Ông Nghị nói ngược: ‘Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nhà chính trị’
Thứ Bảy, 09/09/2017, 08:37
Năm 1997, sau khi bảo vệ xong luận án tiến sĩ và đang làm việc ở mức lương tương được hơn 100 cây vàng/năm thời đó, ông Nguyễn Đức Kiên lại quyết định về Việt Nam làm công chức Nhà nước. Cùng tới Đức năm 1992, ông Kiên là nghiên cứu sinh Việt Nam duy nhất trở về.
Thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên trở về Việt Nam làm việc tại Ban Kinh tế Trung ương (1997) cũng đúng lúc đất nước bắt đầu chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái Lan. Vị Tiến sĩ tốt nghiệp tại Đức phải làm quen với mức lương chuyên viên bình thường (khoảng vài trăm nghìn đồng/tháng) và môi trường làm việc mới.
Chia sẻ về lý do trở về Việt Nam, ông Kiên nói: “Mùa hè năm 1997, khi về nước chơi, tôi có tới thăm các thủ trưởng cũ và nhận được lời khuyên: ‘Trong 6-7 năm cậu đi thì đất nước khác lắm rồi, đổi mới rồi. Cậu về sẽ đóng góp được nhiều cho đất nước và đúng sở trường’. Tôi rất phấn khích lúc đó, rồi quyết định bỏ việc ở Đức và về nước”. Năm 1991 và 1992, tới Đức học và làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ có 4 người Việt Nam nhưng chỉ có ông Kiên trở về nước.
Cơ duyên chính trị của anh thầy giáo
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tự động hóa, ông Kiên ở lại Đại học Giao thông Vận tải làm giảng viên. Tuy nhiên, năm 1984 khi thực hiện chủ trương cải cách giáo dục và các trường đại học về Bộ Giáo dục Đào tạo, giảng viên Kiên cùng với thầy trưởng khoa của mình GS.TS Lã Ngọc Khuê chuyển về Bộ Giao thông Vận tải (sau này ông Khuê trở thành Thứ trưởng). Cựu giảng viên chia sẻ: “Tôi cũng tâm tư khi chuyển vì vẫn thích làm giáo viên, gia đình tôi cũng toàn làm nghiên cứu chứ không làm quản lý (bố mẹ ông Kiên đều làm nghề giáo: mẹ làm giảng viên bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội, bố là Giáo sư Bệnh viện Hữu Nghị, Chủ tịch Hội hóa sinh miền Bắc)”.
Sự nghiệp chính trị của ông Kiên bắt đầu từ “bước chuyển tâm tư” và đánh dấu với việc phụ trách một sự kiện khá đặc biệt thời kỳ đó là kiểm định cầu Thăng Long. Năm ấy, lần đầu tiên Liên Xô hỗ trợ cho Việt Nam kiểm định cầu bằng điện tử. Trước đó, chưa có một sự kiện kiểm định cầu nào được tổ chức đặc biệt như thế. 50 dattric điện tử được gắn vào các dầm cầu Thăng Long. 60 ô tô ở tầng hai của cầu gồm nhiều xe bò ma đủ tải trọng, mỗi cánh gà tầng dưới có 6 xe bò ma nữa, 2 đoàn tàu trên đường ray đôi được bố trí để thử tải trọng.
Khi cờ báo hiệu được phất, tất cả các phương tiện đang chạy, đột ngột phanh gấp từ tốc độ 60km/h. Cuộc kiểm nghiệm cầu Thăng Long kết thúc sau những thử tĩnh và thử động trên từng dầm. Không một bước nào trong quy trình kiểm nghiệm được làm qua loa… “Đó là một kỷ niệm khó quên đối với tôi”, ông Kiên tâm sự về buổi kiểm nghiệm được coi là “hoành tráng nhất” mà ông từng biết “cho đến tận bây giờ”.
Thời gian ở Bộ Giao thông Vận tải của thầy giáo này kéo dài hơn 6 năm. Tìm được học bổng chuyên ngành quy hoạch giao thông, năm 1991, ông Kiên tới CHLB Đức du học theo chương trình cao học. Giải thích về lý do chọn CHLB Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết bị ảnh hưởng từ kinh nghiệm của bố đã làm nghiên cứu sinh ở Cộng hòa dân chủ Đức và phương pháp làm việc của các chuyên gia Cộng hóa dân chủ Đức khi sang công tác tại Việt Nam (ông Kiên sang học khi nước Đức đã thống nhất).
Tại CHLB Đức, sau khi học hết chương trình cao học, ông Kiên thi tiếp nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông ở lại Đức làm việc và lúc về nước đang ở mức tương đương hơn 100 cây vàng thời đó.
Vị đại biểu Quốc hội chuyên trách tâm sự: “Học tập và làm việc ở Đức, tôi ngấm 2 tính cách: kỷ luật và nói thẳng. Người Đức sẽ nói ‘Tuần này, Kiên đi muộn 3 lần’ chứ không nói kiểu ‘Kiên thì tốt đấy, nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm là hay đi muộn’. Điều này đôi khi lại trở thành nhược điểm của tôi”.
Ngã rẽ cuộc đời
Cuối năm 1997, phấn khích với chia sẻ của các thủ trưởng cũ, ông Kiên bỏ việc ở CHLB Đức về Việt Nam và làm chuyên viên tại Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương. Vợ và 2 con ông Kiên vẫn ở lại CHLB Đức (con trai lớn hiện là giảng viên Đại học Mannheim – trường được coi là Havard của nước Đức, con gái đang học năm thứ 2 đại học).
Năm đó, ông Kiên là người trẻ nhất Vụ (37 tuổi) và trở thành nhân tố mới. Lãnh đạo, chuyên viên cao cấp tại đây thường có kinh nghiệm làm quản lý Nhà nước nhiều năm ở cơ quan khác, hoặc tối thiểu là giám đốc ty Công nghiệp tỉnh.
Ở Vụ Công nghiệp, “nhân tố mới” chia sẻ, ông cảm thấy rất may mắn. “Môi trường tại đây thẳng thắn không khác gì ở Đức” và “các anh đều tận tình chia sẻ kinh nghiệm cũng như cách làm việc, mà nhờ đó mình có cơ hội thể hiện được năng lực cũng như kiến thức mới”, ông Kiên tâm sự. Chỉ sau vài tháng, ông Kiên được chuyển lên chuyên viên chính và sau đó thăng tiến rất nhanh tại Ban Kinh tế Trung ương. Chỉ sau 6 năm, ông Kiên đã được bổ nhiệm từ chuyên viên lên giữ chức Vụ trưởng Vụ Công nghiệp.
Tháng 1/2007, Ban Kinh tế Trung ương được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng. Lúc đó, ông Kiên cùng 4 vị Vụ trưởng khác chuyển sang Quốc hội và đi ứng cử tại các địa phương. Ông Kiên là đại biểu Quốc hội được ứng cử tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong số các Vụ trưởng, ông Kiên là cán bộ duy nhất đáp ứng đủ điều kiện luận chuyển và được phân công giữ chức Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vào đầu năm 2008 và sau đó được Đại hội Đảng bộ tỉnh bầu là Phó Bí thư tỉnh ủy.
Về địa phương, ông Kiên nhanh chóng phải làm quen với nhiều thứ mới mẻ từ ngôn ngữ (cách nói pha lẫn tiếng phổ thông và tiếng Khơ me), kỹ thuật làm nông (ngành kinh tế chính của Sóc Trăng)… đến cách điều hành đặc thù của một lãnh đạo tỉnh. Tuy nhiên, cú sốc đến với ông Kiên khi thực hiện trách nhiệm của một đai biểu Quốc hội chuyên trách.
“Quốc hội của năm 2007 và năm 2017 đã có sự đổi mới kinh khủng. Khi còn ở Ban Kinh tế Trung ương, tôi được quyền tham dự cuộc họp của lãnh đạo, được quyền tiếp cận bất cứ thông tin nào của các Bộ bởi Đảng chỉ đạo theo nghị quyết và các điểm nóng. Thế nhưng, khi sang Quốc hội thì thấy ngay là việc tiếp cận thông tin với các Bộ và Chính phủ là rất khó và phải theo chuyên đề”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế tâm sự về thời kỳ đầu làm chuyên trách.
Thực tế, việc rẽ ngang sang Quốc hội cũng là “một tâm tư lớn” với ông Kiên khi sự nghiệp tại Ban Kinh tế Trung ương đang rất rộng mở vào cuối năm 2006. Thế nhưng, với ông Kiên có lẽ đó là cái duyên của một người thích làm nghiên cứu.
Phát biểu “lạ” về nợ công
Trở thành một đại biểu Quốc hội chuyên trách nhưng “ông nghị” Nguyễn Đức Kiên chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi nghĩ mình là một nhà chính trị cả. Đến thời điểm này tôi vẫn là một người làm công tác nghiên cứu. Những trao đổi tại hội thảo hay phát biểu tại hội trường Quốc hội đều xuất phát từ khoa học, kết quả nghiên cứu, tôi không phát biểu theo cảm tính”.
Tuy nhiên, ngay cả khi phát biểu dựa vào những nghiên cứu khoa học, ông Kiên cũng có những lần “rất đắn đo và nhiều suy tư”. Cuối năm 2014, trong phiên thảo luận tại hội trường về hình lại tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015, ông nghị này phát biểu đầu tiên và đưa ra các nhận xét “lạ” (vào thời điểm đó) về nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Hôm đó, ông Kiên đã đưa ra các con số cho thấy tốc độ tăng của nợ công gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế và khi nợ công càng cao, vốn đầu tư càng lớn thì tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2001 đến 2011 đều giảm dần. Đây là những đánh giá mà theo nghị sĩ tỉnh Sóc Trăng là “không trùng với báo cáo của Chính phủ cũng như văn kiện Đại hội Đảng”.
Theo phân tích của ông Kiên, nhìn lại kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 có 11 chỉ tiêu đạt kế hoạch, chủ yếu là chỉ tiêu về tiêu tiền nhưng tổng chỉ tiêu sản xuất để làm ra tiền thì không đạt. “Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, chúng ta cứ đưa ra những chỉ tiêu để tiêu tiền, đảm bảo các mục tiêu khác thì liệu chúng ta có nuôi được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước không?”, đại biểu này đặt câu hỏi.
Cũng từ đó, nghị sĩ này đề nghị cần phải nói rõ hơn về nợ công. Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, bắt đầu từ năm 2011, Việt Nam phải phát hành trái phiếu để đảo nợ và nói đến tỉ lệ nợ công bằng 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng 65% GDP là mức đề ra trong Chiến lược nợ công của Thủ tướng Chính phủ quy định đến năm 2020 chứ không phải đến năm 2015. Từ đó, đại biểu Kiên đặt câu hỏi: “Có phải chúng ta đã tiêu hết tiền của 6 năm về sau không?”.
Một năm sau đó, trước nhiều ý kiến ủng hộ việc phát hành trái phiếu quốc tế 3 tỷ USD để tái cơ cấu danh mục nợ của Chính phủ, ông Kiên (lúc đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) cũng lưu ý các đại biểu về Luật Quản lý nợ công và giá phát hành. Đại biểu Sóc Trăng cho biết, quy định hiện nay không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam. Thêm nữa, việc tính toán phát hành trái phiếu quốc tế thì rẻ hơn trong nước là chưa chắc chắn.
Ông Kiên phân tích, theo báo cáo của Chính phủ hiện nay (năm 2015) lợi suất trái phiếu đang phát hành khoảng hơn 6% cộng thêm chi phí phát hành, cộng thêm biến động tỷ giá và so sánh lại với trái phiếu đang phát hành trong nội địa, thì sẽ thấy được ngay giá đắt hay rẻ. Nghị sĩ này dẫn thêm số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi cho các đại biểu Quốc hội về tỷ giá năm 2009 là 16.000 đồng/USD và năm 2015 (thời điểm phát biểu) lên 22.350 đồng/USD. “Nếu cộng thêm biến đổi tỷ giá đó thì chưa chắc đã rẻ”, ông Kiên nhận xét.
Tâm sự về “nghề ông nghị” và Facebook
Chia sẻ về “nghề ông nghị” của mình, vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội tâm sự: “Quốc hội phải làm việc theo luật và cơ chế đồng thuận, mà đại biểu kiêm nhiệm nhiều hơn đại biểu chuyên trách. Khi đưa ra các giải pháp, các đại biểu kiêm nhiệm, phần nhiều ở địa phương sẽ có tính chất cục bộ”. Cũng vì thế, ông Kiên cho rằng, có những phát biểu, nghiên cứu dù mang tính khoa học với số liệu chứng minh không phải lúc nào cũng được chấp nhận bởi số đông đại biểu và “đó là một thực tế”.
Chia sẻ thêm về những phiên phát biểu tại hội trường có truyền hình trực tiếp, ông Kiên nói: “Gần 500 đại biểu nhưng ai cũng muốn phát biểu thì phải chia phút ra, mà đã chia mỗi người 7 phút thì không phát biểu sâu được và như vậy sẽ khó thuyết phục. Đó là một cơ chế đầy mâu thuẫn”.
Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội luôn nghĩ mình là một nhà nghiên cứu tìm thấy những niềm vui đặc biệt khi thực hiện công việc của mình. “Điều sướng nhất là phát hiện được các vấn đề mang tính lý luận từ những hiện tượng nhỏ lẻ, rải rác ở các địa phương, các ngành, rồi đưa ra được giải pháp xử lý và được chấp nhận”, ông Kiên nói.
Vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của facebook tại Việt Nam, những câu chuyện trên nghị trường Quốc hội cũng được bàn luận xôm tụ nhiều hơn trước và như ông Kiên nhận xét: “Với một số đại biểu nó tác động rất lớn, tạo ra dư luận rất khó phân biệt được đúng sai”. Thế nhưng, nghị sĩ này bình luận: “Người ta gọi là anh hùng bàn phím chứ không gọi là anh hùng đời thường là có lý do. Khi ngồi ở bàn phím thì ông nói như một nhà đạo đức, như một nhà kinh tế… nhưng rời khỏi bàn phím thì như trẻ con nói với nhau là ‘Thôi mày lộ nguyên hình ra đi!’ (cười)”.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế dẫn lời của Phó Chủ tịch Đảng SPD (Đức) – “Số lượng người sử dụng mạng xã hội không phải là thước đo để đánh giá trình độ công nghệ 4.0 của một quốc gia”, và nói thêm: “Tôi tán thành nhận xét đó”.
Thằng Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế
Ông Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế???
Ông Nguyễn Đức Kiên - Tiến sĩ kinh tế Kiên - Phó chủ nhiệm Kiên - Những phát ngôn ngu xuẩn và thằng Kiên ngày nào.
Sở dĩ mình gọi nó là thằng Kiên bởi mình với nó biết nhau. Hồi trước, khi còn bám váy vợ ở Đức, thằng Kiên có qua lại nhà mình, đã ăn uống, qua lại với nhau nên mình rõ về nó.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
Số là vợ thằng Kiên con nhà quan. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi VN đưa lao động sang đông Âu thì vợ thằng Kiên được cho đi làm đội trưởng một đơn vị lao động mặc dù chẳng biết một từ tiếng Đức. Hồi ấy nước ta còn nghèo. Con quan chưa một phát lên quan như bây giờ thì đi Tây là nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ thằng Kiên không nhận tiền đền bù mà chạy sang Tây Đức. Sau khi ổn định công việc, vợ thằng Kiên đón chồng, con qua "đoàn tụ". Hồi ấy chả biết thằng Kiên có việc làm ở VN hay chưa, chỉ biết sau khi ất ơ bám vợ một thời gian thì, có thể thấy mình thừa thãi, thằng Kiên xin đi học Aufbaustudium, một dạng học nâng cao để lấy bằng Đức - cái bằng nghe nói là kỹ sư giao thông ở VN trước đó. Sau ba năm vật vờ, chắc không nói nổi ba câu chào bằng tiếng Đức, thằng Kiên bỏ học, không bằng. Rồi biến động xảy ra, rồi VN ầm ầm đổi mới, rồi tin tức từ nhà đưa qua rằng ở VN bây giờ dễ làm ăn lắm, nhất là làm quan. Đang yên lành với vợ con ở Đức, thằng Kiên nằng nặc đòi "hồi hương" - một mình. Chắc biết chồng là thằng thế nào, vợ thằng Kiên chấp nhận cho thằng Kiên về lại VN với điều kiện phải ôm theo một đứa con làm thanh tra....bố.
Rồi mấy bữa sau thấy đồn rằng thằng Kiên vừa từ Đức về hôm qua, cái thằng Kiên không bằng cấp của Đức, trên răng, dưới..ấy bỗng dưng thành Tiến sĩ Kiên, mà tiến sĩ kinh tế mới kinh. Mình chả tin, nhưng có người cho xem cạc vi dít thì rõ ràng từ Frankfurt nó là thằng Kiên, về đến Nội Bài đã hóa ra Tiến sĩ. Rồi nhờ là con cha, cháu ông, thằng Kiên nhảy bụp phát vào Ban tổ chức Trung ương, thuộc Ban Kinh Tế.
Mình vốn dĩ có gần 4 năm sống ở tập thể Ban tổ chức T.Ư, thường xuyên vào đọc sách tại thư viện Ban Tổ Chức T.Ư, mọi chú, bác hàng xóm đều là chuyên viên to nên biết qua cái uy quyền và đặc lợi vô biên của Ban Tổ Chức.
Vậy là thằng Kiên, qua mấy tháng rời tư bản giãy chết, nghiễm nhiên thành Tiến sĩ kinh tế, cán bộ Ban kinh tế T.Ư thuộc Ban tổ chức T.Ư - viết tắt là CP2, quyền uy nghiêng trời, lệch đất. Rồi với cái phao gia đình cộng với chất láu lỉnh vốn có, thằng Kiên dần dần thành ông Kiên và từ vài nhiệm kỳ cuốc hội, nay thằng Kiên đã chắc chân với xuất Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế cuốc hội, một chức vụ, địa vị mà ngày xưa khối bậc lão thành, tiền CM vào tù, ra tội mơ ước cũng không với tới được.
Phải chi thằng Kiên...im mẹ đi thì không nói. Đằng này cứ thỉnh thoảng thằng Kiên lại phun ra một phát ngôn để đời đại loại "Phải làm đường sắt tốc độ cao vì nó đã ở tây, nó biết... "Cán bộ tây" thậm chí dùng máy bay công đi làm thì cán bộ ta chạy xe công đắt tiền là cái đinh. Trả phí BOT bằng tiền lẻ là có vấn đề về nọ về kia về đạo đức và cái phát ngôn THẬM NGU hôm nay, trên kia.
Mình chỉ biết một điều rằng, vợ và hai con thằng Kiên đã lại đoàn tụ từ lâu tại Đức. Con cái thằng Kiên đã học hành xong xuôi, đi làm tại Đức. Thằng Kiên ở VN (nghe đồn) rất giàu, nhà đất mênh mông. Nói dại, mai kia lỡ thằng Tập ngứa mũi, đem quân sang tận Gia Lâm, Đông Anh bắn đạn thật thì các bạn thân mến, các bạn cứ ở nhà mà quan ngại. Thằng Kiên nó đã tếch mẹ nó từ đời nào...sang Đức TÁI ĐOÀN TỤ VỢ CON.
Bái bai nhân dân nhé.
Nguồn: FB Minh Chinh Bui/Góc nhìn Báo chí - Công dân
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
LẠI CHUYỆN ÔNG NGHỊ KIÊN, CHÍNH KHÁCH KIÊN VÀ THẰNG KIÊN NĂM NÀO!
Ông nghị Kiên, nói ngược hay nói láo?
Cách đây hai ngày, 07.09 tôi có viết về thằng Kiên, nghị sĩ cuốc hội VN hiện nay. Sở dĩ tôi vẫn gọi nó là thằng Kiên bởi như đã nói với các bạn, chúng tôi biết nhau, hơn nữa về tuổi tác, thằng Kiên là bậc em nên theo nếp cũ, từ đây tôi vẫn gọi nó là thằng Kiên cho thân mật.
Tôi không nghĩ vì bài mình viết trên Góc nhìn Báo chí - Công dân hôm 07.09 mà ngày hôm nay 09.09 đột nhiên tại Việt nam xuất hiện bài báo "Ông nghị nói ngược...." tuy nhiên tôi rất hồ nghi phản ứng này bởi tôi biết, rất có thể thằng Kiên đã biết được điều tôi nói và qua nay kiếm một cây bút (nô) nào đó, với vài triệu bạc, chữa cháy hay chống chế thay. Trước hết rất cám ơn bạn Nguyễn Hùng sớm nay đã đăng bài báo để tôi biết được sự xuất hiện của nó.
Trước hết mong các bạn hãy đọc lại một lần nữa bài báo "Ông nghị nói ngược..." dưới đây. Phần tôi sẽ trả lời từng chi tiết bài báo (rất láo) này. Về câu chuyện đi làm nghiên cứu sinh mà thằng Kiên dựng lên, tôi đã nói hôm 07.09 cũng tại trang Góc nhìn Báo chí..này, nay chỉ nói lại để những ai chưa đọc được rõ.
Vợ thằng Kiên đi lao động hợp tác tại DDR cũ, thay vì nhận tiền đền bù về nước, vợ Kiên sang Tây Đức, định cư tại gần thành phố Karlsruhe, tiểu bang Baden-Württemberg (xin lỗi vì luật bảo vệ dữ kiện, không thể viết rõ hơn). Karlsruhe là thành phố lớn với rất nhiều trường Đại học trong đó số lượng sinh viên luôn là 50 ngàn trên tổng số chừng hơn 300 ngàn dân. Bài báo nói đúng, đó là vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tại Karlsruhe có 4 nghiên cứu sinh VN. Bốn bạn đó gồm 1. bạn V.A sinh năm 1957, nghiên cứu sinh Kiến trúc đô thị, 2. bạn M.Đ.B nghiên cứu sinh toán - dòng chảy, 3. bạn T.M.T.P từ Đại học Thủy lợi - cạnh Chùa Bộc, đường Tây Sơn và nhân vật thứ 4, bạn X, kỹ sư Hóa học ở Tiệp, về VN giảng dạy tại Đại học tổng hợp Sài gòn sau đó qua làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Hóa tại Uni Karlsruhe.
Tôi đặt bạn X cuối cùng vì muốn nói thêm về bạn mà tôi rất quí này. X trẻ nhất, sinh 1963, học rất giỏi và hết sức ngang tàng. Có lẽ đã từng ở Tiệp do đó việc các bạn rủ nhau vào đảng với X là chuyện lạ lùng, đáng khinh bỉ. X hay chọc, mà chọc rất ác các "đồng chí" từ VN qua. X rất thẳng thắn, người Hà nội gốc. So với hội sinh năm 1961 (gồm cả vợ chồng Kiên) thì X lúc nào cũng coi cả đám như bằng lứa tuy kém 2 tuổi. Ngoài 4 người từ VN qua Đức làm nghiên cứu sinh thì vợ chồng Kiên và chúng tôi là dân ngoại đạo. Vợ chồng Kiên như đã nói ở trên. Tôi đưa vợ con từ Tiệp khắc qua Đức sinh sống, ở Karlsruhe. Do tất cả đã cùng sống, sinh ra, làm việc tại Hà nội nên chúng tôi quen thân với nhau. Một phần cũng bởi hồi đó chưa có đông người Việt. Thực ra tôi không thân với vợ chồng Kiên bởi vợ chồng nó ở ngoại thành, cách Karlsruhe hơn 15km. Chúng tôi thân thiết với mấy bạn kia hơn. Hầu như tất cả các cuối tuần, ngày lễ, Tết chúng tôi đều tụ tập ăn uống vui vẻ. Như đã nói ở bài trước, Kiên được vợ đón qua, sống vất vưởng bám vợ, làm thêm linh tinh sau đó xin đi học Aufbausstudium CHỈ ĐỂ lấy lại bằng VN nhưng không nổi. Cũng vì chuyện học lại này mà Kiên hay qua lại ký túc xá chỗ các bạn kia ăn ở để hỏi han, cách nhà tôi chừng 500m.
Vì gia đình vợ Kiên nghe nói làm lớn ở Bộ ngoại giao do đó thời thế đổi khác, hơn nữa nếu trụ lại Đức cũng chỉ ăn bám vợ hay rửa chén nên thằng Kiên về nước, đem theo một đứa con. Thằng Kiên có 2 con gái (chứ không phải 1 trai, 1 gái như bài báo viết). Về lại VN với bản chất cực kỳ láu cá (như mọi người vẫn nhận xét) cùng cái phao gia đình, thằng Kiên chui được vào Ban tổ chức Trung ương, vòng vo cho có lệ....và thành nghị Kiên + chính khách Kiên hôm nay. Tất cả chặng đường công danh của thằng Kiên mà tôi viết hôm rồi trùng khớp với nội dung bài báo là do thông tin tôi biết được qua những người quen, ngay từ những năm thằng Kiên mới về nước. Điều hết sức láu lỉnh đó là thằng Kiên, nhân cơ hội bỏ nước 6, 7 năm theo vợ ĐÃ LẤY CHÍNH THỜI GIAN ĐÓ, biến thành thời gian làm nghiên cứu sinh để lừa thiên hạ.
