Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Ai là tác giả kiêm đạo diễn kịch bản thượng đỉnh Liên Triều, Mỹ-Triều?


Như mọi người đều biết, nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên bao lâu nay theo đuổi chính sách đối đầu thù địch, từng bước gây căng thẳng quân sự và đạt tới đỉnh cao bằng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và hỏa tiễn tầm xa, tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đến dất Hoa Kỳ và đe dọa các quốc gia lân bang; bất chấp sự phản đối, lên án của công luận quốc tế và các biện pháp trừng phạt từ thấp đến cao của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi Liên Hiệp Quốc chuẩn bị gia tăng cường độ và phạm vi các biện pháp trừng phạt chế độ Bắc Triều Tiên mạnh mẽ hơn nữa, thì đột nhiên Bình Nhưỡng đánh tiếng sẵn sàng gửi phái đoàn vận động viên tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông tại Nam Hàn vào tháng 2-2018. Sau đó chủ động đề nghị họp Thượng Đình Liên Triều và cả Thượng Đỉnh với Hoa Kỳ một cách vô điều kiện; lại còn đi bước trước đưa ra những quyết định có vẻ đáp ứng được các đòi hỏi bao lâu nay của Hoa Kỳ và quốc tế về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên (ngưng thí nghiệm hạt nhân, hủy bỏ địa điểm thử nghiệm… mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết nào…). Thượng Đỉnh Liên Triều thì đã diễn ra ngày 27-4-2018 tại Bàn Môn Điềm trong vùng phi quân sự ngăn chia hai miền Bắc-Nam Triều Tiên với kết thúc rất tốt đẹp và đầy ấn tượng, gây xúc động lòng người. Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều theo đồng thuận đôi bên thì sẽ diễn ra tại đệ tam quốc gia Singapore vào ngày 12-6-2018 tới đây thì đột nhiên khựng lại do Bắc Triều Tiên viện cớ cuộc tập trận thường niên giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên và có ý ép họ thực hiện phi hạt nhân hóa “một chiều”…

Cứ 10 ngày, Hà Nội có 9 ngày ô nhiễm không khí

Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo chất lượng không khí quý I/2018. Nếu áp theo Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng Không khí xung quan của Việt Nam, Hà Nội có 49 ngày nồng độ Bụi PM2.5 vượt quy chuẩn.

Theo hướng dẫn của WHO, Hà Nội có đến 82 ngày tương ứng với 91% số ngày có nồng độ bụi PM2.5 vượt chuẩn, tức là cứ 10 ngày, Hà Nội có 9 ngày ô nhiễm không khí. Cũng theo báo cáo, chất lượng không khí lại có xu hướng xấu trở lại trong năm 2018 khi số giờ ở mức không tốt cho sức khỏe chiếm khoảng 70% tổng thời gian.

ÔNG NGHỊ VÂN VẢ VÀO MỒM ÔNG NGHỊ KIÊN; Ông Kiên nói xàm: Trạm thu giá có trong Luật Giá ? Ông Kiên " THÂN" cư " THÊ"...

Luật Giá không có 'Trạm thu giá', chỉ có trong thông tư của Bộ GTVT


Thứ Năm, 24/05/2018 17:32 PM GMT+7


(VTC News) - Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho biết trong nội dung của Luật Giá và trong Nghị định 07 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này, không có cụm từ nào là “Trạm thu giá”.
Ngày 24/5, trả lời VTC News, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho biết trong nội dung của Luật Giá và trong Nghị định 07 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này, không có cụm từ nào là “Trạm thu giá”.
"Chỉ có ở Thông tư 49 của Bộ GTVT, khi hướng dẫn thi hành Nghị định 07 mới gọi tắt cụm từ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ” thành “Trạm thu giá”, đại biểu Lê Thanh Vân nói. Vì vậy, Bộ GTVT đã tự đặt ra cụm từ này gây khó hiểu và bức xúc cho dư luận.







Luat Gia khong co 'Tram thu gia', chi co trong thong tu cua Bo GTVT hinh anh 1
 Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho biết trong nội dung của Luật Giá và trong Nghị định 07 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này, không có cụm từ nào là “Trạm thu giá”.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

TRUMP HỦY CUỘC GẶP KIM 12/6...ĐẨY BẮC TRIỀU TIÊN VÀO TÌNH THẾ " LẮM MỐI TỐI NẰM KHÔNG" ?!; Tổng thống Mỹ đe dọa dùng biện pháp quân sự với Triều Tiên; Ông Trump: Cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim Jong-un vẫn có thể diễn ra

Toàn văn bức thư Tổng thống Trump gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố lý do hủy đàm phán Mỹ-Triều

Cuộc gặp lịch sử thu hút sự chú ý của cả thế giới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bị hủy sau tuyên bố của ông Trump.
Theo CNBC, cuộc gặp đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một lãnh đạo Triều Tiên ban đầu dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapore đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới, tuy nhiên Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ viết "tâm thư" gửi đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hủy cuộc gặp này.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Báo Mỹ: Trung Quốc có thể vừa triển khai thêm tên lửa đến Biển Đông

Thứ Năm, 24/05/2018 13:38 PM GMT+7

(VTC News) - Fox News dẫn hình ảnh vệ tinh cho biết quân đội Trung Quốc có thể vừa triển khai thêm hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong bản tin nói về việc Lầu Năm Góc rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn có tên Huấn luyện Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) như một cách để cảnh cáo Bắc Kinh vì tăng cường các hoạt động quân sự tại Biển Đông thời gian gần đây, Fox News dẫn hình ảnh vệ tinh và phân tích rằng quân đội Trung Quốc có khả năng đã triển khai thêm một hệ thống tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 
Bao My: Trung Quoc co the vua trien khai them ten lua den Bien Dong hinh anh 1
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 20/5 trên đảo Phú Lâm cho thấy các thiết bị được phủ lưới ngụy trang. (Ảnh: Fox News)
Theo Fox News, hình ảnh được Imagesat International (ISI) chụp ngày 20/5 cho thấy hai bệ phóng tên lửa mới trên bờ phía Bắc của đảo, gần một hệ thống radar, tất cả đều được phủ lưới ngụy trang.

Phải tạo điều kiện cho dân tố cáo

Giám đốc Công an: Ăn lương do dân đóng thuế, dân yêu cầu là phải làm

Trong phát biểu tranh luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nói: ‘Chúng ta là công chức nhà nước, nói một cách sòng phẳng đã ăn lương của Nhà nước, tiền đó là do thuế của dân, thì tất cả các yêu cầu của dân chúng ta phải làm, đó là về mặt nguyên tắc’.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An – ảnh VPQH).
Phải tạo điều kiện cho dân tố cáo
Sáng 24.5, Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự án Luật tố cáo (sửa đổi). Góp ý vào dự thảo Luật, một số đại biểu đã đề nghị chỉ quy định 2 hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp hoặc chỉ nên bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử. Không nên mở rộng hình thức tố cáo, nhất là tố cáo qua điện thoại có thể dẫn đến tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết và việc xác định trách nhiệm những người tố cáo sai sự thật. Có thể gây quá tải cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng: Cách đây 13 năm, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã có quy định: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức tố cáo khác theo quy định của pháp luật. “Đã 13 năm trước Quốc hội đã chấp nhận cái này nhưng công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn, tại sao chúng ta lại bỏ cái này đi, như vậy không đúng. Tố cáo là quyền Hiến định, chúng ta tạo điều kiện cho người dân tố cáo và có trách nhiệm trả lời đầy đủ”, đại biểu Cầu nói.

Kiểm toán 30 dự án BT, kiến nghị xử lý 4.500 tỷ đồng

Dân trí Qua kiểm toán tại 30 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 27% tổng giá trị dự án được kiểm toán. Cơ quan kiểm toán nhận định, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017 vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi đến Quốc hội. Theo kết quả kiểm toán 17 dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trong năm 2017 thì hầu hết các dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro chọn nhà đầu tư không đủ năng lực.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ, việc thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013 và là kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng dẫn đến việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất không đảm bảo nguyên tắc ngang giá.

Kiểm toán Nhà nước nhận định, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách
Kiểm toán Nhà nước nhận định, việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho ngân sách

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm với tương lai” LĐO | 23/05/2018 | 12:49

ĐB Dương Trung Quốc hoan nghênh Quốc hội đã điều chỉnh, thu hẹp lại thời hạn cho thuê đất và đặt quyền quyết định cho Thủ tướng.
ảnh: Lê Phương
Nhấn mạnh trách nhiệm của các đại biểu khi bỏ phiếu các vấn đề liên quan đến đặc khu, ĐB Dương Trung Quốc đề nghị Quốc hội nên có hình thức minh bạch ý kiến ĐBQH, nếu áp dụng hình thức bấm nút chỉ có con số chung chung. “Chúng ta phải chịu trách nhiệm với tương lai, với cử tri bầu ra mình”.
Về thời hạn cho thuê đất đặc khu lâu nhất tới 99 năm tại dự thảo Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, tại phiên thảo luận tại hội trường diễn ra vào sáng nay 23.5, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng nếu không thận trọng sẽ thành nơi di dân.

Ông Lê Duẩn từ 1973 đã lo 'bị Mao tấn công'

2 giờ trước

Lê DuẩnBản quyền hình ảnhKEYSTONE/GETTY IMAGES
Image captionTBT Lê Duẩn có chuyến thăm quan trọng sang Moscow mùa hè năm 1973
Một nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff cho rằng Leonid Brezhnev đồng ý giúp Hà Nội 'chống lại Trung Quốc' từ chuyến thăm của TBT Lê Duẩn sang Moscow năm 1973.
Trong bài 'Why Were the Russians in Vietnam?' (Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam?) trên New York Times ̣(27/03/2018), Giáo sư Sergey Radchenko đã đánh giá lại quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tài liệu tiếng Nga thời Xô Viết.
Nikita Khrushchev, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, ban đầu chỉ coi vấn đề Việt Nam hoàn toàn có tính ngoại vi, là thứ yếu so với quan hệ Xô - Trung.
Thậm chí, Khrushchev còn không tin tưởng ban lãnh đạo Bắc Việt và nói trong số họ có những kẻ 'lai Tàu' (nguyên văn là một từ miệt thị Chinese half-breeds).
Nhưng sang thời Leonid Brezhnev, vị thế của Hà Nội được coi trọng hơn.

Áp thuế cao với nước ngọt để chống ...béo phì: "Béo kệ chúng tôi không mượn ông lo”

Chia sẻ

Câu lạc bộ “nhóm ngu nhất”!
FB Đinh Thế Hiển
23-5-2018
Tương đối và tuyệt đối!...
Đọc tiếp

Dân trí Phản hồi lại đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt vì lo người dân béo phì, nhiều độc giả cho rằng Bộ Tài chính đang “lo bò trắng răng”, thậm chí làm thay việc của Bộ Y tế và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
 >> Sợ dân béo phì, Bộ Tài chính muốn áp thuế cao với nước ngọt

Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, chưa có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa thừa cân, béo phì và việc sử dụng nước ngọt có đường.
Chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, chưa có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ giữa thừa cân, béo phì và việc sử dụng nước ngọt có đường.
Như Dân trí đưa tin, tại dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới đưa ra lấy ý kiến gần đây, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
Phản hồi lại đề xuất này, nhiều độc giả Dân trí cho rằng Bộ Tài chính đang “lo bò trắng răng”, thậm chí làm thay việc của Bộ Y tế và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
"Có vẻ khiên cưỡng"
Độc giả Nguyễn Cương bình luận: "Trăm thứ thuế đều đổ vào đầu người dân thôi, mấy năm gần đây chỉ thấy Bộ tài chính đề nghị được tăng thuế, thêm danh mục thuế mà chưa thấy Bộ có được đề xuất, giải pháp gì để thắt chặt chi tiêu công nhằm giảm bớt áp lực thuế cho người dân".

Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?

Giàn khoan Lan Tây được vận hành bởi Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu
Một số lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam rơi vào vùng đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, bài của phóng viên James Pearson và Greg Torode của Reuters hôm 23/5/2018 viết.
Hồi tuần trước, một công ty con của hãng dầu khí Nga Rosneft quan ngại rằng hoạt động khoan khí của họ ở Lô 06.1 ngoài khơi Vũng Tàu có thể khiến Bắc Kinh tức giận.
Vụ việc khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng khẳng định rằng lô dầu khí đó "hoàn toàn thuộc lãnh thổ và thuộc quyền tài phán của Việt Nam", còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lập tức ra cảnh báo rằng các bên phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên các dự án khai thác dầu khí của Việt Nam 'gặp chuyện' với Trung Quốc.
Vị trí hoạt động mới nhất của Rosneft là trong Lô 06.01, thuộc dự án mỏ khí Lan Đỏ và nằm trong Bể Nam Côn Sơn.

HAI TRÙM ĐẠI GIAN ÁC TRUNG HOA MAO-ĐẶNG ĐÃ TRẢ THÙ VỢ CON CỦA NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hai cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có nhiều ân oán, thời Cách mạng Văn hóa ông Đặng Tiểu Bình bị ông Mao Trạch Đông đấu tố, con trai cả của ông Đặng là Đặng Phác Phương vì bị đấu tố mà phải nhảy lầu, cuộc đời sau này phải sống trong tàn tận. Sau khi “bè lũ bốn tên” bị lật đổ, ông Đặng Tiểu Bình đã tận lực ép xử tử vợ của ông Mao Trạch Đông là Giang Thanh, đồng thời cũng gây nhiều khốn khó cho thế hệ sau của Mao.
đặng phác phương
Ông Đặng Phác Phương – con trai ông Đặng Tiểu Bình, trong thời Cách mạng Văn hóa cũng bị đấu tố, phải nhảy lầu, dẫn đến tàn tật suốt đời. Ảnh chụp ông Đặng Phác Phương ở Đại lễ đường Bắc Kinh tại Đại hội 18 ĐCSTQ tháng 11/2012 (Ảnh: Getty Images)

Đặng Tiểu Bình muốn tử hình Giang Thanh

Ngày 21/5, Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA) đăng bài viết của tác giả Cao Tân (Gao Xin) tiết lộ, trong phiên tòa xử “bè lũ bốn tên”, những người gồm Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phong, Vương Chấn, Vi Quốc Thanh, Đặng Dĩnh Siêu, và Ô Lan Phu đều chủ trương kết án tử hình Giang Thanh; nhưng những người khác gồm Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Diệp Kiếm Anh, Trần Vân, Từ Hướng Tiền thì phản đối.

Dự án “lừa dưới, dối trên” của Dona.Coop trái lệnh Chính phủ, “xà xẻo” cả đất tái định cư

23/05/2018 07:19 GMT+7

Xã Long Hưng sau khi bị quy hoạch xóa trắng, vẫn còn hàng trăm hộ hoặc lang thang phiêu bạt, hoặc dựng lều ở, hoặc chui rúc trong những căn phòng xập xệ Donacoop “cho mượn tạm”
Xã Long Hưng sau khi bị quy hoạch xóa trắng, vẫn còn hàng trăm hộ hoặc lang thang phiêu bạt, hoặc dựng lều ở, hoặc chui rúc trong những căn phòng xập xệ Donacoop “cho mượn tạm”
(PLO) - Từ một xã rộng hơn 1.173 ha, hàng vạn nông dân xã Long Hưng, theo quyết định của Đồng Nai và Donacoop, bị lấy hết nhà cửa, ruộng vườn, dồn vào khu tái định cư 227 ha. Thế nhưng sau khi “biến báo” văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực tế Đồng Nai chỉ cho người dân mất đất còn có 10 ha để sinh sống, theo tố cáo của ông Nguyễn Văn Nhuần (SN 1964, nguyên Đại biểu HĐND xã).
Trước tiên, chỉ nói về dự án Khu dân cư Long Hưng (là khu vực đưa toàn bộ dân Long Hưng sau khi bị lấy hết nhà cửa ruộng vườn về ở, là một trong các dự án thành phần xóa trắng xã Long Hưng, gọi tắt là Khu tái định cư - NV), trong một văn bản mới phát đi hồi tháng 2/2018 do ông Bùi Thanh Trúc (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Donacoop) ký, cho rằng:
“Tính đến nay Donacoop đã xây dựng và bàn giao 481 căn nhà tái định cư cho các hộ đăng ký… Đầu tư xây dựng và bàn giao Trụ sở khối hành chính UBND xã… Bàn giao mặt bằng trường mầm non, trạm y tế, trường tiểu học… Với các hộ dân bị ảnh hưởng thu hồi đất, Donacoop tuyển dụng bà con vào các dự án xây dựng, chăm sóc cây xanh, tài xế và phụ xế… Hiện Donacoop đã và đang phát triển đội xe cơ giới công trình và xe vận chuyển với hơn 150 đầu xe tạo việc làm cho người dân…”.

Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng?

Dân Việt

Nhờ chiến thuật quân sự đúng đắn, người Việt cổ đã đánh tan đội quân xâm lược đông đảo của nhà Tần, đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự hàng nghìn năm sau đó.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần vào cuối thế kỷ thứ III TCN là cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ có quy mô đầu tiên của người Việt. Dù phải đối đầu với đội quân xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, nhờ vào chiến thuật quân sự độc đáo, phù hợp, tổ tiên ta đã đánh bại hoàn toàn đội quân đông đảo của nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
Tần Thủy Hoàng và âm mưu xâm chiếm nước ta
Sau khi thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN để lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng một mặt củng cố chính quyền phong kiến bên trong, mặt khác liên tục phát động các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.