Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

THÁI TỬ ĐẢNG LA VŨ: CHU DUNG CƠ VÀ ÔN GIA BẢO TÁI XUẤT TẠI BẮC ĐỚI HÀ, SINH MỆNH CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN BÌNH BỊ UY HIẾP

“Thái tử Đảng” La Vũ: Ông Tập Cận Bình đang gặp rắc rối lớn

Gần đây, Trung Quốc bùng nổ thông tin liên quan đến sinh mệnh chính trị của ông Tập Cận Bình. “Thái tử Đảng” La Vũ cho biết, quả thực ông Tập Cận Bình đang gặp khó khăn và rắc rối lớn.

nguy cơ chính biến Trung Quốc, Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, “Thái tử Đảng” La Vũ,

Ông La Vũ – con cố Đại tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc La Thụy Khanh.(Ảnh từ Sfshow)
Thời gian gần đây tại Trung Quốc bùng nổ thông tin liên quan đến sinh mệnh chính trị của ông Tập Cận Bình, nhiều suy đoán cuối cùng thì ai đang khiêu chiến ông Tập. “Thái tử Đảng” La Vũ (Luo Yu, con cố Đại tướng Cộng sản Trung Quốc La Thụy Khanh hiện sống tại Mỹ) cho biết, quả thực ông Tập Cận Bình đang gặp khó khăn và rắc rối lớn, “dường như có chuyện gì đó đang xảy ra”, “có chuyện gì đó không ổn”. Ông La Vũ cho rằng gốc rễ của tất cả là cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ gây cú sốc đối với kinh tế Trung Quốc, vì thế có phe đối lập muốn truy cứu trách nhiệm.
Xem bài liên quan của Phạm Viết Đào:

TẬP CẬN BÌNH CÓ GÁNH CHỊU THẢM BẠI CỘNG GỘP CỦA NAPOLEON BONAPARTE VÀ NIKITA KHRUSHCHEV?


Sau cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ nổ ra, gần đây cư dân mạng Trung Quốc Đại lục lan truyền nhiều tin đồn bất lợi nhắm vào ông Tập Cận Bình. Tiêu biểu như: những cựu lãnh đạo (Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo…) cùng nhau yêu cầu mở hội nghị để thảo luận về sự nổi lên xu hướng khuynh tả và tệ sùng bái cá nhân kể từ sau Đại hội 19, giải quyết vấn đề “sai lầm lớn” của giới lãnh đạo chủ chốt trung ương; tin đồn cũng điểm danh ông Vương Hộ Ninh bị buộc phải từ nhiệm vì phải chịu trách nhiệm về thất bại trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ; ông Hồ Xuân Hoa vào Ban Thường vụ trở thành người kế nhiệm Tổng Bí thư; sửa đổi Hiến pháp lần thứ hai, điều chỉnh lại vấn đề nhiệm kỳ Chủ tịch nước; Lưu Hạc bị loại, Uông Dương phụ trách kinh tế. Tất cả những tin đồn đều hướng đến ông Tập Cận Bình.
Trả lời phỏng vấn của tờ Vision Times tại Mỹ, ông La Vũ cho rằng tất cả những tin đồn cho thấy “xem chừng có biến cố gì đó đang xảy ra”. Điều này có nghĩa rằng từ sau cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ nổ ra ngày 06/7, chính trường Cộng sản Trung Quốc đã nổi giông tố, mặc dù các tin đồn từ mạng internet không hoàn toàn đáng tin cậy, nhưng chúng ta có thể hiểu chung chung là có sóng gió tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, hoặc có quan điểm và tiếng nói bất đồng trong nội bộ.
Phân tích chi tiết, ông La Vũ cho biết trước cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, ông Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng trong nhiều năm khiến toàn bộ quan trường Cộng sản Trung Quốc về cơ bản ai cũng sống trong lo lắng, “không ai dám nói chống tham nhũng là sai”, mọi người phải giữ mình bằng cách xu nịnh, còn ông Tập Cận Bình lại thao túng quyền lực, nắm báng súng (quân sự) cán dao (Ban Chính trị và Pháp luật). Những kẻ bị xử lý cho dù là Từ Tài Hậu (cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương), Bạc Hy Lai (cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh) đều thuộc loại đê tiện, tham nhũng, nhưng thực ra toàn Đảng đều tham cả, những người này chẳng qua là “liên minh phản đối ông Tập Cận Bình chống tham nhũng”. Chống tham nhũng đã khiến phe quan tham này tức giận, nhưng không thể mượn vấn đề này để gây chuyện đối với ông Tập Cận Bình. Bởi vì không thể có bất cứ tuyên bố nào để phản bác chống tham nhũng, một phần vì tình hình còn chưa đến mức như vậy.
Ngày 06/7 sau khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ nổ ra, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối của Trung Quốc đã có hiện tượng sụt giảm mạnh, bắt đầu xu thế dần sụp đổ. Theo ông La Vũ, thị trường chứng khoán đã bốc hơi 20%, thị trường ngoại hối cũng lao dốc, nhiều người hiện đang lo lắng tình trạng tương tự đối với thị trường nhà đất, khiến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc suy sụp vì cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Do đó, có khả năng “liên minh chống Tập Cận Bình” nắm bắt cơ hội, họ mượn cớ vấn đề kinh tế này để khởi động cuộc tấn công vào ông Tập Cận Bình, “đây là căn nguyên của sự xuất hiện những tin đồn bất lợi nhắm vào ông Tập gần đây”. Thực tế, sau khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bắt đầu đã có thế lực muốn truy cứu trách nhiệm, vì thế mũi nhọn đã từ từ chĩa vào ông Tập.
Ông La Vũ cho biết, mặc dù không biết người khởi động cuộc tấn công này là ai, nhưng chắc chắn hiện nay ông Tập gặp khó khăn, nguyên nhân gốc của những vấn đề là do cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng Trung Quốc có nên cứng rắn trả đũa trong cuộc chiến thương mại này không, ông La Vũ cho rằng không nên, đây là vấn đề rất rõ ràng. Bởi vì về cơ bản Trung Quốc không có nhiều lá bài để chơi, ban đầu Mỹ nhắm vào thuế quan 50 tỷ, “khi giới chức Trung Quốc không nhận rõ vấn đề mà đã trả đòn đòn khiến phe chống đối ông Tập nhìn thấy cơ hội đã đến để tấn công, và bây giờ ông Tập phải gánh chịu tất cả”. Vì nếu nền kinh tế sụp đổ thì cũng gây nguy cơ suy sụp cơ nghiệp của giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc, không thể giải quyết bằng cách ba hoa hống hách theo kiểu thắng lợi tinh thần được.
Về tình hình hiện nay của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, ông La Vũ cho biết nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục đáp trả cứng rắn trong cuộc chiến này thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt nguy cơ suy sụp nặng nề. Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc mức độ quá lớn vào thị trường Mỹ, nhờ chiếm ưu thế giá rẻ, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ cũng như các nguyên tắc trong WTO. Nếu ông Trump quyết tâm đưa thương mại trở về bằng không thì nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giới doanh nghiệp quốc tế sẽ rút khỏi thị trường Trung Quốc, bởi vì họ phải đối mặt với mức thuế quan 10% hoặc 25%, sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc không còn lợi thế cạnh tranh quốc tế. Khi các doanh nghiệp từ từ rút khỏi Trung Quốc thì Trung Quốc phải đối mặt với thảm họa vấn đề thất nghiệp, dẫn đến bất ổn xã hội.
La Vũ cho rằng lần này ông Tập thực sự gặp rắc rối lớn, nhưng vấn đề không nghiêm trọng. Bởi vì thực tế của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ lần này chính là cuộc chiến chống lại chế độ độc tài, là tuyên chiến của nền dân chủ với nền chuyên chế, vì thế cuộc khủng hoảng này là nguy cơ nhưng cũng là cơ hội của ông Tập Cận Bình. Nếu ông ta có thể mạnh dạn thay đổi thể chế để đưa Trung Quốc đi vào con đường dân chủ, nhà nước pháp quyền, vậy thì cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ này lại trở thành một điều tốt đối với người Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi, cùng những tin đồn bất lợi đối với ông Tập lần này, có luồng dư luận quan tâm liệu có xảy ra chính biến lật đổ quyền lực của ông Tập không? Ông La Vũ cho rằng không thể khẳng định rằng chuyện này sẽ không xảy ra, chỉ là khả năng xảy ra lớn nhỏ như thế nào, điều này phụ thuộc vào thế lực của cái gọi là “liên minh chống Tập Cận Bình”. Trong thời gian từ 19 – 24/7 ông Tập có chuyến thăm cấp nhà nước tại Emirates, Senegal, Rwanda và Nam Phi, ông La Vũ cho rằng vấn đề chuyến xuất ngoại này có thuận lợi ra sao, và sau khi trở về tham gia hội nghị Bắc Đới Hà sẽ diễn ra như thế nào sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn về sinh mệnh chính trị của ông Tập.
Theo Trithucvn

Không có nhận xét nào: