu lực
lượng tổng hợp, chiếm cứ trên 72 đỉnh núi của Laoshan (Tây Nguyên): 2F, 2P, 6,
28, 32, 33, 34, 35, 48, 49, 50, 78, 79, 90, 92, 93, 100, 109, 110, 111, 113,
114, 115, 116, 121, 123, 124, 128, 129, 130, 131, 136, 139, 140, 142, 143, 144,
145, 146, 147, 148, 149, 151, 153, 156, 603, 604, 605, 164, 167, 168, 169, 172,
211, 255, 262, 277, 344, 405, 412, 508, 604, 634, 647, 662-6, 832, 902, 968,
1058, 1072, 1509, 1580.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS
Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Bản đồ chiến trường Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà
Giang.
Trung Cộng đưa những Quân đoàn, Sư đoàn thiện chiến, ồ ạt tràn vào biên
giới lãnh thổ Việt Nam, tính theo lịch trình Trung Cộng chuyển quân đến khu vựt
Thanh Thủy, Vị Xuyên:
Ngày 05/02/1986. Trung Cộng chiếm cư toàn vùng
núi Lão Sơn, tung hô vĩnh viễn Laoshan thuộc về Trung Quốc, lá cờ chiến thắng
Lão Sơn được Trung Cộng cắm lên từ đó.
Ngày 4/12/1986. Sư đoàn 21, Trung đoàn 417
thuộc Quân đoàn 139, và Sư đoàn 139 thuộc Quân đoàn 47.
Tháng 4/1986. Quân đoàn 61, Quân khu Bắc Kinh
chuyển xuống Vân Nam, tiến quân vào Lão Sơn lập phòng ngư biên giới.
Tháng 12/1986. Trung đoàn 14, Trung đoàn 63
Pháo binh, để lại hiện trường 480.000 vỏ đạn đồng, 587 binh sĩ thiệt mạng.
Ngày 9/1/1987. Bắc Kinh gửi Quân đoàn 11, và
Thiên Tân gửi Quân đoàn 38 đóng quân đồn trú bên kia Lão Sơn biên giới
Việt-Trung, xây dựng lực lượng quân sự 12 tiểu đoàn trinh sát.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương
đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Bản đồ, Quân đoàn 15, Không quân Trung Cộng,
triển khai tải thương trên chiến trường, Không quân chính thức tham chiến tại
chiến trường Lão Sơn.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS
Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Đường tiến quân của Trung Cộng từ Tây sông Lô
đánh chiếm núi đất C211, 255 và 156. Đông sông Lô đỉnh núi 1509 cũng thất thủ.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp
tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Đỉnh núi 1509. Bị quân Trung Cộng tấn công,
quân đội Việt Nam tổ chức lại đội ngũ phản công, và đột kích Sư đoàn 67, Sư
đoàn 199, Trung đoàn 595 phản công, Việt Trung tổn thất nặng, Trung đoàn 598
trên đỉnh núi 227 bị thương vong hơn phân nửa. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân
Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Những điểm núi: 14军40师, 118T (118团), 120T (120团), 4L (4连), 2Y (2营), 119T (119团), 41师, 122T (122团). Quân đoàn 14 Sư đoàn 40 Trung đoàn 118T, 120T, 4L (4 Lian) 2Y
(2 trại) Trung đoàn 119T 41, Trung đoàn 122T.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy
trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 05/12/1988. Báo cáo mật danh “cấp x” tung
vào chiến trường 4 Trung đoàn cảm tử quân (không số), Trung đoàn 2 Pháo binh,
hổ trợ giải quyết chống máy bay. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương
đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 30/04/1988-30/10/1989. Chiến trường Thanh
Thủy 11 lần giao tranh đẫm máu. Lực lượng quân sự thám chiến gồm có: Quân đoàn
27, Quân đoàn 79, Quân 134-mã số 13, Trung đoàn 237-mã số 35, Sư đoàn 37, Sư
đoàn 38, Sư đoàn 13, có trên 27.500 quân chiến đấu, chiếm cứ 15 vị trí tuổi già
(đỉnh núi Lão Sơn).
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 12/1987. Quân khu Thẩm Dương gửi đến Lão
Sơn, Quân đoàn 116, Sư đoàn 13, Sư đoàn 40 Công binh (2 quân đoàn Công binh),
Quân đoàn 14, tân lập Trung đoàn 64 Cảm tử quân và, 15 tiểu đoàn Trinh sát.
Giao chiến tại đỉnh núi 662
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương
đảng CS Trung Quốc (CPC).
Quân bành trướng chiếm những đỉnh núi đất 156,
164, 166, 167, 168, 255, để kiểm soát sông Lô và đường lộ liên tỉnh từ Lào Cai
đến Hà Giang.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 11/6/1984. Sư đoàn 31, Trung đoàn 93, mở
rộng giao chiến những cao điểm núi đất, quanh vùng lân cận C211.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 30/04/1987. Quân đoàn 27, tiến lên đỉnh
núi 1509, quân Việt-Trung giao tranh 7 lần khó phân thắng bại, Trung Cộng để
lại chiến trường 541 tử vong.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Giao tranh tại đỉnh núi Pha Hàn 366T, và 122.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Bộ chỉ huy Quân đoàn 108, và 109 tại núi đất.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 15/05/1987. Quân đội Việt Nam phản công
chiếm lại được 22 điểm núi, lần đầu tiên quân Viêt Nam chiến thắng vẻ vang,
nhưng không bao lâu mất trắng!
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương
đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Ngày 25/05/1987. Quân đội Trung Cộng thất thủ
bỏ chạy để lại 217 tử thi tại núi 122. Ngày 28/5. Quân Việt Nam không chịu được
sức ép hỏa lực pháo binh Trung Cộng lại bỏ núi chạy lấy thân.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Một danh sách dày 478 trang, ghi tên tuổi
41.321 binh sĩ tử vong, và 5.834 mất tích, không ghi binh sĩ trọng thương tại
chiến trường Laoshan từ 1984-1999. Thành tích chiến thắng của quân đội Trung
Quốc.
Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Huỳnh Tâm
Những bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét