Phạm Viết Đào.
Đài RFI của Pháp vừa đưa
tin:”Trong phán quyết được công bố ngày
25/07/2018, một tòa án tại Berlin đã tuyên phạt 3 năm và 10 tháng tù giam đối với
bị cáo Nguyễn Hải Long, người thú nhận đã giúp an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh
Xuân Thanh tại thủ đô nước Đức vào tháng 7 năm 2017, để đưa về nước, nơi ông
Thanh bị kết án tù chung thân về tội tham nhũng…”
(http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180725-duc-bi-cao-trong-vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh-bi-an-gan-46-thang-tu)
Như vây, phía Tòa án án Đức
đã chính thức có kết luận về vụ Trịnh Xuân Thanh qua xét xử và tuyên án Nguyễn
Hải Long, công dân Việt Nam làm ăn sinh sống tại SEC, bị phạt 3 năm 10 tháng tù
do đã thú nhận việc tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Qua phán
quyết của Tòa án Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc chứ không
tự nguyện về Việt Nam để được hưởng cái án chung thân?
Một vấn đề nảy sinh không
kém rắc rối đối với quan hệ Việt-Đức liên quan tới số phận của Trịnh Xuân
Thanh: Liệu Trịnh Xuân Thanh rồi đây có được Chủ tịch nước Việt Nam ban hành 1
cái quyết định đặc xá đặc biệt, giảm án và cho phép Trịnh Xuân Thành sang Đức để
đoàn tụ gia đình và thụ án bên đó?
Đây là một việc làm hy hữu
vì theo Luật Đặc xá của Việt Nam, tù nhân muốn được đặc xá phải lập được công
trạng gì đó đặc biệt, tỷ như cứu được quản giáo chẳng may suýt bị chết đuối, chết
bỏng, chết ngạt…hoặc lập được một thành tích gì đó đặc biệt trong thời gian cải
tạo giam giữ: phát hiện được một tổ chức gián điệp Trung Quốc chẳng hạn…
Người viết bài này có thời
gian “ may mắn” được đi “tu nghiệp 258” nên cũng ít nhiều biết được võ vẽ cái
chiêu trò để được đặc xá, được tha tù trước thời hạn của các đồng môn?
Một tù muốn được đặc xá,
giảm án thì phải qua khâu bình bầu của các tù nhân khác và đó được coi là điểm
cộng để đặc xá. Nghe ra có vẻ công khai minh bạch và dân chủ nhưng thực ra chỉ
là chiêu trò do quản giáo lái. Đã bị tù rồi thfi quản giáo bảo gì chẳng phải
nghe. Chưa bì tù mà ngoài xã hội khối người chẳng dám làm gì trái ý công an.
Một tù nhân muốn được đặc
xá phải là phạm tội lần đầu, ăn năn hối cải nhận tội trước tòa, không chống án,
kêu oan, thừa nhận bản án là đúng người đúng tội và tù nhân không vi phạm những
tội danh được xếp vào loại đặc biệt nghiêm trọng, đã khắc phục phần nào hậu quả
của án…
Còn như Trịnh Xuân Thanh
đã bị khép vào án chung thân rồi thì sẽ không nằm trong diện được xem xét được
đặc xá, giảm án tù…Những tù như buôn bán chất gây nghiện, giết người cướp của
hay loại tù nhân chống phá, xâm phạm lợi ích nhà nước ( vi phạm điều 258, 79,
88 của Bộ Luật Hình sự ) thì rất hạn hẹp được xét đặc xá vì loại tù này ít khi
ra tòa chịu nhận tội…
Ngoài những tiêu chuẩn, điều
kiện mang tính hình thức đó, thời giá giai đoạn 2013, người viết bài này nghe
tù kháo nhau: nếu muốn được đặc xá, giảm án tù thì cứ phải nộp cho ai đó… một
khoản tiền tính theo tháng năm được đặc xá giảm án; quy ra muốn giảm 1 tháng phải
nộp 15 triệu đồng, cứ thế mà nhân lên…
Hàng năm có bao nhiêu ngàn
tù được đặc xá, với bao nhiêu năm tháng được đặc xá thì có thể quy được ra thóc
theo số lượng, thời gian…
Còn loại tù đã bị xếp vào
khung chung thân, hay án từ mức 30 năm, muốn được xem xét đặc xá phải thi hành
án được ½ thời gian, tức 15 năm trở lên. Đối với án chung thân thì cũng phải ở
tù từ tối thiểu 15-20 năm cải tạo tốt, không vi phạm kỷ luật thì loại án chung
thân mới được quay về án số…
Nghĩa là 1 tù đã bị án
chung thân như Trịnh Xuân Thanh thì chí ít cũng phải ở tù từ 20 năm trở lên rồi
mới được xem xét đặc xá giảm án…Còn muốn giảm án cho phép Trịnh Xuân Thanh quay
trở lại Đức thì không theo thông lệ của Luật Đặc xá mà theo Luật đặc biệt, đặc
biệt…Đối với Trịnh Xuân Thanh để để được áp dụng điều này hiện đang vướng mấy
việc sau đây:
1/ Tòa án Đức kết luận Trịnh
Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc đưa về Việt Nam qau vụ án xét xử Nguyễn Hải
Long; Thế nhưng cái sự kết án đó, phía Việt Nam không thừa nhận và trước Tòa Việt
Nam, Trịnh Xuân Thanh cũng không bác bỏ việc mình về Việt Nam hầu tòa là do tự
nguyện?
