Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

VÀO QH ĐỂ CHẠY DỰ ÁN VÀ ĐỂ LỪA HUY ĐỘNG VỐN CỦA DÂN-ÔNG NGUYỄN HẠNH PHÚC GIẢ ĐÒ " NGU LÂU' HAY BÊNH QH

“Một người rải 30 tỷ đồng “chạy” vào đại biểu Quốc hội để làm gì?”

Dân trí Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nghi ngờ thông tin phản ánh bà Châu Thị Thu Nga – người từng là đại biểu Quốc hội khoá XIII (đã bị bãi miễn, đang bị bắt giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản) khai đã bỏ 30 tỷ đồng để “chạy” vào được Quốc hội.
 >> Quốc hội rút kinh nghiệm sâu sắc sau việc bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga
 >> Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với bà Châu Thị Thu Nga

- Dư luận hiện xôn xao thông tin bà Châu Thị Thu Nga khai tại cơ quan điều tra là đã bỏ ra 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) để “chạy” làm đại biểu Quốc hội?
- Tôi chưa nắm được thông tin này, 1,5 triệu USD thì kinh quá. Tôi nghĩ giờ bị xem xét hình sự như thế, bà Nga đang cần khai về khoản tiền bị cáo buộc chiếm đoạt đã đi đâu. Chẳng lẽ lại nói là vào túi cá nhân hết nên đành phải nghĩ ra chỗ để sử dụng tiền và Quốc hội chính là một địa chỉ để “ném” vào. Chứ còn thông tin đó làm gì có cơ sở, không có bất cứ một bằng chứng nào về khoản tiền như lời khai này.
CQĐT cũng mới chỉ đang làm, chưa có thông tin kết luận chính thức.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi bên hành lang Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, 8/9.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi bên hành lang Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng nay, 8/9.
- Theo ông có nên làm rõ thông tin này không vì nó rõ ràng ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội?
- Cần làm rõ quá chứ. Có thông tin thế thì phải kiểm chứng lại ngay để xem tiền thế, khai thế thì bà Nga đưa đâu, đưa cho ai, để làm gì? Đây là chuyện tày trời chứ có phải không đâu.
Tôi cho rằng, vấn đề là sử dụng một khoản tiền lớn như thế vào Quốc hội để làm gì, mục đích gì? Một số đại biểu giờ được mời làm chuyên trách người ta còn đang ngại, đang muốn tránh, không chịu tham gia ấy chứ. Giờ người ta chủ yếu muốn sang cơ quan hành pháp chứ chạy vào Quốc hội làm gì. Đây lại chỉ là cá nhân một doanh nghiệp thì muốn vào Quốc hội mà làm gì.
- Trong khoá XIV này, đã nghe thông tin nào về việc ai bỏ tiền vận động, “chạy” thế nào để được vào danh sách ứng cử chưa, nhất là trong khối doanh nhân?
- Chỉ có 1 đại biểu người ta có ý kiến nhưng xét thấy là không có cơ sở gì cả - đó là ông Trần Khắc Tâm ở Sóc Trăng. Còn các doanh nhân, vừa rồi chỉ có 2 người ứng cử tự do và trúng cử là ông Phạm Dũng Tasco và ông Nguyễn Anh Trí - Viện Huyết học và Truyền máu TƯ.
Tôi nghĩ, vấn đề là có cầu thì mới có cung. Phải xác định vào Quốc hội phải được gì thì người ta mới làm vậy chứ. Nhưng thực ra vào Quốc hội, mọi quyết định đều phải của tập thể chứ có phải 1-2 người đâu. Ví dụ là doanh nhân, anh muốn bảo vệ quan điểm về thuế để có lợi cho DN nhưng chỉ có mình anh, hay nhóm một số doanh nghiệp thì làm gì được.
- Nói vậy nghĩa là ông không tin có chuyện chạy tiền như thông tin về lời khai của bà Nga?
- Tôi không tin, không tin vào việc một người lại bỏ một khoản tiền lớn như thế để “chạy” vào đại biểu Quốc hội. Kể cả là cố vào vì cái “mác” đại biểu Quốc hội đi nữa thì khi vi phạm vẫn bị xử lý mà, nhiều trường hợp thế rồi chứ có phải đeo mác đó là bất khả xâm phạm đâu.
- Nói chung trong hoạt động bầu cử, ông không nhận được thông tin về việc tiền, mua phiếu?
- Hội đồng bầu cử quốc gia có riêng một tiểu ban phụ trách việc này là Tiểu ban giải quyết khiếu nại tố cáo về nhân sự. Báo cáo của cơ quan này trước Hội đồng nói, có 1 vài đại biểu “đi quà” cử tri, hứa sẽ làm việc này, việc kia, ủng hộ xây trường, làm đường… cho nơi mình ứng cử.
- Thực tế, không chỉ khoá này mà từ các khoá Quốc hội trước , dư luận cho rằng có việc “chạy” đại biểu Quốc hội, không phải để vận động chính sách mà vì quan hệ, vì cơ hội bên hành lang Quốc hội. Động cơ như thế là có, nhất là trong giới doanh nhân?
- Đây là sự nhầm tưởng, những người đó tưởng ngồi vào Quốc hội thì có quyền quyết định thế nọ thế kia, nhưng không thể thay đổi hay tác động được gì cả. Luật đúng là cho phép công dân có quyền tự do ứng cử, nhưng mục đích vào Quốc hội để làm gì cũng chặt chẽ, vào vì dân, vì nước, để bảo đảm quyền lợi người dân hay lợi dụng mục đích gì, có lợi dụng được không.
Vậy nên giờ nói có việc chạy tiền như vậy không, ta chưa có khả năng kết luận, phải chờ cơ quan chức năng, nhưng bảo chạy 30 tỷ đồng thì rất nhiều. Rải đi đâu cho hết số tiền đó? Đó là một đại biểu ứng cử tự do, nếu có chạy thì cũng chỉ có vài chỗ. Vậy thì 30 tỷ đồng đi đâu, đến những địa chỉ nào? Không ai biết cục tiền lớn thế thì ném đi đâu được.
- Xin cảm ơn ông!
P.Thảo

Bà Châu Thị Thu Nga khai 'chạy’ ĐBQH 30 tỷ đồng: ‘Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu’

ĐỨC THUẬN | 
Bà Châu Thị Thu Nga khai 'chạy’ ĐBQH 30 tỷ đồng: ‘Phải làm rõ đưa cho ai, đưa bao nhiêu’
Lời khai "chạy" 30 tỷ đồng để được làm Đại biểu Quốc hội của bà Nga gây chấn động dư luận.

Liên quan đến thông tin bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để “chạy” Đại biểu Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói, cần phải làm rõ đưa ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì.

Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an đã công bố kết luận điều tra bổ sung vụ án Châu Thị Thu Nga cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng nhà đất (Housing Group) và dự án B5 Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo đó, từ năm 2008 đến nay, dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại B5 Cầu Diễn, Hà Nội chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, chưa cấp giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, bà Nga đã cấu kết với một số cán bộ trong công ty tự lập mô hình, ký hiệu, vị trí, diện tích các căn hộ rồi sử dụng để ký 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của nhà đầu tư, đến nay không có khả năng chi trả.
Đáng chú ý, bà Nga còn khai đã chi khoảng 47 tỷ đồng để "chạy" dự án và để được ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII. Trong đó, số tiền để "chạy" Đại biểu Quốc hội khoảng 30 tỷ đồng.
Tuy nhiên, những người được bà Nga khai đã nhận tiền để giúp bà thực hiện các việc này đều không thừa nhận. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã cho đối chất, nhưng chưa đủ cơ sở làm rõ.
Trả lời báo chí về thông tin này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết chưa nhận được thông tin có chuyện chạy tiền vào Quốc hội.
Tuy nhiên, ông Phúc nói: "Dù là thông tin chưa được kiểm chứng nhưng cũng cần phải làm rõ đưa ai, đưa bao nhiêu, đưa làm gì, tránh ảnh hưởng tới uy tín của Quốc hội". Quan điểm của ông Phúc là không tin có chuyện "chạy" 30 tỷ đồng để vào Quốc hội.
Bà Châu Thị Thu Nga (sinh năm 1965, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất) bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vào cuối tháng 4/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 7 bị can, trong đó có bà Châu Thị Thu Nga.
Sau khi có kết luận điều tra trên, Viện KSND Tối cao đã có văn bản yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ 6 nội dung trong vụ án.
Đến 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất các nội dung điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị truy tố 7 bị can đã nêu trong kết luận lần trước.
Về số tiền hàng trăm tỷ đồng, bà Nga khai nhận đã sử dụng 85 tỷ đồng trả cho các đơn vị ký hợp đồng một số hạng mục tại dự án B5 Cầu Diễn, Hà Nội như: Thuê đo đạc bản đồ hiện trạng, thuê thiết kế bản vẽ, khoan khảo sát địa chất công trình...; Chi 54 tỷ đồng cho ông Nguyễn Xuân Quý (đã chết); Chi 12 tỷ đồng cho Lê Hồng Cương, nguyên Phó tổng giám đốc của Housing Group; Chi 30 tỷ đồng cho ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Giám đốc Công ty HAIC; Chi 300.000USD (tương đương hơn 6 tỷ đồng) cho một doanh nghiệp bất động sản nhằm mục đích xin được điều chỉnh quy hoạch tại khu đất B5 Cầu Diễn.
theo VTC News

Thằng Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế;-"Ông Nghị nói ngược"- Bị bạn cũ tố lòe bằng TS rởm ?

Ông Nghị nói ngược: ‘Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nhà chính trị’

Thứ Bảy, 09/09/2017, 08:37
Năm 1997, sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ và đang làm việc ở mức lương tương được hơn 100 cây vàng/năm thời đó, ông Nguyễn Đức Kiên lại quyết định về Việt Nam làm công chức Nhà nước. Cùng tới Đức năm 1992, ông Kiên là nghiên cứu sinh Việt Nam duy nhất trở về.
Thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên trở về Việt Nam làm việc tại Ban Kinh tế Trung ương (1997) cũng đúng lúc đất nước bắt đầu chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái Lan. Vị Tiến sĩ tốt nghiệp tại Đức phải làm quen với mức lương chuyên viên bình thường (khoảng vài trăm nghìn đồng/tháng) và môi trường làm việc mới.
Chia sẻ về lý do trở về Việt Nam, ông Kiên nói: “Mùa hè năm 1997, khi về nước chơi, tôi có tới thăm các thủ trưởng cũ và nhận được lời khuyên: ‘Trong 6-7 năm cậu đi thì đất nước khác lắm rồi, đổi mới rồi. Cậu về sẽ đóng góp được nhiều cho đất nước và đúng sở trường’. Tôi rất phấn khích lúc đó, rồi quyết định bỏ việc ở Đức và về nước”. Năm 1991 và 1992, tới Đức học và làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ có 4 người Việt Nam nhưng chỉ có ông Kiên trở về nước.
Cơ duyên chính trị của anh thầy giáo

