-
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bao phen dâu bể, hết nóng lại đến lạnh, hết thăng lại đến trầm, song có một thứ không bao giờ thay đổi – đó là dã tâm thôn tính dải đất hình chữ S của các bộ óc Trung Cộng. Ấy vậy mà, nhiều doanh nhân mang dòng máu Việt Nam nhưng từ lâu đã ngầm bán mình cho Tàu Cộng, hết Trịnh Văn Quyết của FLC nhiều lần không giấu nổi ý định chuyển nhượng các dự án resort, casino ven biển từ Bắc đến Nam cho Trung Quốc để gán số nợ mượn của ngân hàng nước này và ôm mớ vốn đồ sộ. Hay Vũ Văn Tiền, ông chủ Geleximco không chỉ nhiều lần tha thiết đề nghị “rước” Trung Quốc về làm dự án sân bay Long Thành, kiểm soát ngành hàng không Việt Nam, nay lại “một mực” đòi giao Trung Cộng dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 tại Nghệ An, dẫn lối cho Đại Hán vào kiểm soát vị trí xung yếu đất nước.
Trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại, lợi dụng triệt để xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cộng với sự “ngây thơ đến mức khờ khạo”, mờ mắt vì đồng tiền của một số doanh nhân Việt Nam qua sách lược “biến chủ nợ thành đối tác”, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được một loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam trên khắp cả nước.
Mục đích của các ông chủ Trung Nam Hải là thiết lập những gọng kìm Đại Hán hòng siết chặt dải đất hình chữ S từ bốn phương tám hướng, khiến Việt Nam không thể cựa quậy (hoặc nếu cựa quậy được “chưa đánh đã thua”), rồi chờ cơ hội thuận lợi biến Việt Nam thành “một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Trung Hoa”.
Nhiệt điện than: vũ khí đa mục đích của Bắc Kinh
Trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nhiều năm qua, có lẽ ai cũng nhận thấy một “điểm nhấn” nổi bật: nhiệt điện than. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam đều do Trung Quốc hoặc đầu tư theo hình thức BOT, hoặc làm tổng thầu (EPC), hoặc cung cấp thiết bị. Điều đáng nói, Trung Cộng hầu như chẳng mất công sức gì nhiều để dành lấy những hợp đồng này. Chỉ cần một doanh nghiệp Việt Nam làm bình phong trúng thầu dự án, rồi âm thầm hoặc công khai “mời” thêm một đối tác Trung Quốc vào làm chung, vậy là cả hai bên đều hưởng lợi: Doanh nghiệp Việt nhận được khoản phong bì, hậu ái hậu hĩnh, còn Trung Quốc… thì tất nhiên phải lợi được hơn cả 1 dự án.