Từ cổ chí kim, án tử vẫn thường được thi hành bằng nhiều cách khác nhau với những người mang "trọng tội".
Tại Trung Quốc thời xa xưa, quá trình từ lúc xử án cho tới khi kết liễu phạm nhân đều đi kèm với rất nhiều công đoạn. Thậm chí có những hành động đã trở thành "luật bất thành văn" và được duy trì tới tận bây giờ.
1. Đao phủ khi hành hình tử tù không được phép để đầu rơi khỏi thân
Xử trảm là hình thức thi hành án đòi hỏi đao phủ phải có kỹ thuật và trình độ cao. (Ảnh minh họa).
Tại Trung Quốc, mỗi triều đại khác nhau lại thi hành những phương pháp xử tử không giống nhau như chém eo, ngũ mã phanh thây, hỏa thiêu… Trong số các hình thức này, kiểu thi hành án mà người hiện đại biết tới nhiều hơn cả chính là xử trảm.
Thế nhưng, xử trảm vào thời xưa không đơn giản chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi như trong các bộ phim truyền hình cổ trang.
Thi hành án theo hình thức chém đầu được coi là một thách thức của người làm đao phủ.
Bởi theo nguyên tắc, đao phủ khi trảm không được để đầu của phạm nhân rơi xuống đất.
Điều này bắt nguồn từ quan niệm để người quá cố ra đi một cách "toàn thây".
Nhưng để làm được như vậy, người đao phủ phải sở hữu một kỹ thuật thành thạo và cao siêu.
2. Lý do chỉ xử tử phạm nhân vào giờ ngọ ba khắc
Không phải ngẫu nhiên mà các án tử thường được thi hành vào thời điểm giờ ngọ ba khắc. (Tranh minh họa).
Vào thời xa xưa, các phạm nhân bị tử hình tại Trung Hoa thường bị hành hình vào giờ ngọ ba khắc, có nghĩa là 12 giờ kém 15 buổi trưa.