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tự động hóa, ông Kiên ở lại Đại học Giao thông Vận tải làm giảng viên. Tuy nhiên, năm 1984 khi thực hiện chủ trương cải cách giáo dục và các trường đại học về Bộ Giáo dục Đào tạo, giảng viên Kiên cùng với thầy trưởng khoa của mình GS.TS Lã Ngọc Khuê chuyển về Bộ Giao thông Vận tải (sau này ông Khuê trở thành Thứ trưởng). Cựu giảng viên chia sẻ: “Tôi cũng tâm tư khi chuyển vì vẫn thích làm giáo viên, gia đình tôi cũng toàn làm nghiên cứu chứ không làm quản lý (bố mẹ ông Kiên đều làm nghề giáo: mẹ làm giảng viên bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, bố là Giáo sư Bệnh viện Hữu Nghị, Chủ tịch Hội hóa sinh miền Bắc)”.
Sự nghiệp chính trị của ông Kiên bắt đầu từ “bước chuyển tâm tư” và đánh dấu với việc phụ trách một sự kiện khá đặc biệt thời kỳ đó là kiểm định cầu Thăng Long. Năm ấy, lần đầu tiên Liên Xô hỗ trợ cho Việt Nam kiểm định cầu bằng điện tử. Trước đó, chưa có một sự kiện kiểm định cầu nào được tổ chức đặc biệt như thế. 50 dattric điện tử được gắn vào các dầm cầu Thăng Long. 60 ô tô ở tầng hai của cầu gồm nhiều xe bò ma đủ tải trọng, mỗi cánh gà tầng dưới có 6 xe bò ma nữa, 2 đoàn tàu trên đường ray đôi được bố trí để thử tải trọng.
Khi cờ báo hiệu được phất, tất cả các phương tiện đang chạy, đột ngột phanh gấp từ tốc độ 60km/h. Cuộc kiểm nghiệm cầu Thăng Long kết thúc sau những thử tĩnh và thử động trên từng dầm. Không một bước nào trong quy trình kiểm nghiệm được làm qua loa… “Đó là một kỷ niệm khó quên đối với tôi”, ông Kiên tâm sự về buổi kiểm nghiệm được coi là “hoành tráng nhất” mà ông từng biết “cho đến tận bây giờ”.
Thời gian ở Bộ Giao thông Vận tải của thầy giáo này kéo dài hơn 6 năm. Tìm được học bổng chuyên ngành quy hoạch giao thông, năm 1991, ông Kiên tới CHLB Đức du học theo chương trình cao học. Giải thích về lý do chọn CHLB Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết bị ảnh hưởng từ kinh nghiệm của bố đã làm nghiên cứu sinh ở Cộng hòa dân chủ Đức và phương pháp làm việc của các chuyên gia Cộng hóa dân chủ Đức khi sang công tác tại Việt Nam (ông Kiên sang học khi nước Đức đã thống nhất).
Tại CHLB Đức, sau khi học hết chương trình cao học, ông Kiên thi tiếp nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông ở lại Đức làm việc và lúc về nước đang ở mức tương đương hơn 100 cây vàng thời đó.
Vị đại biểu Quốc hội chuyên trách tâm sự: “Học tập và làm việc ở Đức, tôi ngấm 2 tính cách: kỷ luật và nói thẳng. Người Đức sẽ nói ‘Tuần này, Kiên đi muộn 3 lần’ chứ không nói kiểu ‘Kiên thì tốt đấy, nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm là hay đi muộn’. Điều này đôi khi lại trở thành nhược điểm của tôi”.
Ngã rẽ cuộc đời
Cuối năm 1997, phấn khích với chia sẻ của các thủ trưởng cũ, ông Kiên bỏ việc ở CHLB Đức về Việt Nam và làm chuyên viên tại Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương. Vợ và 2 con ông Kiên vẫn ở lại CHLB Đức (con trai lớn hiện là giảng viên Đại học Mannheim – trường được coi là Havard của nước Đức, con gái đang học năm thứ 2 đại học).
Năm đó, ông Kiên là người trẻ nhất Vụ (37 tuổi) và trở thành nhân tố mới. Lãnh đạo, chuyên viên cao cấp tại đây thường có kinh nghiệm làm quản lý Nhà nước nhiều năm ở cơ quan khác, hoặc tối thiểu là giám đốc ty Công nghiệp tỉnh.
Ở Vụ Công nghiệp, “nhân tố mới” chia sẻ, ông cảm thấy rất may mắn. “Môi trường tại đây thẳng thắn không khác gì ở Đức” và “các anh đều tận tình chia sẻ kinh nghiệm cũng như cách làm việc, mà nhờ đó mình có cơ hội thể hiện được năng lực cũng như kiến thức mới”, ông Kiên tâm sự. Chỉ sau vài tháng, ông Kiên được chuyển lên chuyên viên chính và sau đó thăng tiến rất nhanh tại Ban Kinh tế Trung ương. Chỉ sau 6 năm, ông Kiên đã được bổ nhiệm từ chuyên viên lên giữ chức Vụ trưởng Vụ Công nghiệp.
Tháng 1/2007, Ban Kinh tế Trung ương được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng. Lúc đó, ông Kiên cùng 4 vị Vụ trưởng khác chuyển sang Quốc hội và đi ứng cử tại các địa phương. Ông Kiên là đại biểu Quốc hội được ứng cử tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong số các Vụ trưởng, ông Kiên là cán bộ duy nhất đáp ứng đủ điều kiện luận chuyển và được phân công giữ chức Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vào đầu năm 2008 và sau đó được Đại hội Đảng bộ tỉnh bầu là Phó Bí thư tỉnh ủy.
Về địa phương, ông Kiên nhanh chóng phải làm quen với nhiều thứ mới mẻ từ ngôn ngữ (cách nói pha lẫn tiếng phổ thông và tiếng Khơ me), kỹ thuật làm nông (ngành kinh tế chính của Sóc Trăng)… đến cách điều hành đặc thù của một lãnh đạo tỉnh. Tuy nhiên, cú sốc đến với ông Kiên khi thực hiện trách nhiệm của một đai biểu Quốc hội chuyên trách.
“Quốc hội của năm 2007 và năm 2017 đã có sự đổi mới kinh khủng. Khi còn ở Ban Kinh tế Trung ương, tôi được quyền tham dự cuộc họp của lãnh đạo, được quyền tiếp cận bất cứ thông tin nào của các Bộ bởi Đảng chỉ đạo theo nghị quyết và các điểm nóng. Thế nhưng, khi sang Quốc hội thì thấy ngay là việc tiếp cận thông tin với các Bộ và Chính phủ là rất khó và phải theo chuyên đề”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế tâm sự về thời kỳ đầu làm chuyên trách.
Thực tế, việc rẽ ngang sang Quốc hội cũng là “một tâm tư lớn” với ông Kiên khi sự nghiệp tại Ban Kinh tế Trung ương đang rất rộng mở vào cuối năm 2006. Thế nhưng, với ông Kiên có lẽ đó là cái duyên của một người thích làm nghiên cứu.
Phát biểu “lạ” về nợ công
Trở thành một đại biểu Quốc hội chuyên trách nhưng “ông nghị” Nguyễn Đức Kiên chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi nghĩ mình là một nhà chính trị cả. Đến thời điểm này tôi vẫn là một người làm công tác nghiên cứu. Những trao đổi tại hội thảo hay phát biểu tại hội trường Quốc hội đều xuất phát từ khoa học, kết quả nghiên cứu, tôi không phát biểu theo cảm tính”.
Tuy nhiên, ngay cả khi phát biểu dựa vào những nghiên cứu khoa học, ông Kiên cũng có những lần “rất đắn đo và nhiều suy tư”. Cuối năm 2014, trong phiên thảo luận tại hội trường về hình lại tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, ông nghị này phát biểu đầu tiên và đưa ra các nhận xét “lạ” (vào thời điểm đó) về nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Hôm đó, ông Kiên đã đưa ra các con số cho thấy tốc độ tăng của nợ công gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế và khi nợ công càng cao, vốn đầu tư càng lớn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2001 đến 2011 đều giảm dần. Đây là những đánh giá mà theo nghị sĩ tỉnh Sóc Trăng là “không trùng với báo cáo của Chính phủ cũng như văn kiện Đại hội Đảng”.
Theo phân tích của ông Kiên, nhìn lại kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 có 11 chỉ tiêu đạt kế hoạch, chủ yếu là chỉ tiêu về tiêu tiền nhưng tổng chỉ tiêu sản xuất để làm ra tiền thì không đạt. “Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, chúng ta cứ đưa ra những chỉ tiêu để tiêu tiền, đảm bảo các mục tiêu khác thì liệu chúng ta có nuôi được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước không?”, đại biểu này đặt câu hỏi.
Cũng từ đó, nghị sĩ này đề nghị cần phải nói rõ hơn về nợ công. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, bắt đầu từ năm 2011, Việt Nam phải phát hành trái phiếu để đảo nợ và nói đến tỉ lệ nợ công bằng 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng 65% GDP là mức đề ra trong Chiến lược nợ công của Thủ tướng Chính phủ quy định đến năm 2020 chứ không phải đến năm 2015. Từ đó, đại biểu Kiên đặt câu hỏi: “Có phải chúng ta đã tiêu hết tiền của 6 năm về sau không?”.
Một năm sau đó, trước nhiều ý kiến ủng hộ việc phát hành trái phiếu quốc tế 3 tỷ USD để tái cơ cấu danh mục nợ của Chính phủ, ông Kiên (lúc đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) cũng lưu ý các đại biểu về Luật Quản lý nợ công và giá phát hành. Đại biểu Sóc Trăng cho biết, quy định hiện nay không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam. Thêm nữa, việc tính toán phát hành trái phiếu quốc tế thì rẻ hơn trong nước là chưa chắc chắn.
Ông Kiên phân tích, theo báo cáo của Chính phủ hiện nay (năm 2015) lợi suất trái phiếu đang phát hành khoảng hơn 6% cộng thêm chi phí phát hành, cộng thêm biến động tỷ giá và so sánh lại với trái phiếu đang phát hành trong nội địa, thì sẽ thấy được ngay giá đắt hay rẻ. Nghị sĩ này dẫn thêm số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi cho các đại biểu Quốc hội về tỷ giá năm 2009 là 16.000 đồng/USD và năm 2015 (thời điểm phát biểu) lên 22.350 đồng/USD. “Nếu cộng thêm biến đổi tỷ giá đó thì chưa chắc đã rẻ”, ông Kiên nhận xét.
Tâm sự về “nghề ông nghị” và Facebook
Chia sẻ về “nghề ông nghị” của mình, vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội tâm sự: “Quốc hội phải làm việc theo luật và cơ chế đồng thuận, mà đại biểu kiêm nhiệm nhiều hơn đại biểu chuyên trách. Khi đưa ra các giải pháp, các đại biểu kiêm nhiệm, phần nhiều ở địa phương sẽ có tính chất cục bộ”. Cũng vì thế, ông Kiên cho rằng, có những phát biểu, nghiên cứu dù mang tính khoa học với số liệu chứng minh không phải lúc nào cũng được chấp nhận bởi số đông đại biểu và “đó là một thực tế”.
Chia sẻ thêm về những phiên phát biểu tại hội trường có truyền hình trực tiếp, ông Kiên nói: “Gần 500 đại biểu nhưng ai cũng muốn phát biểu thì phải chia phút ra, mà đã chia mỗi người 7 phút thì không phát biểu sâu được và như vậy sẽ khó thuyết phục. Đó là một cơ chế đầy mâu thuẫn”.
Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội luôn nghĩ mình là một nhà nghiên cứu tìm thấy những niềm vui đặc biệt khi thực hiện công việc của mình. “Điều sướng nhất là phát hiện được các vấn đề mang tính lý luận từ những hiện tượng nhỏ lẻ, rải rác ở các địa phương, các ngành, rồi đưa ra được giải pháp xử lý và được chấp nhận”, ông Kiên nói.
Vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của facebook tại Việt Nam, những câu chuyện trên nghị trường Quốc hội cũng được bàn luận xôm tụ nhiều hơn trước và như ông Kiên nhận xét: “Với một số đại biểu nó tác động rất lớn, tạo ra dư luận rất khó phân biệt được đúng sai”. Thế nhưng, nghị sĩ này bình luận: “Người ta gọi là anh hùng bàn phím chứ không gọi là anh hùng đời thường là có lý do. Khi ngồi ở bàn phím thì ông nói như một nhà đạo đức, như một nhà kinh tế… nhưng rời khỏi bàn phím thì như trẻ con nói với nhau là ‘Thôi mày lộ nguyên hình ra đi!’ (cười)”.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế dẫn lời của Phó Chủ tịch Đảng SPD (Đức) – “Số lượng người sử dụng mạng xã hội không phải là thước đo để đánh giá trình độ công nghệ 4.0 của một quốc gia”, và nói thêm: “Tôi tán thành nhận xét đó”.


Ông Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế???

Ông Nguyễn Đức Kiên - Tiến sĩ kinh tế Kiên - Phó chủ nhiệm Kiên - Những phát ngôn ngu xuẩn và thằng Kiên ngày nào.

Sở dĩ mình gọi nó là thằng Kiên bởi mình với nó biết nhau. Hồi trước, khi còn bám váy vợ ở Đức, thằng Kiên có qua lại nhà mình, đã ăn uống, qua lại với nhau nên mình rõ về nó.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Số là vợ thằng Kiên con nhà quan. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi VN đưa lao động sang đông Âu thì vợ thằng Kiên được cho đi làm đội trưởng một đơn vị lao động mặc dù chẳng biết một từ tiếng Đức. Hồi ấy nước ta còn nghèo. Con quan chưa một phát lên quan như bây giờ thì đi Tây là nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ thằng Kiên không nhận tiền đền bù mà chạy sang Tây Đức. Sau khi ổn định công việc, vợ thằng Kiên đón chồng, con qua "đoàn tụ". Hồi ấy chả biết thằng Kiên có việc làm ở VN hay chưa, chỉ biết sau khi ất ơ bám vợ một thời gian thì, có thể thấy mình thừa thãi, thằng Kiên xin đi học Aufbaustudium, một dạng học nâng cao để lấy bằng Đức - cái bằng nghe nói là kỹ sư giao thông ở VN trước đó. Sau ba năm vật vờ, chắc không nói nổi ba câu chào bằng tiếng Đức, thằng Kiên bỏ học, không bằng. Rồi biến động xảy ra, rồi VN ầm ầm đổi mới, rồi tin tức từ nhà đưa qua rằng ở VN bây giờ dễ làm ăn lắm, nhất là làm quan. Đang yên lành với vợ con ở Đức, thằng Kiên nằng nặc đòi "hồi hương" - một mình. Chắc biết chồng là thằng thế nào, vợ thằng Kiên chấp nhận cho thằng Kiên về lại VN với điều kiện phải ôm theo một đứa con làm thanh tra....bố.

Rồi mấy bữa sau thấy đồn rằng thằng Kiên vừa từ Đức về hôm qua, cái thằng Kiên không bằng cấp của Đức, trên răng, dưới..ấy bỗng dưng thành Tiến sĩ Kiên, mà tiến sĩ kinh tế mới kinh. Mình chả tin, nhưng có người cho xem cạc vi dít thì rõ ràng từ Frankfurt nó là thằng Kiên, về đến Nội Bài đã hóa ra Tiến sĩ. Rồi nhờ là con cha, cháu ông, thằng Kiên nhảy bụp phát vào Ban tổ chức Trung ương, thuộc Ban Kinh Tế.

Mình vốn dĩ có gần 4 năm sống ở tập thể Ban tổ chức T.Ư, thường xuyên vào đọc sách tại thư viện Ban Tổ Chức T.Ư, mọi chú, bác hàng xóm đều là chuyên viên to nên biết qua cái uy quyền và đặc lợi vô biên của Ban Tổ Chức.

Vậy là thằng Kiên, qua mấy tháng rời tư bản giãy chết, nghiễm nhiên thành Tiến sĩ kinh tế, cán bộ Ban kinh tế T.Ư thuộc Ban tổ chức T.Ư - viết tắt là CP2, quyền uy nghiêng trời, lệch đất. Rồi với cái phao gia đình cộng với chất láu lỉnh vốn có, thằng Kiên dần dần thành ông Kiên và từ vài nhiệm kỳ cuốc hội, nay thằng Kiên đã chắc chân với xuất Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế cuốc hội, một chức vụ, địa vị mà ngày xưa khối bậc lão thành, tiền CM vào tù, ra tội mơ ước cũng không với tới được.

Phải chi thằng Kiên...im mẹ đi thì không nói. Đằng này cứ thỉnh thoảng thằng Kiên lại phun ra một phát ngôn để đời đại loại "Phải làm đường sắt tốc độ cao vì nó đã ở tây, nó biết... "Cán bộ tây" thậm chí dùng máy bay công đi làm thì cán bộ ta chạy xe công đắt tiền là cái đinh. Trả phí BOT bằng tiền lẻ là có vấn đề về nọ về kia về đạo đức và cái phát ngôn THẬM NGU hôm nay, trên kia.

Mình chỉ biết một điều rằng, vợ và hai con thằng Kiên đã lại đoàn tụ từ lâu tại Đức. Con cái thằng Kiên đã học hành xong xuôi, đi làm tại Đức. Thằng Kiên ở VN (nghe đồn) rất giàu, nhà đất mênh mông. Nói dại, mai kia lỡ thằng Tập ngứa mũi, đem quân sang tận Gia Lâm, Đông Anh bắn đạn thật thì các bạn thân mến, các bạn cứ ở nhà mà quan ngại. Thằng Kiên nó đã tếch mẹ nó từ đời nào...sang Đức TÁI ĐOÀN TỤ VỢ CON.

Bái bai nhân dân nhé.

Nguồn: FB Minh Chinh Bui/Góc nhìn Báo chí - Công dân

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
LẠI CHUYỆN ÔNG NGHỊ KIÊN, CHÍNH KHÁCH KIÊN VÀ THẰNG KIÊN NĂM NÀO!

Ông nghị Kiên, nói ngược hay nói láo?

Cách đây hai ngày, 07.09 tôi có viết về thằng Kiên, nghị sĩ cuốc hội VN hiện nay. Sở dĩ tôi vẫn gọi nó là thằng Kiên bởi như đã nói với các bạn, chúng tôi biết nhau, hơn nữa về tuổi tác, thằng Kiên là bậc em nên theo nếp cũ, từ đây tôi vẫn gọi nó là thằng Kiên cho thân mật.

Tôi không nghĩ vì bài mình viết trên Góc nhìn Báo chí - Công dân hôm 07.09 mà ngày hôm nay 09.09 đột nhiên tại Việt nam xuất hiện bài báo "Ông nghị nói ngược...." tuy nhiên tôi rất hồ nghi phản ứng này bởi tôi biết, rất có thể thằng Kiên đã biết được điều tôi nói và qua nay kiếm một cây bút (nô) nào đó, với vài triệu bạc, chữa cháy hay chống chế thay. Trước hết rất cám ơn bạn Nguyễn Hùng sớm nay đã đăng bài báo để tôi biết được sự xuất hiện của nó.

Trước hết mong các bạn hãy đọc lại một lần nữa bài báo "Ông nghị nói ngược..." dưới đây. Phần tôi sẽ trả lời từng chi tiết bài báo (rất láo) này. Về câu chuyện đi làm nghiên cứu sinh mà thằng Kiên dựng lên, tôi đã nói hôm 07.09 cũng tại trang Góc nhìn Báo chí..này, nay chỉ nói lại để những ai chưa đọc được rõ. 

Vợ thằng Kiên đi lao động hợp tác tại DDR cũ, thay vì nhận tiền đền bù về nước, vợ Kiên sang Tây Đức, định cư tại gần thành phố Karlsruhe, tiểu bang Baden-Württemberg (xin lỗi vì luật bảo vệ dữ kiện, không thể viết rõ hơn). Karlsruhe là thành phố lớn với rất nhiều trường Đại học trong đó số lượng sinh viên luôn là 50 ngàn trên tổng số chừng hơn 300 ngàn dân. Bài báo nói đúng, đó là vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tại Karlsruhe có 4 nghiên cứu sinh VN. Bốn bạn đó gồm 1. bạn V.A sinh năm 1957, nghiên cứu sinh Kiến trúc đô thị, 2. bạn M.Đ.B nghiên cứu sinh toán - dòng chảy, 3. bạn T.M.T.P từ Đại học Thủy lợi - cạnh Chùa Bộc, đường Tây Sơn và nhân vật thứ 4, bạn X, kỹ sư Hóa học ở Tiệp, về VN giảng dạy tại Đại học tổng hợp Sài gòn sau đó qua làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hóa tại Uni Karlsruhe. 

Tôi đặt bạn X cuối cùng vì muốn nói thêm về bạn mà tôi rất quí này. X trẻ nhất, sinh 1963, học rất giỏi và hết sức ngang tàng. Có lẽ đã từng ở Tiệp do đó việc các bạn rủ nhau vào đảng với X là chuyện lạ lùng, đáng khinh bỉ. X hay chọc, mà chọc rất ác các "đồng chí" từ VN qua. X rất thẳng thắn, người Hà nội gốc. So với hội sinh năm 1961 (gồm cả vợ chồng Kiên) thì X lúc nào cũng coi cả đám như bằng lứa tuy kém 2 tuổi. Ngoài 4 người từ VN qua Đức làm nghiên cứu sinh thì vợ chồng Kiên và chúng tôi là dân ngoại đạo. Vợ chồng Kiên như đã nói ở trên. Tôi đưa vợ con từ Tiệp khắc qua Đức sinh sống, ở Karlsruhe. Do tất cả đã cùng sống, sinh ra, làm việc tại Hà nội nên chúng tôi quen thân với nhau. Một phần cũng bởi hồi đó chưa có đông người Việt. Thực ra tôi không thân với vợ chồng Kiên bởi vợ chồng nó ở ngoại thành, cách Karlsruhe hơn 15km. Chúng tôi thân thiết với mấy bạn kia hơn. Hầu như tất cả các cuối tuần, ngày lễ, Tết chúng tôi đều tụ tập ăn uống vui vẻ. Như đã nói ở bài trước, Kiên được vợ đón qua, sống vất vưởng bám vợ, làm thêm linh tinh sau đó xin đi học Aufbausstudium CHỈ ĐỂ lấy lại bằng VN nhưng không nổi. Cũng vì chuyện học lại này mà Kiên hay qua lại ký túc xá chỗ các bạn kia ăn ở để hỏi han, cách nhà tôi chừng 500m. 

Vì gia đình vợ Kiên nghe nói làm lớn ở Bộ ngoại giao do đó thời thế đổi khác, hơn nữa nếu trụ lại Đức cũng chỉ ăn bám vợ hay rửa chén nên thằng Kiên về nước, đem theo một đứa con. Thằng Kiên có 2 con gái (chứ không phải 1 trai, 1 gái như bài báo viết). Về lại VN với bản chất cực kỳ láu cá (như mọi người vẫn nhận xét) cùng cái phao gia đình, thằng Kiên chui được vào Ban tổ chức Trung ương, vòng vo cho có lệ....và thành nghị Kiên + chính khách Kiên hôm nay. Tất cả chặng đường công danh của thằng Kiên mà tôi viết hôm rồi trùng khớp với nội dung bài báo là do thông tin tôi biết được qua những người quen, ngay từ những năm thằng Kiên mới về nước. Điều hết sức láu lỉnh đó là thằng Kiên, nhân cơ hội bỏ nước 6, 7 năm theo vợ ĐÃ LẤY CHÍNH THỜI GIAN ĐÓ, biến thành thời gian làm nghiên cứu sinh để lừa thiên hạ. 

Tôi biết được thằng Kiên bỗng dưng thành Tiến sĩ cũng bởi nhiều bạn về phép qua vừa khúc khích, vừa ghê tởm nói lại. Có nhiều bạn còm cho rằng thằng Kiên xài bằng dỏm. XIN THƯA, ĐẾN BẰNG DỎM THẰNG KIÊN CŨNG KHÔNG CÓ, chưa nói ở phương Tây thì điều đó là không thể. Xin nhắc lại - thằng Kiên muốn lấy lại mảnh bằng VN từ trường Đức mà chật vật không nổi, TIẾN SĨ GÌ THỨ NÓ. Một chi tiết ngoài nữa, đó là thằng Kiên "nổ" trên trang báo rằng con nó hiện giảng dạy tại Uni Mannheim, một trường thuộc hàng Harvard thì quả là tếu hết chỗ nói. Trong số các Unis hàng đầu của Đức, Uni Mannheim đứng thứ 10. Theo mình đây lại là một chi tiết rất đắt giá bởi nếu không có chi tiết này thì bộ mặt thằng Kiên sẽ lại khiếm khuyết một nét gì đó.

Cũng cần nói thêm rằng. Câu chuyện tiếu lâm về việc tốt nghiệp, đi làm với mức lương hàng trăm cây vàng/năm mà thằng Kiên viết ra cũng khôi hài như chính cái bằng Tiến sĩ của nó. Thưa với các bạn, từ xưa chưa khi nào du học sinh VN được phép ở lại sau khi học xong. Mãi tới cách đây chừng 5 năm, các nước EU mới có điều luật này. Bạn M.Đ.B được ở lại có thể coi là trường hợp hiếm DUY NHẤT vì bạn này học rất giỏi. Thầy của bạn này là một trong hai giáo sư toán lý thuyết lừng danh thế giới. Sau khi làm xong Tiến sĩ, do sự can thiệp của giáo sư, bạn này được Sở ngoại kiều cấp giấy phép cho ở lại làm việc với mức lương ban đầu chừng 7 cây vàng/tháng vào thời điểm vàng chừng trên 700 D-Mark khi chưa đổi tiền.

Tôi kể lại câu chuyện này thêm cho câu chuyện đã viết hôm rồi và nhân bài báo rất đáng giận CỦA THẰNG KIÊN hôm nay. Tôi chợt mường tượng. Nếu đọc được bài báo này thì bạn X, Tiến sĩ hóa hiện đang giảng dạy tại Sài gòn phải vật vã, nghiêng ngả vì cười. Nụ cười rất "đểu", vô cùng khinh mạn dành cho thằng Kiên.

Tấm bằng tiến sĩ ma của thằng Kiên chỉ có tôi, mấy bạn kia, vợ và em vợ thằng Kiên biết được (bởi em vợ Kiên sau đó được vợ nó đưa qua, cũng học Aufbausstudium để lấy lại bằng VN từ trường Đức). Bạn V.A đã lớn tuổi lại lấy chồng Tây không biết có còn sống tại VN. Bạn M.Đ.B học giỏi được phía Đức cho phép ở lại, hiện còn đang ở đây. Hai người tại VN có thể vạch mặt thằng Kiên đó là bạn X ở Sài gòn và bạn T.M.T.P hiện đang sống tại Đại học Thủy lợi, cạnh chùa Bộc. Rất đáng tiếc bạn M.T lại là đảng viên duy nhất kiêm bí thư chi bộ hồi đó do vậy chuyện bóc mẽ nhau là khó xảy ra, đặc biệt khi thằng Kiên đã là ông Phó chủ nhiệm Kinh tế cuốc hội hiện nay.

Tôi kể lại câu chuyện này trong tâm trạng hơi áy náy nhưng lại nghĩ. Câu chuyện của thằng Kiên là câu chuyện của quan chức VN hôm nay cần phải được bóc trần. Cũng như bộ mặt ghê tởm, thói đạo đức giả của chúng không thể cứ được tha thứ mãi.

Tin hay không, chia sẻ cho mọi người cùng biết hay tha cho thằng Kiên là tùy các bạn.

Việc của tôi đã xong. Thấy nhẹ lòng hơn chút.

Minh Chinh Bui

(FB. Minh Chinh Bui)

Bội chi ngân sách ‘thời Phúc’ tăng vọt so với ‘thời Dũng’?

Việt Nam – Calitoday News – Với dự toán bội chi ngân sách năm 2017 là khoảng 250 ngàn tỷ đồng, nếu tính cả phần chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách năm 2017, con số bội chi thực sự sẽ lên đến khoảng 420 ngàn tỷ đồng, chiếm đến khoảng 9% GDP, tức còn cao hơn hẳn mức bội chi kỷ lục “thời Nguyễn Tấn Dũng” vào năm 2013 là 6,6% GDP.
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Tấn Dũng-Nguyễn Xuân phúc
Khi nhận bó hoa tươi thắm từ người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2016, có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc đã không thể hình dung mình sẽ phải “đổ vỏ” khủng khiếp đến thế nào… Ảnh: Ba Sàm
Những con số uốn lượn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê đang cố tô vẽ bức tranh “bội chi ngân sách thấp nhất trong 6 năm trở lại” vào thời “chính phủ liêm khiết, kiến tạo và hành động” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Sau nửa đầu năm 2016, con số bội chi được các cơ quan trên công bố chỉ là 32 ngàn tỷ đồng. Còn tính đến thời điểm 15/8/2017, số bội chi chỉ là 40 ngàn tỷ đồng, đồng thời được hệ thống báo đảng tung hô như một thành tích lớn lao của thời “đổ vỏ”.

Công bằng mà xét, thủ tướng phải chịu gánh nặng quá lớn “đổ vỏ cho thời trước” là Nguyễn Xuân Phúc đã có một số cố gắng kéo giảm mức bội chi ngân sách bằng chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên (phần chi lương và phụ cấp cho đội ngũ công chức gần 3 triệu người), tiết giảm chi đầu tư phát triển, giảm biên chế…

Tuy thế, thực tế lại như ngược phản ông Phúc. Cho tới nay, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách vẫn chiếm đến 71% mà không hề thuyên giảm, bất kể số thu ngân sách đang có chiều hướng sụt giảm nhanh mà đã khiến đảng cầm quyền lẫn chính phủ cuống quýt tìm cách đè đầu dân tăng nhiều loại thuế như VAT (giá trị gia tăng), thuế sử dụng đất… Trong khi đó, đội ngũ công chức mà bị dư luận lên án “có đến 30% không làm gì cả mà vẫn lãnh lương” không những không giảm mà còn phình to hơn từ thời ông Phúc trở thành thủ tướng. Còn phần chi đầu tư phát triển, mà về thực chất là chi cho các công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, xây dựng cơ bản, trụ sở hành chính, bảo tàng, tượng đài… có bị cắt giảm phần nào, nhưng không phải là do “thành ý” của chính phủ mà bởi ngân sách đã khốn đốn đến mức chính giới quan chức chính phủ và quốc hội đã phải thừa nhận không còn biết tìm đâu ra tiền cho đầu tư phát triển nữa.

Một số chuyên gia kinh tế cũng phân tích theo một chiều kích phản ngược: bội chi 8 tháng đầu năm 2017 “giảm hẳn” là do xuất phát từ thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển chứ không phải đến từ việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của bộ máy nhà nước…

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia – một cơ quan trực thuộc chính phủ nhưng có cái nhìn và một số đánh giá tài chính tương đối độc lập hơn là quan điểm nặng thành tích của Bộ Tài chính, trong một báo cáo gần đây đã nhận định sở dĩ bội chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/8 chỉ có 40 ngàn tỷ đồng một phần do giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm, chỉ được 127.460 tỷ đồng, bằng 36,2% dự toán; cùng kỳ 2016 bằng 42,1% dự toán), và không tính chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách nhà nước từ năm tài khóa 2016.

Từ những con số và nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, người ta sẽ không khó nhận ra rằng nếu thực tế giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra theo đúng kế hoạch của Chính phủ, bội chi ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2017 sẽ là con số bằng với số bội chi hiện hữu 40.000 tỷ đồng cộng với số chi đầu tư phát triển khoảng 120.000 tỷ đồng, tức khoảng 160.000 tỷ đồng, tương đương bội chi 8 tháng đầu năm 2016 mà chẳng hề giảm đi chút nào.

Đó là chưa tính đến việc bội chi ngân sách năm 2017 không bao gồm chi trả nợ gốc.

Kế hoạch của chính phủ chi trả nợ gốc và lãi năm 2017 là khoảng 260 ngàn tỷ đồng, trong đó phần nợ gốc có thể chiếm khoảng 2/3 trong số đó, tức khoảng 170 ngàn tỷ đồng.

Với dự toán bội chi ngân sách năm 2017 là khoảng 250 ngàn tỷ đồng, nếu tính cả phần chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách năm 2017, con số bội chi thực sự sẽ lên đến khoảng 420 ngàn tỷ đồng, chiếm đến khoảng 9% GDP, tức còn cao hơn hẳn mức bội chi kỷ lục “thời Nguyễn Tấn Dũng” vào năm 2013 là 6,6% GDP.

Cần nhắc lại, mức bội chi giới hạn trên – bị xem là nguy hiểm theo quy định của Liên hiệp quốc – là 5% GDP.

Hẳn đó là lý do tại sao từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài chính đã quyết định không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố “ép” tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống.

Đó cũng là nguồn cơn chính yếu để gần một năm sau cuộc chuyển giao quyền lực chính phủ Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu có những phát ngôn “lạ” về kinh tế ngay vào khoảng thời gian chuyển thời giữa năm 2016 và 2017: “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và đặc biệt là ông cảnh báo tương lai “Sụp đổ tài khóa quốc gia.”

Kể từ cơn khủng hoảng giá – lương – tiền 1985, có lẽ chưa bao giờ ngân sách Việt Nam lại rơi vào thảm trạng quay quắt như giờ đây. Gần đây, một nguồn giấu tên tiết lộ một sự thật chẳng mấy người muốn tin: Việt Nam vỡ nợ không còn là “nguy cơ” nữa, mà đã trở nên hiện hữu.

Thiền Lâm



(Calitoday News)

Trump và cuộc trò chuyện với con trai

Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ.

 "Trump và cuộc trò chuyện với con trai". Anh minh hoa: Nguồn tư liệu

Đối với một số phụ huynh ở Mỹ, việc giải thích cho con cái mình hiểu điều vừa mới xảy ra trên chính trường không phải là điều dễ dàng. Henry gọi. Nó thường vẫn hay gọi ba mỗi khi có điều gì đó cựa quậy trong đầu nó. Bạn bè của nó trong ký túc xá phẫn uất và thất vọng. “Tụi nó không hiểu điều gì vừa xảy ra”, Henry nói. Con cũng không hiểu. Con tưởng là mình đã nắm bắt được điều gì đó trong quy trình chính trị của đất nước này nhưng hóa ra con không hiểu gì cả. Henry bỏ phiếu cho Clinton. Nó biết ba bỏ phiếu cho Trump. Nó muốn nghe giải thích từ ba.

“Không nên có những phản ứng xúc cảm đối với chính trị”, đó là điều đầu tiên tôi nói với con trai tôi. Xúc cảm là thứ quá quý giá, không nên đầu tư xúc cảm vào chính trị. Ứng cử viên mà chúng ta ủng hộ có thể thắng, có thể thua. Điều này là bình thường. Biết chấp nhận thất bại mà không phẫn uất, biết bày tỏ sự tôn trọng đối với những người vừa thắng là dấu chỉ của sự trưởng thành. Cuộc sống tiếp tục. Nếu lần này ứng cử viên đại diện cho những vấn đề mình quan tâm chưa thắng thì mình tiếp tục cuộc đấu tranh. “Ba và bạn bè vật lộn với một quyền lực chính trị thối nát hai mươi năm nay mà đã thắng trận nào đâu”, tôi đùa.

Vấn đề thứ hai là phải hiểu lại khái niệm “lãnh đạo chính trị”. Người ta thất vọng và phẫn uất vì người ta trông đợi quá nhiều vào lãnh đạo chính trị – chính khách. Trừ khi một người muốn tham chính, hoặc muốn con cái họ tham chính, không có lý do gì người đó dạy con cái mình phải xem chính khách là khuôn mẫu sống. Nếu con cần phải tìm những khuôn mẫu cho cuộc sống của mình, ngay cả khi con muốn trở thành chính khách, con nên tìm ở nơi khác, trong tôn giáo, trong nhà trường, trong các không gian sáng tạo và cống hiến chẳng hạn. Cái thói quen xem chính khách là khuôn mẫu của cuộc sống là một di sản bộ lạc. Chính khách, với quyền lực trong tay, đã áp đặt loại khuôn mẫu này lên đám đông để phục vụ cho chính họ. Cái tâm lý thờ phượng quyền lực của đám đông củng cố nó. Khi nào con nghe ai đó nói về chính khách nào đó như một đại diện cho các giá trị đạo đức của họ thì con nên bày tỏ sự thương hại đối với người đó; người này chưa vượt ra khỏi tuy duy bộ lạc.

Chúng ta chỉ nên xem chính khách như những công cụ chính trị để đấu tranh, để giành lại, để đạt tới những nguyên tắc công lý xã hội mà mình nhắm đến. Đây là nội hàm căn bản nhất của dân chủ. Người thật sự lãnh đạo đất nước là người dân, là chúng ta chứ không phải chính khách. Khi một chính khách nào đó không còn phục vụ những mục tiêu công lý của chúng ta thì chúng ta loại họ ra. Các định chế dân chủ cho phép chúng ta làm điều đó. Đây là lý do tại sao nước Mỹ của chúng ta vĩ đại.

Nếu con nhìn thắng lợi hôm nay của Trump từ góc độ này thì vấn đề không còn bí ẩn, khó hiểu nữa: một khối đông cử tri, trong đó có ba, đã không quan tâm đến con người cá nhân của Trump và chọn Trump như một công cụ chính trị để đấu tranh và giành lại công lý cho mình. Clinton có để là một người đức hạnh hơn, theo cách nhìn nào đó, nhưng Clinton không đại diện cho các giá trị công lý của họ. Vấn đề chỉ đơn giản như thế.

Khối đông cử tri này đã bị bỏ rơi quá lâu. Tiếng nói của họ đã bị phớt lờ quá lâu. Cái gọi là tiến trình “toàn cầu hóa”, mà trên thực tế chỉ tiến trình làm giàu cho đám đã có sẵn tiền, đã gạt họ sang bên lề. Từ Clinton đến Bush đến Obama, suốt hơn hai mươi năm nay, những lời hứa hẹn rơi vào khoảng không. Họ không còn tin vào đám quyền lực chính thống ở Washington DC nữa. Họ muốn một người bên ngoài biết lắng nghe họ. Và họ chọn Trump. Những người không đồng ý với họ có thể không hiểu tại sao họ chọn một người như Trump. Nhưng đó lại là mấu chốt của xung đột này, như đã nói ở trên: họ chọn một công cụ chứ không chọn một khuôn mẫu.

Họ không phải là những người ngây thơ. Họ hiểu rất rõ những hứa hẹn của Trump và tính khả thi của nó. Nước Mỹ, với những định chế và truyền thống chính trị đã được thiết lập, ví như một con tàu lớn vậy: rất khó để đổi hướng. Ở những quốc gia khác, do truyền thống hay định chế, chỉ cần người lãnh đạo muốn thay đổi là thay đổi được ngay. Nước Mỹ không thế, rất khó để có thể thay đổi bất cứ điều gì. Sự bất công của hệ thống kinh tế hiện nay có nguồn gốc từ thời Bill Clinton. Nó cũng sẽ mất chừng đó thời gian để làm giảm hay xóa bỏ nó. Trong bốn năm, Trump, như tất cả những tổng thống của nước Mỹ, sẽ không làm gì được nhiều. Thậm chí có thể ông ta sẽ không làm được gì cả trong nhiệm kỳ này. Nhưng điều đó không quan trọng bằng điều này: những người đang đòi lại công lý đã tìm ra một gương mặt trong giới quyền lực biết lắng nghe họ.

“Tại sao không ai nhìn ra điều đang đến này”, con hỏi. Thật ra nói “không ai nhận ra” chỉ là cách nói để khỏa lấp thiên kiến của mình. Người ta thường chỉ thấy điều người ta muốn thấy. Một khối người đông đảo như thế, gióng tiếng nói đòi công lý cho họ trong một thời gian lâu như thế. Và “không ai nhận ra”? Không phải đâu con. Chỉ là những người nhận ra điều này không có tiếng nói chứ không phải không ai nhận ra.

Sự kiện “Trump” hôm nay, như sự kiện Brexit trước đó, như sự kiện Mùa Xuân Ả Rập trước đó nữa, như sự sụp đổ của khối cộng sản trước đó nữa, là những minh chứng cho thấy những người tự cho rằng họ hiểu thế giới này đã có khi không hiểu. Những bộ óc ưu tú nhất đã không thấy trước được sự sụp đổ của cộng sản. Họ đã không thấy trước được cuộc nổi dậy của người dân Ả Rập. Họ đã ko dự đoán được Brexit. Và hôm nay, ít nhất là qua cách họ bày tỏ, họ thật sự ngạc nhiên về Trump. Những hiện tượng này cho chúng ta thấy điều gì? Có hai chuyện: Một, những người có tiếng nói – đám trí thức, đám nghệ sĩ, đám doanh nghiệp, đám truyền thông chính thống, nói chung là đám tầng lớp trên – thường đồng sàng đồng mộng với quyền lực. Họ thấy cái quyền lực muốn đám đông thấy. Họ nói cái quyền lực muốn đám đông nghe. Rồi có lúc nào đó, như lúc này, họ đã bỏ rơi đám đông (và bị đám đông bỏ rơi). Và hai, quan trọng hơn: lịch sử bao giờ cũng được tạo nên bởi đám đông im lặng. Đám trí thức và truyền thông rất giỏi giải thích điều đã xảy nhưng ít khi có khả năng tiên đoán điều sẽ đến. Đám doanh nghiệp sẽ cứ làm giàu trong tất cả mọi trường hợp.

“Rồi tương lai sẽ thế nào?” Không thế nào cả. Như Tổng thống Obama nói sáng nay, ngày mai mặt trời vẫn mọc và nước Mỹ vẫn là một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất này. Những người tin vào truyền thống và các định chế chính trị của nước Mỹ vẫn tin vào tương lai của nó. Cuộc chạy đua đã qua, và cũng như những lần trước, cùng đi qua với nó là những rác rưởi đã làm tác động đến xúc cảm của nhiều người. Nước Mỹ sẽ trở lại là một như nó đã từng là một trước đó: một thực thể sinh động của nhiều ý tưởng đối ngược nhau. Nhưng chính điều này đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Như đã nói, có thể phải mất hơn hai mươi năm kế tiếp để xóa bỏ những bất công được tạo nên trong hơn mươi năm qua. Hy vọng của chúng ta là Trump có thể đặt viên gạch đầu tiên để làm nên con lộ đó.

Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ.

Con nói với bạn bè là hãy tin tưởng vào tương lai. Thắng lợi của Trump, trên hết, là thắng lợi của một nền dân chủ trưởng thành. Thắng lợi đó có phần đóng góp rất lớn của những người đã không bỏ phiếu cho Trump.

Nước Mỹ là một vài quốc gia ít ỏi trên trái đất này cho phép mỗi chúng ta có cơ hội đấu tranh cho điều mình tin. Nếu con và bạn bè tin vào điều gì đó thì cứ tiếp tục đấu tranh cho nó. Một ngày nào đó, nếu điều con tin là chính đáng, con sẽ thành công. Nước Mỹ bảo đảm cho con và bạn bè của con điều đó.

Đừng sợ tương lai!

© Trần Minh Khôi

Đang "ế khách", vẫn xây thêm bảo tàng nghìn tỉ

LĐO | Phối cảnh tổng thể của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trong khi nhiều bảo tàng hiện đang hoạt động không hiệu quả, vắng khách, liệu có cần thiết bỏ ra hàng chục nghìn tỉ xây dựng một bảo tàng mới, trong khi đất nước còn nhiều khó khăn?
Nhiều ưu thế, nhưng vẫn “ế”
9h sáng 8.9, chúng tôi ghé thăm Bảo tàng Lịch sử quốc gia (cơ sở số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) và chứng kiến cảnh “đìu hiu” tại đây. Trong hơn 1 tiếng, chỉ thấy có vài khách tới mua vé tham quan, chủ yếu là người nước ngoài.
Đây là bảo tàng có nhiều ưu thế mà các nơi khác không có: Vị trí đẹp, kiến trúc tòa nhà được đánh giá cao, hiện vật phong phú.
Bảo tàng lịch sử quốc gia nằm ở vị trí đắc địa, nhưng vắng khách. Ảnh:N.Hà
Trước đó, bảo tàng này còn thông báo sẽ đóng cửa vào thứ hai hàng tuần để tiết kiệm chi phí, nhưng bị Bộ VHTTDL “tuýt còi”. Theo giải thích của đại diện bảo tàng, khách thưa vắng quá, nên tính chuyện nghỉ một ngày để tiết kiệm.
Tình trạng “ế khách” cũng xảy ra với Bảo tàng Hà Nội (huyện Từ Liêm, Hà Nội). Theo thông tin của một nhân viên lễ tân Bảo tàng, nếu không đi theo tour định sẵn, thì lượt khách đi lẻ rất ít.
Lâu nay chúng ta vẫn đổ tại người dân không mặn mà với bảo tàng, tuy nhiên, KTS Nguyễn Thế Khải – nguyên Giám đốc Trung tâm quy hoạch vùng và đô thị (Bộ Xây dựng) – đặt câu hỏi: Tại sao Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học luôn tấp nập khách? Hay Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TPHCM) đã tự chủ kinh phí nhiều năm luôn làm ăn có lãi?
“Tôi nghĩ các bảo tàng cần nâng cao tính chuyên nghiệp, chủ động. Đổi mới cách trình bày, hiện vật phải phong phú là một chuyện, mà cũng cần tích cực làm marketing” – ông Khải chia sẻ.
Xây thêm bảo tàng lúc này là chưa cần thiết!
Những ngày qua việc Bộ Xây dựng "kêu cứu" lên Thủ tướng vì dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bị “kẹt vốn” đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Sự việc “nóng” là bởi công trình này có kinh phí lên đến 11.000 tỉ đồng.
Các bảo tàng hiện có hoạt động chưa hết công năng, xây thêm một “siêu bảo tàng” liệu có cần thiết? Trả lời câu hỏi này, KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - nhận định: “Việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia lúc này là chưa cần thiết”.
Ông Thông cho rằng, hiện nay việc xây dựng bảo tàng ở nước ta đang làm theo quy trình ngược. Thông thường, cần phải có một kịch bản trưng bày trước, sau đó mới xây dựng công trình, còn chúng ta lại xây dựng cơ bản trước, không chuẩn bị nội dung một cách đầy đủ. Điều này đã dẫn đến tình trạng xây xong không biết trưng bày cái gì, vỏ đẹp “nhưng ruột rỗng”. Đó cũng là một sự lãng phí!
ĐẶNG CHUNG