Tôi biết được thằng Kiên bỗng dưng thành Tiến sĩ cũng bởi nhiều bạn về phép qua vừa khúc khích, vừa ghê tởm nói lại. Có nhiều bạn còm cho rằng thằng Kiên xài bằng dỏm. XIN THƯA, ĐẾN BẰNG DỎM THẰNG KIÊN CŨNG KHÔNG CÓ, chưa nói ở phương Tây thì điều đó là không thể. Xin nhắc lại - thằng Kiên muốn lấy lại mảnh bằng VN từ trường Đức mà chật vật không nổi, TIẾN SĨ GÌ THỨ NÓ. Một chi tiết ngoài nữa, đó là thằng Kiên "nổ" trên trang báo rằng con nó hiện giảng dạy tại Uni Mannheim, một trường thuộc hàng Harvard thì quả là tếu hết chỗ nói. Trong số các Unis hàng đầu của Đức, Uni Mannheim đứng thứ 10. Theo mình đây lại là một chi tiết rất đắt giá bởi nếu không có chi tiết này thì bộ mặt thằng Kiên sẽ lại khiếm khuyết một nét gì đó.
Cũng cần nói thêm rằng. Câu chuyện tiếu lâm về việc tốt nghiệp, đi làm với mức lương hàng trăm cây vàng/năm mà thằng Kiên viết ra cũng khôi hài như chính cái bằng Tiến sĩ của nó. Thưa với các bạn, từ xưa chưa khi nào du học sinh VN được phép ở lại sau khi học xong. Mãi tới cách đây chừng 5 năm, các nước EU mới có điều luật này. Bạn M.Đ.B được ở lại có thể coi là trường hợp hiếm DUY NHẤT vì bạn này học rất giỏi. Thầy của bạn này là một trong hai giáo sư toán lý thuyết lừng danh thế giới. Sau khi làm xong Tiến sĩ, do sự can thiệp của giáo sư, bạn này được Sở ngoại kiều cấp giấy phép cho ở lại làm việc với mức lương ban đầu chừng 7 cây vàng/tháng vào thời điểm vàng chừng trên 700 D-Mark khi chưa đổi tiền.
Tôi kể lại câu chuyện này thêm cho câu chuyện đã viết hôm rồi và nhân bài báo rất đáng giận CỦA THẰNG KIÊN hôm nay. Tôi chợt mường tượng. Nếu đọc được bài báo này thì bạn X, Tiến sĩ hóa hiện đang giảng dạy tại Sài gòn phải vật vã, nghiêng ngả vì cười. Nụ cười rất "đểu", vô cùng khinh mạn dành cho thằng Kiên.
Tấm bằng tiến sĩ ma của thằng Kiên chỉ có tôi, mấy bạn kia, vợ và em vợ thằng Kiên biết được (bởi em vợ Kiên sau đó được vợ nó đưa qua, cũng học Aufbausstudium để lấy lại bằng VN từ trường Đức). Bạn V.A đã lớn tuổi lại lấy chồng Tây không biết có còn sống tại VN. Bạn M.Đ.B học giỏi được phía Đức cho phép ở lại, hiện còn đang ở đây. Hai người tại VN có thể vạch mặt thằng Kiên đó là bạn X ở Sài gòn và bạn T.M.T.P hiện đang sống tại Đại học Thủy lợi, cạnh chùa Bộc. Rất đáng tiếc bạn M.T lại là đảng viên duy nhất kiêm bí thư chi bộ hồi đó do vậy chuyện bóc mẽ nhau là khó xảy ra, đặc biệt khi thằng Kiên đã là ông Phó chủ nhiệm Kinh tế cuốc hội hiện nay.
Tôi kể lại câu chuyện này trong tâm trạng hơi áy náy nhưng lại nghĩ. Câu chuyện của thằng Kiên là câu chuyện của quan chức VN hôm nay cần phải được bóc trần. Cũng như bộ mặt ghê tởm, thói đạo đức giả của chúng không thể cứ được tha thứ mãi.
Tin hay không, chia sẻ cho mọi người cùng biết hay tha cho thằng Kiên là tùy các bạn.
Việc của tôi đã xong. Thấy nhẹ lòng hơn chút.
Minh Chinh Bui
(FB. Minh Chinh Bui)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét