Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
————
“Nhiều người nói “dân tộc VN hiếu học”, tôi thì thấy nhiều
trường hợp trong đó hám danh hơn ham học”.
- Thủ tướng
yêu cầu rà soát kỹ lưỡng việc phong giáo sư, phó giáo sư
- Cần thay
đổi tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư
- Giáo sư,
phó giáo sư chỉ nên có nhiệm kì 5 năm và do các trường đại học tự phong
Giáo sư sinh ra để làm gì?
Những ngày qua, dư
luận đã đề cập đến “chuyến tàu vét” khi số lượng GS, PGS 2017 tăng đột biến.
Cụ thể: Năm 2017 có 85
ứng viên được công nhận GS, 1.141 ứng viên được công nhận PGS (tăng 1,7 lần so
với năm 2016). Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhanh với GS toán học Nguyễn
Tiến Dũng, GS Đại học Toulouse, Pháp.
Thưa
ông, có thể hỏi ông một câu rất đơn giản: Giáo sư sinh ra để làm gì?
Từ “giáo sư”, hay
professor tiếng Anh, đều có nghĩa là người có trình độ rất cao (sư) và có
truyền bá kiến thức (giáo) trong lĩnh vực nào đó.