Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Hải Phòng cải tạo 2,2km đường từ 314 tỉ đội vốn thành 1.310 tỉ

15/07/2018 09:26 GMT+7

TTO - Kết luận thanh tra việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng tại TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2017 vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành cho thấy hàng chục dự án đội vốn đầu tư, có dự án đội lên hàng nghìn tỉ đồng.

Hải Phòng cải tạo 2,2km đường từ 314 tỉ đội vốn thành 1.310 tỉ - Ảnh 1.
Dự án cải tạo 2,2km đường 356 (từ ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ, Q.Hải An, TP Hải Phòng) bị đội vốn gần 1.000 tỉ đồng - Ảnh: TIẾN THẮNG

"TREO CỔ" NGAY 3 THẰNG TBT CAND.COM, VNEXPRESS.VN VÀ VIETNAMNET.VN VÌ CAN TỘI BÁN BIỂN ĐÔNG CHO TRUNG QUỐC

DO NGU DỐT HAY BÁN NƯỚC?



Tôi vô cùng sửng sốt khi thấy các báo chính thống của Việt Nam như VnExpress, Công An Nhân Dân, VietNamNet….(bản tiếng Anh) đã gọi Biển Đông của chúng ta là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea)

LOA LOA...ĐÃ PHÁT HIỆN 1 DƯ LUẬN VIÊN DO TRUNG QUỐC CÀI MANG LON ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN CÓ NIKE NAM “THUẬN HÓA”?

· Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời và văn bản

Có nike nam Thuan Hoa thấy chụp ảnh đeo lon đại tá, tốt nghiệp Học viện Quốc phòng, đưa lên FB của mình 1 STT chứng minh bọn phản động cờ ba sọc tung tin thất thiệt nói Việt Nam để mất 1509. Căn cứ anh ta đưa ra là bản đồ trên mạng do anh ta chộp được của Trung Quốc...Đọc xong tức máu mình đưa hình ảnh bằng chứng chúng minh rằng anh ta to mồm nói bậy..Anh tin vào 1 cái bản đồ vớ vẩn trên mạng do thằng Tàu đưa lên, còn tôi trực tiếp vào tới cao điểm 772, vào gặp trưởng bản của bà con người Dao sinh sống ở đây cho biết; Hiện bà con người Dao chỉ mới mon men tới được sườn 772...Còn lên 1 đoạn nữa là bị lính biên phòng TQ xua đuổi...Theo bà con thì Trung Quốc không chỉ chiếm đỉnh 1509 mà tràn sang cả phía sườn bên ta tới bình độ 800...
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, ngoài trời và văn bản
Khi mình chứng minh cho anh ta thấy rằng thông tin của anh ta bảo mình là nói phét là hàm hồ, anh ta còn móc máy chuyện mình bị xộ khám.Mình đâu có xấu hổ thậm chí đang viết 1 cuốn tiểu thuyết về chuyện này...
Anh ta đuối lý bèn dựa vào 1 chi tiết vớ vẩn trong bài viết của mình kể để trộ; đoạn đường từ ngã ba Thanh Thủy lên Đài hương 468 mình viết là đường bê tông. Anh ta tung cái ảnh xe lầy lội không biết lấy từ đâu ra để chứng mình mình nói phét. Anh ta không ngờ trong tư liệu của mình có hàng chục bức ảnh chụp cung đường bê tông từ ngã ba Thanh Thủy lên Đài hương 468...Cứng họng anh ta đánh bài chuồn, lặn mất tăm.
 Khi thấy mình đưa lên những hình ảnh này, chứng minh mình đã lên tận cao điểm 468 và 772 tay DLV này mới chịu cút về Tàu ?

DÂN CHỦ BẮT ĐẦU LẤP LÓ TRÊN BÁO NHÀ NƯỚC VÀ CỬA MIỆNG NHỮNG ÔNG QUAN ĐÃ VỀ HƯU-AI BẬT ĐÈN XANH?

LỜI BÀN: "KHI CẦN ĐỘC TÀI, SẮT MÁU NGƯỜI TA CŨNG VIỄN DÃN LỜI ÔNG HỒ; THẤY BẾ TẮC VÌ HỆ LỤY CỦA CÁI THỂ CHẾ XÃ HỘI KHÔNG DÂN CHỦ, NGƯỜI TA CŨNG LẠI DỰNG ÔNG HỒ DẬY...TÀI !"


Dân chủ là chìa khóa vạn năng để giành thắng lợi

VOV.VN-Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Nhưng, làm thế nào để thực thi dân chủ, làm thế nào để phát huy dân chủ trong Đảng?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng một chế độ dân chủ và chỉ rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội.
dan chu la chia khoa van nang de gianh thang loi hinh 1
Ông Phạm Thế Duyệt: "Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ".
Ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu.

THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG PHẢN HỒI CÁO BUỘC CỦA THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VỀ ĐỀ NGHỊ THU HỒI CUỐN SÁCH HỒI KÝ LỊCH SỬ GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ


Lời ngỏ: lần đâu tiên, cuộc đấu khẩu giữa cấp tướng quân đội diễn ra, và khá gay gắt. Điều thú vị, là tướng Lê Mã Lương quyết không lùi bước trước việc đàn áp dư luận, nhằm không chấp nhận minh bạch về lịch sử và trách nhiệm của những người lãnh đạo VN trước kẻ thù truyền đời Phương Bắc.
------------------------
‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’
Dựa trên chi tiết “lệnh không nổ súng” của nhân chứng cựu binh Nguyễn Văn Lanh."Tôi khuyên tướng Hoàng Kiền hãy đọc sách trước rồi hãy có ý kiến !"

Vào tháng 7/2013, tại hội thảo “Những vấn đề về chủ quyền Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa” do giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Nguyên phó Ban Dân vận Trung Ương, Chủ tịch Trung tâm Minh Triết Việt Nam chủ trì gồm 60 nhà nghiên cứu nổi tiếng và nhà báo. Tôi đã phát biểu nguyên văn như sau: “...Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa.” “...Trong một cuộc họp của BCT, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch (Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao) đập bàn ai ra lệnh bộ đội không được nổ súng?”. Đây là thông tin tôi tìm hiểu được trước đó và không liên quan gì đến quan điểm trong quá trình thực hiện cuốn sách lịch sử Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau, không hề liên quan đến chi tiết “Không được nổ súng...” đặt trong ngữ cảnh câu chuyện mà cựu binh Nguyễn Văn Lanh đã trả lời phỏng vấn có ghi âm với nhóm thực hiện sách (không phải tôi phỏng vấn) như thiếu tướng Hoàng Kiền đưa vào bình luận cáo buộc tôi trên MXH.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

VỀ NHỮNG “CƠN SÓNG” XÔ VÀO CUỐN “ VÒNG TRÒN BẤT TỬ” CỦA NXB VĂN HỌC

Đôi lời phi lộ:

Chưa có điều kiện đọc cuốn sách “ Vòng tròn bất tử” do Thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên, nhưng đã một vài lần nghe ông lên tiếng về bản thảo cuốn sách này tại một vài cuộc tiếp xúc. Qua ý kiến của tướng Lê Mã Lương cho thấy: chủ biên và nhóm tác giả của cuốn sách đã trăn trở rất lâu về cuốn sách này; mong muốn được cung cấp một cách có hệ thống thông tin về sự kiện Gạc Ma theo cách nhìn nhận phán xét của mình…
Đó là những quyền được Hiến pháp và Luật Xuất bản thừa nhận.
Trước hết xin cải chính một thông tin: Cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học, chủ quản là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cấp phép xuất bản; Một số trang mạng và cá nhân nhầm, cho rằng cấp phép cho “Vòng tròn bất tử” là 1 nhà xuất bản của Hội Nhà văn VN…
Về 1 cuốn sách dù chủ biên và nhóm tác giả có bề dày kinh nghiệm biên soạn, viết bài, biên tập đến đâu thì cũng khó tránh khỏi sai sót…”Vòng tròn bất tử” chắc khó thoát khỏi cái vòng kim cô đó…
Vì chưa đọc nên người viết không đi sâu vào nội dung thông tin, nhưng trước hết xin hoan nghênh, cảm ơn nhóm tác giả sách và Nhà xuất bản Văn học đã kịp thời cho xuất bản cuốn sách này.
Đây là một đề tài nóng cần thiết và tất nhiên có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về một vấn đề phức tạp liên quan tới chủ quyền quốc gia, lãnh hải của tổ quốc; liên quan tới các quan hệ với Trung Quốc…
Do vây, thái độ của người đọc và những cơ quan chuyên trách xuất bản cần bình tĩnh, tránh ngộ nhận, định kiến.
Đối với các tác giả phê bình cuốn sách thì cũng nên công tâm, tránh suy diễn, quy chụp, “bỏ bóng đá người”, đề cập, vin vào những chuyện không có trong cuốn sách để đánh giá về nội dung cuốn sách…
Tóm lại không nên cầu toàn và kỳ vọng mọi chuyện được giải quyết trong 1 cuốn sách…
Đã xuất hiện hiện tượng đó trên một vài trang mạng xã hội và trong phát biểu của một vài cá nhân có chức trách…
Xin tổng hợp thông tin bước đầu về cuốn “Vòng tròn bất tử”…

15 phút · 
Đây là bài viết của trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn nguyên cục trưởng cục tuyên huấn của tổng cục chính trị quân người đã từng nằm trong ban lãnh đạo thẩm định cuốn sách này, đây là cuốn sách đã được biên soạn cách đây khá lâu theo trung tướng khoảng 4 năm trước.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN

PV | 

Gạc Ma sáng 14/3/1988: Phút trước lính TQ còn mời ăn lương khô, phút sau đã dí súng vào đầu chiến sĩ VN

"Đó là lần đầu tiên có súng chĩa thẳng vào đầu tôi. Lúc đó chúng nói rất to, rất rõ bằng tiếng Việt chứ không phải tiếng Tàu: ‘Mày mà nối dây là tao bắn chết", Hạ sĩ Nguyễn Văn Lục kể.

LTS: Hai tháng đầu năm 1988, sau khi chiếm giữ trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Tư Nghĩa (Huy Gơ), Ga Ven và Xu Bi, quân Trung Quốc chuẩn bị mở rộng xâm lấn bằng kế hoạch thôn tính ba bãi cạn Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Đầu tháng 3/1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng xuống khu vực quần đảo Trường Sa, đội tàu hoạt động thường trực ở đây không ngừng tăng về số lượng và chủng loại tàu.
Trước tình hình đó, ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp và nhận định về tình hình Biển Đông. Một chiến dịch mang mật danh CQ-88 đã được khẩn trương triển khai để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Sáng 14/3/1988, khi các chiến sĩ công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma thì tàu chiến Trung Quốc ập tới...
---
Cuộc đổ bộ của lính Trung Quốc
... Đến khoảng 5 giờ 30, quân Trung Quốc bắt đầu xuất hiện. Họ đi trên ba tàu hộ vệ tên lửa tiến lại gần tàu Việt Nam. Lần lượt ba chiếc tàu chiến ở khoảng cách chừng ba trăm - bốn trăm mét, mang số hiệu 502, 503 và 504 áp sát tàu HQ 604.
Ở cự ly rất gần, các chiến sĩ trên tàu HQ 604 đều nhận ra cả ba tàu Trung Quốc đều là tàu chiến, không khí trên tàu phía Việt Nam bắt đầu nóng lên, mọi người ngưng trêu đùa mà tập trung quan sát từng động thái của đối phương.

Nhà đầu tư Trung Quốc làm bao nhiêu dự án nhiệt điện ở Việt Nam?

13/07/2018  05:00 GMT+7

 Gần đây, có những đề xuất về nhà đầu tư Trung Quốc tham gia phát triển các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Vậy ở Việt Nam, có bao nhiêu dự án nhiệt điện có vốn của nhà đầu tư Trung Quốc và tình hình đang triển khai thế nào?
3 dự án nhiệt điện BOT có vốn Trung Quốc 
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, hiện nay có 19 dự án nhiệt điện BOT của các nhà đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc...
Trong 19 dự án nhiệt điện BOT hiện nay, có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc với cổ phần chiếm chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3.  
Nhà đầu tư Trung Quốc làm bao nhiêu dự án nhiệt điện ở Việt Nam?
Hiện có 19 dự án nhiệt điện BOT. 
Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 - Bình Thuận do Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc chiếm 55% vốn, công ty điện lực quốc tế Trung Quốc (CPIH) 40% và 5% còn lại là Tổng công ty Điện lực (Vinacomin).
Dự án khởi công tháng 6/2015. Kế hoạch vận hành thương mại tổ máy số 1 vào ngày 16/12/2018 và tổ máy số 2 vào tháng 6/2019. Đến nay, tiến độ dự án vẫn đang đúng cam kết. Theo báo cáo của công ty này, Tổ máy số 1 dự kiến sẽ vận hành thương mại vào tháng 7/2018 (vượt tiến độ 5 tháng).

MỘT BÀI KÝ RẤT GIÁ TRỊ CỦA CCB F 313 TRẦN NAM THÁI: DƯ ÂM BI HÙNG CỦA TRẬN THUA 12/7/1984 Ở VỊ XUYÊN, HÀ GIANG

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên


 Trần Nam Thái vốn là CCB của F 313 từng có mặt tại chiến trường Vị Xuyên Hà Giang giai đoạn 1983-1987. 
Anh là tác giả của bài thơ đâng được dư luận đánh giá rất cao: "Nà Cáy, mùa thu không bình yên"...một bài thơ được viết bằng máu và nước mắt. Bài thơ của Trần nam Thái đã ghi lại những cảm xúc, những điều xảy ra tại trạm phẫu tiền phương Nà Cáy giai đoạn 1984-1986...
Hôm nay trân trọng giới thiệu 1 bài viết dưới dạng thể ký, ghi lại những cảm xúc trung thực của 1 người lính từng chứng kiện trận đánh 12/7/1984, trận đánh mang Mật danh MB 84, đó là trận đánh mà phía quân ta đã chịu tổn thất nặng nề, không đạt được mục tiêu chiến dịch...
Rất trân trọng những ghi chép của Trần Nam Thái giúp cho người đọc hôm nay thấy được mức độ ác liệt của mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang và những tổn thất đau đớn, sự chịu đựng kiên cường, quả cảm của người lính Vị Xuyên năm xưa...
Được biết Trần Nam Thái hiện đang công tác tại Học viện Bưu chính Viễn thông, quận Hà Đông...


580 Thai60 - DỰNG NƯỚC - GIỮ NƯỚC / Máu và Hoa / Một thời máu và hoa / Re: HÀ GIANG -Ký ức của chúng tôi và đồng đội ! vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2013, 04:45:10 AM

Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang ...
Sau chiến dịch ngày 12/7/1984 không thành công vì nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan,trong vài ngày đó,cả mặt trận như bị bao trùm trong một bầu không khí đầy căng thẳng,bức bối...Cái cảm giác nuối tiếc,ân hận,đau xót,căm thù... vì một trận đánh đáng lẽ là thắng lớn mà lại thành không thắng bao trùm lên khắp chiến trường.
Nhớ lại cảnh tối ngày 11/7,khi quân ta nườm nượp tiến vào Thanh thủy,khí thế bừng bừng,mọi nỗi âu lo như tan đi trong niềm tin,hy vọng vào chiến thắng...
Nhớ lại cảnh mờ sáng ngày 12/7,khi tất cả các trận địa pháo bên ta đồng loạt khai hỏa,sau đó chuyển làn dần về phía bên kia các mục tiêu tấn công,nhất là khi ngay cả pháo địch cũng phải phân làn bắn về hướng đó,dấu hiệu các đơn vị đặc công,bộ binh đã làm chủ trận địa...

TỔNG CỤC AN NINH CHỊU TRÁCH NHIỆM LÀM RÕ NGUỒN VỐN CỦA TẬP ĐOÀN FLC CỦA TRỊNH VĂN QUYẾT MUA MÁY BAY LẬP HÃNG HÀNG KHÔNG...VÌ NÓ LIÊN QUAN TỚI AN NINH QUỐC GIA?

Doanh nhân Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC được truyền thông trong nước tôn vinh có thời điểm là tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản ước tính 2 tỷ USD bao gồm hàng chục các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, văn phòng… trải dài tại các tỉnh thành tại Việt Nam.
Tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Trịnh Văn Quyết
Trang wikipedia Việt Nam có đăng tải thông tin cho biết ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc trong một gia đình công chức nghèo. Với xu hướng kinh doanh ngay từ thời sinh viên, ông này đã thành công từ việc buôn bán điện thoại di động, tổ chức trung tâm gia sư và đứng ra mở văn phòng luật sau khi tốt nghiệp tại Hà Nội. Đây là cơ sở để ông Trịnh Văn Quyết thành lập nên công ty Luật mang tên SMiC hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các vấn đề liên quan đến kinh doanh cho và sau này công ty cổ phần FLC, tiền thân của tập đoàn kinh doanh bất động sản FLC hiện nay.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

“LUẬT ĐẶC KHU” CỦA VIỆT NAM PHÁ HỎNG KẾ “ VÂY NGỤY CỨU TRIỆU” CỦA MỸ; TỰ RƯỚC HỌA “LŨ QUÉT” CHO ĐẤT NƯỚC MÌNH

Phạm Viết Đào.

“Lũ quét” 1: Tạo điều kiện pháp lý tràn vào đầu tư, làm ăn sinh sống và ở lại lâu dài trong lãnh thổ Việt Nam
Điều kiện pháp lý này được thể hiện tại các điều luật sau đây:
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục I của Luật này được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định…”
(Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn)
Người Trung Quốc khi đã được cho phép nhập cảnh vào đặc khu thì được phép mua, sở hữu nhà, thuê, tặng, thừ kế nhà:
1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…”
(Điều 34. Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu)

PHẠM CHÍ DŨNG Mike Pompeo đến Việt Nam thực ra để làm gì?

11/07/2018
Mike Pompeo và Nguyễn Phú Trọng (phải) tại Hà Nội, 8 tháng Bảy, 2018.
Tự thân cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 9/7/2018 tại Hà Nội đã nói lên gần hết về thực chất chuyến đi Việt Nam của Mike Pompeo: ‘làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước’ theo ngữ điệu của cả hai bên, hay đó chỉ là một cách nói thuần túy của giới quan chức ngoại giao bên bàn tiệc và giữa những ly sâm banh sủi bọt đấy nhưng cũng tan biến đấy?
Lại ‘công bằng và đối ứng’!
Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ không chỉ được biểu trưng bằng tỷ lệ thương mại song phương đã tăng đến 8.000% trong hơn hai chục năm qua, tính từ thời điểm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 2015 - như Mike Pompeo đã tự hào mô tả trong buổi tiếp xúc cộng đồng các doanh nghiệp tại khách sạn Sofitel Metropole ở Hà Nội vào tháng Bảy năm 2018mà còn bởi giá trị nhập siêu của thị trường Hoa Kỳ từ các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng đến 160 lần tính từ mức chỉ 200 triệu USD vào năm 2001 khi Tổng thống Clinton thăm Việt Nam và chấp thuận ký Hiệp định thương mại song phương Mỹ - Việt (BTA).

Châu Đoàn - Đừng nói với người dân Việt về thứ tình hữu nghị đầy giả dối ấy nữa

Hãy nhớ là mỗi một món hàng của con sói là một thứ quả đắng và cái giá phải trả là vô cùng to lớn. Hãy nhìn xem cách chúng lấy Hoàng Sa của chúng ta như thế nào? Rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến nỗi mà lãnh đạo Bắc Việt lúc ấy còn vui vẻ an ủi nhau là các tồng chí ấy sẽ trả lại cơ mà.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 11/2017. Ảnh: báo TN
Ngày hôm qua, ông thủ tướng Phúc có nói cần tham khảo ý kiến của nhân dân, tôi là một người dân Việt và đây là ý kiến của tôi.

Nếu chỉ đơn thuần là một bài toán kinh tế thì tôi đã không hé nửa lời bởi kinh tế không phải là chuyên môn của tôi nhưng đây hoàn toàn không chỉ là bài toán kinh tế và những người phản đối dự luật đặc khu cũng bởi điều này.