Vậy thì lấy cớ gì để phía
nhà nước Đức can thiệp, ít ra phải có 1 cái công hàm gì đó của phía nhà nước Đức
gửi cho nhà nước, chính phủ Việt Nam cho phép Đức tiếp nhận lại Trịnh Xuân
Thanh dưới dạng tỵ nạn chính trị như trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài…Thanh
không nằm trong diện này!
2/ Nếu nhà nước Đức không
công khai có công hàm, chẳng nhẽ Đức gửi công hàm nêu lý do như phía Việt Nam
đã tuyên, xin cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức, khi Thanh tự nguyện hồi
hương để chịu án tham nhũng?
Ít ra, chỉ khi phía nhà nước
Việt Nam thừa nhận Thanh bị cưỡng chế về Việt Nam thì Đức mới có cớ can thiệp
lôi Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức!
3/ Nếu không có những điều
kiện công khai tiên quyết như đã nêu trên, chẳng nhẽ trong quyết định đặc xá của
Việt Nam lại ghi: Theo thỏa thuận giữa 2 nhà nước Đức và Việt Nam, không nêu lý
do chi tiết. Vì nêu chi tiết sẽ vướng: nêu lý do như Tòa án Đức đã tuyên tại
phiên Tòa xử Nguyễn Hải Long về trường hợp Trịnh Xuân Thanh thì không đời nào
phía Việt Nam chịu. Bằng chứng là Việt Nam đã thay đại sứ để tránh hệ lụy pháp
lý về vụ bắt cóc này rồi. Nếu thừa nhận bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì vừa qua
qua đại sứ Việt tại Đức Bùi Xuân Hưng đã ra Tòa nhận…
Như vây, phía Đức sẽ không
nêu lý do như trên nếu muốn can thiệp cho Thanh được giảm án?
Chẳng nhẽ, Đức lại nêu lý
do nhân đạo để xin giảm án cho Trịnh Xuân Thanh, xin cho Thanh được tái xuất,
đúng hơn là Đức muốn được nhận lại Trịnh Xuân Thanh để đoàn tụ gia đình khi
Thanh vẫn đang công dân Việt Nam, chưa nhập quốc tịch Đức, lại đang bị Tòa án
Việt Nam, công khai, minh bạch, dân chủ gấp vạn lần Tòa tư bản, kết án chung
thân về tội tham ô, tham nhũng…Hơn nữa Thanh đã tự nguyện rời Đức bỏ về Việt
Nam cơ mà?
Rõ ràng hiện tại phía Đức
chưa tìm ra được một lý do hy hữu minh bạch để có thể công khai can thiệp cho
Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức?
Phía Việt Nam lại càng
không có lý do pháp lý nào để trục xuất 1 tù nhân bị tòa tuyên án chung thân ra
nước ngoài để đoàn tụ gia đình nếu không có một sự can thiệp đặc biệt nào?
Không nhẽ nêu lý do trục
xuất Trịnh Xuân Thanh để được EU chấp nhận ký hiệp ước thương mại…Nếu đưa lý do
đó ra thì khác gì EU và nhà nước Việt Nam hành xử như đám xã hội đen, bắt người
rồi đòi tiền chuộc?
Muốn để Trịnh Xuân Thanh
được quay về Đức, phía quan chức, cơ quan chức năng 2 nước tất yếu phải đưa ra
được những lý do quang minh chính đại, phù hợp với luật pháp 2 nước. Còn trục
xuất theo những thỏa thuận không công bố như 1 quan chức đại sứ Việt tại Đức
trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo Lê Trung Khoa, Thời báo của Việt kiều tại
Đức thì khác gì cách làm của đám xã hội đen…
Tóm lại, việc Trịnh Xuân
Thanh được trở lại Đức e rằng hơi khó vì cả hai phía Việt Nam và Đức chưa có tiếng
nói chung khi nhìn nhận về hành vi của Trịnh Xuân Thanh: Tự về Việt Nam đầu thú
hay bị cưỡng chế, bắt về…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét