Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Việt Nam học tập mô hình cải cách kinh tế của Trung Quốc

2018-07-06

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội thảo
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội thảo
 VOV
Hội thảo diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 6 tháng 7 với chủ đề “Thực tiễn và kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc”.
Phía Việt Nam do ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương, chủ trì và phía Trung Quốc, do ông Hoàng Khôn Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc.

Trung Quốc âm thầm thử chiến tranh điện tử tại Biển Đông; Tình báo Mỹ :Trung Quốc bí mật thử vũ khí điện tử tại Biển Đông

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018 | 7.7.18


Trung Quốc đang bí mật tiến hành thử nghiệm các vũ khí điện tử mà họ lắp đặt tại các tiền đồn ở Biển Đông.

Hình chụp đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát
Kênh CNBC của Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 7 dẫn nguồn từ các báo cáo tình báo có được. Theo CNBC, những lượng định từ các nguồn tình báo thu thập được chưa đầy một tháng nay cho thấy những thiết bị điện tử được lắp đặt tại các tiền đồn ở Trường Sa vào đầu năm nay được sử dụng lần đầu tiên.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

CHIẾN DỊCH MB 84 MỞ 12/7/1984, HUY ĐỘNG 6 TRUNG ĐOÀN PHẢN CÔNG CÁC CAO ĐIỂM VỊ XUYÊN - “PHE TƯỚNG GIÁP” CÓ BỊ “BÁN ĐỘ” ? ( Kỳ 1)

Phạm Viết Đào. 

Năm 1984 là thời điểm xảy ra “cuộc chiến” âm thầm nhưng quyết liệt tại Bộ Quốc phòng giữa các tướng lĩnh chịu ảnh hưởng của Tướng Võ Nguyên Giáp và nhóm các tướng lĩnh bị chi phối bởi Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Văn Tiến Dũng, Lê Đức Anh…
Sau Đại hội Đảng lần thứ 4 diễn ra năm 1976, mặc dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, xếp thứ 6 trong bản tổng sắp 14 ủy viên BCT; Tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Bí thư Quân ủy TW; nhưng Võ Nguyên Giáp không có chân trong Ban Bí thư ?
Từ 1978, Võ Nguyên Giáp thôi chức Bí thư Quân ủy Trung ương; TBT Lê Duẩn kiêm Bí thư Quân ủy TW và Đại tướng Văn Tiến Dũng Tổng tham mưu trưởng kiêm Phó Bí thư Quân ủy TW…
Đến thời điểm 1978, Võ Nguyên Giáp chỉ còn đóng vai trò Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên danh nghĩa; Quyền điều binh khiển tướng nằm trong tay Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Văn Tiến Dũng…Mao từng đúc kết: súng đẻ ra chính quyền !
Đến năm 1980, Võ Nguyên Giáp chính thức bàn giao chiếc ghế BT Bộ Quốc phòng cho Đại tướng Văn Tiến Dũng. Năm 1984, Võ Nguyên Giáp với cương vị Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm chức Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình…lánh xa lĩnh vực quốc phòng.

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC, ÔNG VŨ KHOAN, BAN SOẠN QUY HOẠCH ĐẶC KHU

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho Chiến trường Vị Xuyên lão Sơn

Thưa quý vị

Được biết quý vị đang gấp rút họp để hoàn thiện Luật Đặc khu để đưa trình Quốc hội thông qua trong phiên họp vào cuối năm; Tôi xin mạo muội gửi tới quý vị thông qua mạng internet một tư liệu chiến tranh xảy ra tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang.
Theo tôi đây là 2 tư liệu quan trọng, các vị nên bớt chút thời gian đọc nó để các vị nghiên cứu khi hoàn thiện Luật Đặc khu…
Tư liệu mà tôi gửi gồm 2 phần:
1/ Bài viết dưới dạng thể ký ghi lại chuyến thăm hang Nà Cáy của tôi ngày 24/10/2012; bài viết ghi lại những cảm nhận của tôi về di tích chiến tranh, trạm phẫu thuật tiền phương từng in dấu tích xương máu của hàng ngàn bộ đội ta trong cuộc chiến chống Trung Quốc lấn chiếm năm 1979-1988 tại Vị Xuyên Hà Giang…
2/ Một bài thơ của 1 CCB sư 313 tên là Nam Thái Trần, từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên, từng chứng kiến nhiều sự việc xảy ra tại trạm phẫu thuật này.
Nam Thái Trần sau thời gian chiến đấu tại mặt trận này, năm 1987 anh được đưa đi xuất khẩu lao động tại Đức, sau đó quay về Việt Nam năm 1997. Hiện Nam Thái Trần đang công tác tại Học viện Bưu Chính Viễn thông tại quận Hà Đông Hà Nội…Chắc làm bảo vệ hay hành chính gì đó…
Cả 2 tư liệu này đều do người thật viết và kể lại. Riêng Nam Thái Trần không phải là nhà thơ, anh là 1 CCB thực thụ, những gì anh viết trong bài thơ đăng trên FB cá nhân viết từ 1986 là những cảm xúc trung thực, không có chút dấu ấn kỹ năng nghề nghiệp văn chương…
Sở dĩ tôi gửi để các vị tham khảo 2 tư liệu này để các vị tính trước việc nên đưa vào Luật Đặc khu quy hoạch thành những vùng gọi là “ khu phi quân sự” tại Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc. Cần quy hoạch các vùng phi quân sự được quy định trong Luật Đặc khu để đề phòng: sau năm, mười, mười lăm, hai mươi năm… nữa Trung Quốc quay lại đánh Việt Nam, giống như vụ nạn kiều 1978 ấy; hoặc Trung Quốc quá quắt buộc Việt nam phải đuổi cổ họ đi thì tất yếu phải dung tới chiến tranh. Do đó, tại các đặc khu này cần có các vị trí phi quân sự đểi dành cho việc cấp cứu thương binh của 2 phía khi xảy ra đánh nhau...
Kết quả hình ảnh cho Chiến trường Vị Xuyên lão Sơn
Tránh tình trạng như cuộc chiến ở Hà Giang, do không co vùng khu phi quân sự nên tử sĩ thì bị bỏ cho chương thối, dòi bọ bám đầy; có tử sĩ còn bị đêm chuột móc mất mắt thật vô cùng đau đớn, tội nghiệp…Không đưa thương binh vào các hang đá để chạy chữa...
Về phía Trung Quốc do hoàn cảnh chiến tranh họ không chỉ tiêu hủy, dung hóa chất đốt thiêu tử sĩ và thậm chí cả thương binh Việt Nam. Điều này báo mạng Trung Quốc đã đưa…
Các địa điểm phi quân sự trong đặc khu nhất thiết phải được Quốc hội Việt Nam và Trung Quốc bỏ phiếu phê chuẩn. Không những thế, các vị trí phi quân sự trong các đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc…phải có lô được dành riêng cho việc để cứu nạn, thương binh tử sĩ khi xảy ra chiến tranh, tranh chấp 2 nước Việt-Trung phải được gửi báo cho Hội hồng thập tự quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ để họ có chính sách bảo hộ…
Tóm lại, khi soạn Luật đặc khu dọn đường cho việc mở cửa làm ăn thông thương 2 nền kinh tế, các vị cũng phải nghĩ, cũng phải tính tới cái cảnh không khỏi không có lúc 2 nước dung quân đội để nói chuyện phải trái với nhau, thanh lý hợp đồng.
Do đó, ngay bây giờ Luật Đặc khu phải tính tới cái rủi ro đó đừng để xảy ra như cuộc chiến tại Vị Xuyên Hà Giang: Thương binh chưa tới mức phải chết mà đã chết vì phải nằm cạnh tử sĩ; tử sĩ bị bỏ cho dòi bọ hành xác, chuột khoét ăn mất mắt…
Xin gửi tới quý vị lời chào trân trọng…

Phạm Viết Đào


Nà Cáy, dấu tích xương máu của hàng ngàn liệt sĩ

 

Sáng 24/10/2011, tôi thuê một chuyến tăxi để đi từ Hà Giang để đi lên thăm cửa khẩu Thanh Thủy, thăm những địa danh nổi tiếng của mặt trận Vị Xuyên Hà Giang trong cuộc chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược từ năm 1981-1988.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

VŨ KHOAN LÀ THẰNG NÀO?

Hai Xe Ôm.

Hai Xe Ôm giật bắn minh thấy mấy tờ báo điện tử hộc tốc đưa:
“Chính phủ yêu cầu tiếp thu ý kiến của ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, ý kiến của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và chuẩn bị báo cáo các vấn đề liên quan đến nội dung đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt.
Cái thông tin này nóng rực hơn cả cái tiết trời Hà Nội ngoài trời lên tới 50 độ và nhiều người Hà Nội đem chảo ra ngoài trời chiên trứng thay cho đưa lên bếp gaz?
Vậy cái ý kiến của thằng Vũ Khoan là thằng nào mà tức tốc Chính phủ phải nhóm họp cho bằng được trong cái tiết trời hầm hập hơn lò bánh mỳ.
Đất nước này có biết bao cao nhân mặc khách, gửi biết bao kiến nghi với hàng ngàn chữ kỹ, trong đó có cả kiến nghị hủy bỏ luật đặc khu, thế mà Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc toàn bỏ ngoài tai, chả coi những ý kiến đó là cái đinh gỉ gì...

BÀ KIM NGÂN ĐÃ ĐƯỢC BÌNH CHỌN: CÓ TÀI PHÁ BÓNG RA KHỎI KHUNG THÀNH ĐỘI NHÀ NGANG CƠ VỚI HẬU VỆ LIBERO NỔI TIẾNG THẾ GIỚI NGƯỜI ĐỨC BECKENBAUER...

BỘ TRƯỞNG KIM NGÂN TRẢ LỜI “ KHÔN NHƯ RẬN”…

 Phạm Viết Đào

‘Khôn như rận’ là một câu thành ngữ mà người Việt Nam quen dùng để chỉ những người có khả năng quyền biến, biết ẩn mình tránh đòn trước mọi tình huống bất trắc của cuộc đời, để bảo trọng được cá nhân qua khỏi rừng tên mũi đạn, thậm chí vượt qua lưới trời của dư luận, của hoàn cảnh.
Theo chúng tôi, Bộ trưởng Kim Ngân có thể xếp vào diện khôn này, qua những lần bà tiếp xúc báo chí và các cuộc giải trình trước Quốc hội.
Cha ông ta có câu: Khôn ngoan ra cửa quan mới biết.
Diễn đàn Quốc hội hay những cuộc tiếp xúc cử tri và báo chí là dịp để công luận có điều kiện thẩm tra, đánh giá lại những con người được đã được bàn dân thiên hạ chọn mặt, gửi vàng!
Khôn mà hiểm độc là khôn dại. Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn… (phỏng Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cách trả lời báo chí của ông Hồ Nghĩa Dũng, Phạm Khôi Nguyên là kiểu khôn dạimà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đúc kết. Cách giải trình của ông Vũ Huy Hoàng ở Bộ Công thương, cũng là một cách giải trình khôn nhưng mà khôn theo kiểu giấu đầu hở đuôi, che được cái này, lại tòi ra cái kia. Đó là loại khôn mà không ngoan, bởi xưa nay dư luận vốn dĩ là một thứ lưới trời lồng lộng.

BÌNH QUÂN MỖI NĂM VN THÂM HỤT TRƯỚC TQ 30 TỶ USD; THẾ MÀ ĐỊNH LẬP ĐẶC KHU CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀO MANG THEO HÀNG MIỄN THUẾ NỮA THÌ VIỆT NAM SẼ BỊ SIÊT CỐ CHẾT!

Việt Nam thâm hụt hơn 150 tỷ USD khi làm ăn với Trung Quốc

Dân trí Chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian gần 6 năm qua.
 >> Mỗi ngày gần 11.000 tấn quặng giá rẻ được xuất sang Trung Quốc
 >> Than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam, giá đắt nhất thế giới!

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu gấp 200% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm.
Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 6 năm gần đây, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề, bình quân mỗi năm thâm hụt gần 30 tỷ USD.
Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 6 năm gần đây, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại nặng nề, bình quân mỗi năm thâm hụt gần 30 tỷ USD.
Dẫn báo cáo về thực hiện Quyết định số 45/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của các cửa khẩu biên giới đất liền, Bộ Tài chính khẳng định: Việt Nam hiện có khoảng 24 cửa khẩu quốc tế 25 cửa khẩu song phương, 68 cửa khẩu phụ, 57 lối mở biên giới và 295 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phục vụ cho hoạt động thương mại biên giới.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

THEO ĐIỀU 6,7 LUẬT ĐẶC KHU: VƯƠNG KỲ SƠN, TRÙM “ĐẢ HỔ” TRUNG QUỐC SẼ KIÊM “ BAO CÔNG” CHO CÁC TRANH CHẤP VIỆT-TRUNG TẠI CÁC ĐẶC KHU ?

LA QUÁN CƠM.
Kết quả hình ảnh cho Vương Kỳ Sơn
ĐIỀU 6 LUẬT ĐẶC KHU: ÁP DỤNG CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Quyền Tài phán, nôm na quyền thuê mời Bao Công khi có khiếu kiện được mời nước ngoài? Điều này thể hiện tại Điều 6 của LĐK:
Luật Đặc khu quy định
“ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI HOẶC TẬP QUÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
 ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
Kết quả hình ảnh cho bao công
c) Trọng tài quốc tế;

THỦ TƯỚNG “ MÁU” LUẬT ĐẶC KHU PHẢI CHĂNG DO LUẬT CHO PHÉP THỦ TƯỚNG CÓ KHO VŨ KHÍ VÀ QUÂN ĐỘI RIÊNG Ở CÁC ĐẶC KHU ?

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho tam quốc diễn nghĩa
Căn cứ vào các Điều 24,25, 39 của Luật Quốc phòng số: 39/2005/QH11 và Điều 35 của Luật dữ trữ quốc gia đã quy định về những ngành nghề có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của  Dự thảo Luật đơn vị kinh tế-hành chính đặc biệt …( LĐK) vẫn có thể được Thủ tướng hủy bỏ, sửa đổi…do bởi Điều 5 khoản 3 của LĐK đã quy định:
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các luật có liên quan được ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư thì áp dụng quy định của các luật có liên quan…”
Theo Điều 24,25, 39 thì các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng được Nhà nước đầu tư xây dựng và thống nhất quản lý.
Điều 25 Luật Quốc phòng quy định:”Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý việc sản xuất, khai thác các sản phẩm quốc phòng; trực tiếp quản lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng; thực hiện đặt hàng phục vụ quốc phòng…”
Điều 39 quy định của Luật Quốc phòng: Các doanh nghiệp quốc phòng và tài sản quốc phòng do nhà nước, Chính phủ quản lý...
Không chỉ các Điều 24,25, 39 mà cả Điều 22. Các hành vi bị cấm Luật Dự trữ quốc gia số: 22/2012/QH13 ?
Điều 22 quy định:
7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm…
Các điều luật trên được quy định của Luật Quốc phòng, Luật Dự trữ quốc gia vẫn có thể được bỏ qua nếu Thủ tướng muốn. Vì Thủ tướng là cấp trên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thủ tướng vẫn có thẩm quyền không thực hiện, hủy bỏ các điều liện do các bộ luật quốc phòng, dự trữ quốc gia quy định. Thủ tướng có quyền thay đổi và giao cho một doanh nghiệp nước ngoài, kể cả Trung Quốc thực hiện chức năng sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ các khí tài quân sự ở tại các đặc khu vì Luật đặc khu đã đặt ra.
Đèn xanh này được thiết kế lắp đặt tại Điều 17 của LĐK: ĐIỀU 17. NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

“4. CĂN CỨ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI TỪNG ĐẶC KHU, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ĐẶC KHU RÀ SOÁT, TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH:

A) KHÔNG ÁP DỤNG MỘT HOẶC MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ THUỘC DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TẠI ĐẶC KHU QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU NÀY TẠI KHU CHỨC NĂNG THUỘC ĐẶC KHU;

B) SỬA ĐỔI, BÃI BỎ MỘT HOẶC MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TẠI ĐẶC KHU HOẶC KHU CHỨC NĂNG THUỘC ĐẶC KHU.”

Với các quy định của Luật Đặc khu cho phép quyền hạn của Thủ tướng có thể phớt lờ các luật khác để tổ chức mua sắm, tàng trữ vũ khí tại các đơn vị đặc khu. Khi đã có vũ khì thì việc tập hợp người biết sử dụng vũ khí là chuyện nhỏ…Dân gian từng có câu nhại ý của Cụ Hồ: “Không có việc gì khó; Chỉ sợ tiền không nhiều; Đào núi và lấp biển; không làm được thì…thuê…”

Theo cơ chế cũ thì Tổng Bí thư kiêm Bí thư quân ủy TW; Chủ tịch nước theo Hiến pháp là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng nhưng chỉ trên danh nghĩa, tại Việt Nam Đảng mới là tổ chức lãnh đạo toàn diện tuyệt đối.Kết quả hình ảnh cho tam quốc diễn nghĩa

Đã có thời Chủ tịch nước kiêm Bí thư Ban cán sự Bộ Công an, sinh hoạt Đảng tại Bộ Công an.Thế nhưng gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng tham gia Ban cán sự Đảng Bộ công an. Như vậy vai trò của Đảng cũng đã bao trùm sang cả công an. Không biết có phải do vì lẽ đó nên gần đây, Bộ Công an ban hành Thông tư 17/2018/TT-BCA trang bị vật liệu nổ quân dụng công cụ hỗ trợ như máy bay lên thẳng vũ trang, súng chống tăng, đại liên, sung cối xuống tới cấp huyện…

ĐIỀU 32 LUẬT ĐẶC KHU: NHÀ ĐẦU TƯ ĐƯỢC SỬ DỤNG QUYỀN THUÊ ĐẤT ĐỂ VAY VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI ?

Phạm Viết Đào.

 ĐIỀU 32; “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐẶC KHU
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.

Ban chỉ đạo xây dựng đặc khu chuẩn bị họp lần hai

Hơn 2 tháng sau phiên họp đầu tiên, Ban chỉ đạo Quốc gia về xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ nhóm họp lần hai.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu), Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Nội vụ về việc chuẩn bị nội dung họp lần thứ 2 của Ban.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban chỉ đạo đề nghị các thành viên của Ban báo cáo các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành, đơn vị mình; đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nội vụ trước ngày 2/7.
Việt Nam dự kiến xây dựng đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang).
Việt Nam dự kiến xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang).
Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ tổng hợp ý kiến thành viên Ban chỉ đạo, ý kiến của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và chuẩn bị báo cáo các vấn đề liên quan đến nội dung đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trước ngày 5/7.