Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

DÂN CHỦ BẮT ĐẦU LẤP LÓ TRÊN BÁO NHÀ NƯỚC VÀ CỬA MIỆNG NHỮNG ÔNG QUAN ĐÃ VỀ HƯU-AI BẬT ĐÈN XANH?

LỜI BÀN: "KHI CẦN ĐỘC TÀI, SẮT MÁU NGƯỜI TA CŨNG VIỄN DÃN LỜI ÔNG HỒ; THẤY BẾ TẮC VÌ HỆ LỤY CỦA CÁI THỂ CHẾ XÃ HỘI KHÔNG DÂN CHỦ, NGƯỜI TA CŨNG LẠI DỰNG ÔNG HỒ DẬY...TÀI !"


Dân chủ là chìa khóa vạn năng để giành thắng lợi

VOV.VN-Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Nhưng, làm thế nào để thực thi dân chủ, làm thế nào để phát huy dân chủ trong Đảng?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng một chế độ dân chủ và chỉ rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của phát triển xã hội.
dan chu la chia khoa van nang de gianh thang loi hinh 1
Ông Phạm Thế Duyệt: "Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ".
Ông Phạm Thế Duyệt, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: Người dân chỉ có thể thực hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ. Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; với hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu.

“Làm sao phát huy dân chủ?. Lãnh đạo nhưng phải phát huy dân chủ. Chỉ có phát huy dân chủ mới khẳng định được việc lúc đề ra và khi thực hiện đúng hay không đúng. Tôi không hoài nghi nhưng tôi nghĩ phải có quyết tâm lớn trong chỉ đạo mà phát huy dân chủ là chìa khóa để kiểm tra, xác định những vấn đề, đề ra có được thực hiện hay không”- ông Phạm Thế Duyệt cho biết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm tới việc thực hành dân chủ trước hết trong Đảng để thúc đẩy dân chủ trong xã hội phát triển, để thực hiện cho được quyền làm chủ của người dân, bởi Đảng chỉ có thể mạnh và thực hiện được vai trò cầm quyền của mình khi xây dựng được khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy sức mạnh của tất cả các đảng viên.
Thực tế cho thấy, thực hành dân chủ trong Đảng là yêu cầu tiên quyết để thực hành dân chủ trong nhân dân, trong xã hội.
Theo ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội, dân chủ trong Đảng phải gắn chặt với sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng, cần phải công khai minh bạch, nhất là trong công tác cán bộ. Đồng thời, phải liên tục cần đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Ông Phạm Ngọc Thảo đặt vấn đề: “Nói xong có thực lòng nghe không? Có phân tích, giao trách nhiệm không? Đó là các vấn đề dân chủ. Dân chủ phải là 5 vấn đề: thực sự gần dân, thực lòng nghe dân nói, mạnh dạn đối thoại chân tình với nhân dân, giải thích cho nhân dân và giải quyết các vấn đề cho nhân nhân dân hiểu. Nếu thiếu 1 trong 5 vấn đề này, dân chủ chỉ là hình thức”.
Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Sĩ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, điều đáng quan tâm nhất trong tình hình hiện nay là thái độ đối với dân chủ. Biết sử dụng dân chủ, có thái độ hợp lý đối với dân chủ, có nguyên tắc và cơ chế dân chủ thì văn hóa dân chủ sẽ dần được hoàn thiện. Dân chủ cần được đảm bảo và thực thi trên tinh thần "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Mặt khác, dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không có vùng cấm trong thực hành dân chủ.
“Dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh, pháp quyền nghĩa là thượng tôn pháp luật. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu là nhằm bảo vệ tổ quốc. Dân có trách nhiệm phản biện chính sách, pháp luật, kể cả xây dựng Đảng. Dân chủ không chỉ ngoài lĩnh vực xã hội mà trong chính công việc của Đảng trong các hoạt động sinh hoạt đảng, trước hết là đảng viên nhưng người dân cần có tiếng nói phản biện ở đây”- Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Sĩ Quý nói.
dan chu la chia khoa van nang de gianh thang loi hinh 2
Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Sĩ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (bên phải)
Từ Đại hội toàn quốc lần IX, Đảng ta luôn xác định đưa dân chủ là một trong những mục tiêu, từ đó ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật.
Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực đời sống chính trị và kinh tế.
Phát huy huy dân chủ, Đảng phải đoàn kết và thống nhất, cần phải công khai minh bạch, nhất là trong công tác cán bộ. Đặc biệt, để dân chủ được thực thi, phải xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân./.


Lại Hoa/VOV1

Không có nhận xét nào: