Viet Daonv Pham
Hà Nội với 2 lần xảy ra 2 vụ thảm sát cá ở Hồ Tây và một số hồ khác ở Đống Đa;
Vụ cá Hồ Tây chết liền kề với thời gian
Chùa Tĩnh Lâu bị đốt trụi. Chùa Tĩnh Lâu là ngôi chùa cổ, làm bằng gỗ tứ thiết
mà cháy trụi thành than do chập điện là một nghi án, câu hỏi chưa được cơ quan
chức năng Hà Nội trả lời? Chắc cơ quan chức năng HN tập trung binh lực theo dõi
những người biểu tình chống TQ…
Một nguồn tin do dân làng Võng Thị cung cấp: Trước
khi Chùa Tĩnh Lâu cháy, người ta thấy có 1 người trèo tường ra.
Trước khi cá Hồ Tây chết năm 2016, có một đoàn
khách Trung Quốc đến nghỉ tại một vài nhà khách lớn ven Hồ Tây. Đoàn này đi
đường bộ từ Lạng Sơn vào không đi theo đường hàng không?
Chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lê-Trịnh cạnh Hồ Tây bị cháy trụi
Vậy cá HT chết có do bị đầu độc và ai đầu độc? Cá
chết mới đây tại HT xảy ra trước 2 ngày khi Chính phủ tuyên bố hoãn thông qua
Luật Đặc khu?
Là người sống cạnh Hồ Tây hơn 20 năm; Hiện tượng cá
chết ngày nào tôi cũng thấy nhưng chết trắng và chết thối nhanh như 2 lần vừa
qua thì tôi chỉ thấy có 2 lần này...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng TQ Trì Hạo Điền từng tuyên
bố: “Sử dụng vũ khí sinh học, hủy diệt
nước Mỹ, bá chủ thế giới”...
Thế mà Bộ Nông nghiệp lại gửi công văn cho Hà
Nội lại chọn hợp tác với TQ để bảo tồn rùa Hồ Gươm là việc làm đe dọa tới an
sinh quốc gia.Vụ cá chết bất đắc kỳ tử của Cụ Rùa Hồ Gươn hiện vẫn chưa được
công bố Cụ chết vì bệnh gì hay bị ai đó đầu độc?
Một số quan chức vừa qua dư luận đồn là bị đầu đọc
vì có tư tưởng chống TQ?
Vậy thì Bộ NN và Hà Nội hợp tác với TQ bảo vệ Rùa
Hồ Gươm, một biểu tượng chống Trung Quốc có là hành vi cố ý trao tay giặc
" NỎ THẦN", hủy diệt thần tượng, biểu tượng chống giặc Hán...
Trong Luật Xuất bản và Luật Báo chí đều có điều luật cấm việc
viết lách hạ bệ thần tượng, các biểu tượng anh hùng dân tộc…
CỤ RÙA không còn thì biểu tượng này cũng tiêu tan.
Mà biểu tượng này có sức lan tỏa khích lệ lòng yêu nước, ý chí tự cường, đi vào
tiềm thức tâm linh của dân tộc Việt gấp vạn lần những biểu tượng thời trang,
thời thượng khác…
Thế mà giờ đây Bộ NN viết công văn giao cho Hà Nội hợp tác với
TQ để làm cái việc hủy diệt thần tượng có thật này của đất nước, dân tộc!
BỘ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hà Nội phải dừng ngày
hành vi Ú Ớ VIỆT GIAN NÀY!
Rùa Hồ Gươm gắn liền với lịch sử chống giặc phương bắc, giờ hợp
tác với giặc phương bắc để bảo tồn thì thông minh đấy !
Một nguồn tin do dân làng Võng Thị cung cấp: Trước khi Chùa Tĩnh Lâu cháy, người ta thấy có 1 người trèo tường ra.
Trước khi cá Hồ Tây chết năm 2016, có một đoàn khách Trung Quốc đến nghỉ tại một vài nhà khách lớn ven Hồ Tây. Đoàn này đi đường bộ từ Lạng Sơn vào không đi theo đường hàng không?
Chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lê-Trịnh cạnh Hồ Tây bị cháy trụi
Vậy cá HT chết có do bị đầu độc và ai đầu độc? Cá chết mới đây tại HT xảy ra trước 2 ngày khi Chính phủ tuyên bố hoãn thông qua Luật Đặc khu?
Là người sống cạnh Hồ Tây hơn 20 năm; Hiện tượng cá chết ngày nào tôi cũng thấy nhưng chết trắng và chết thối nhanh như 2 lần vừa qua thì tôi chỉ thấy có 2 lần này...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng TQ Trì Hạo Điền từng tuyên bố: “Sử dụng vũ khí sinh học, hủy diệt nước Mỹ, bá chủ thế giới”...
Thế mà Bộ Nông nghiệp lại gửi công văn cho Hà Nội lại chọn hợp tác với TQ để bảo tồn rùa Hồ Gươm là việc làm đe dọa tới an sinh quốc gia.Vụ cá chết bất đắc kỳ tử của Cụ Rùa Hồ Gươn hiện vẫn chưa được công bố Cụ chết vì bệnh gì hay bị ai đó đầu độc?
Một số quan chức vừa qua dư luận đồn là bị đầu đọc vì có tư tưởng chống TQ?
Vậy thì Bộ NN và Hà Nội hợp tác với TQ bảo vệ Rùa Hồ Gươm, một biểu tượng chống Trung Quốc có là hành vi cố ý trao tay giặc " NỎ THẦN", hủy diệt thần tượng, biểu tượng chống giặc Hán...
CỤ RÙA không còn thì biểu tượng này cũng tiêu tan. Mà biểu tượng này có sức lan tỏa khích lệ lòng yêu nước, ý chí tự cường, đi vào tiềm thức tâm linh của dân tộc Việt gấp vạn lần những biểu tượng thời trang, thời thượng khác…
Hợp tác với Trung Quốc bảo tồn rùa Hồ Gươm
21/07/2018 18:25 GMT+7
Bộ NN-PTNT cho rằng việc hợp tác với phía Trung Quốc là cơ hội tốt và có tính khả thi trong việc nhân giống rùa Rafetus swinhoei (còn gọi là rùa Hoàn Kiếm hay rùa Hồ Gươm) khi trên thế giới chỉ còn duy nhất 4 cá thể.
Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa mới có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei với phía Trung Quốc.
Theo Bộ NN-PTNT, tháng 5/2018, Tổng giám đốc cơ quan CITES Trung Quốc có thư gửi Bộ NN-PTNT đề xuất hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei (thường gọi là rùa Hoàn Kiếm). Đây là loại rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã giao Tổng cục Lâm nghiệp lấy ý kiến các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn rùa mai mềm.
Bộ này cho rằng, rùa Hồ Gươm thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thuộc Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đồng thời đây cũng là loài thuộc Danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
Hiện nay trên thế giới chỉ ghi nhận 4 cá thể của rùa loại này. Trong đó Trung Quốc đang lưu giữ 2 cá thể (1 con đực và 1 con cái) được nuôi giữ tại vườn thú Suzhou; tại Việt Nam ngoài cá thể rùa tại hồ Hoàn Kiếm đã chết, hiện ghi nhận 2 cá thể đang sinh sống tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh ở Hà Nội. Thế nhưng, các nhà khoa học chưa khẳng định được chính xác giới tính của 2 cá rùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam.
Theo Bộ NN-PTNT, việc bảo tồn 2 cá thể rùa đang sống tịa hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh là rất cấp thiết do nguồn nước đang bị ô nhiễm và chịu tác động các hoạt động khai thác thuỷ sản thiếu kiểm soát của người dân địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ này cho rằng, việc hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei với Trung Quốc là cơ hội tốt và có tính khả thi nhằm nhân giống, bảo tồn loài rùa này. Tuy nhiên, các cơ quan chuyên môn hai nước cần thảo luận chi tiết về kỹ thuật và điều khoản hợp tác trước khi thực hiện chương trình nhân giống bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei.
Bộ NN-PTNT đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao cơ quan, đơn vị có chức năng thuộc thành phố xây dựng Đề án và tổ chức các hoạt động rùa mai mềm Rafetus swinhoei.
Trước đó, vào tháng 1/2016, sau khi "cụ" rùa Hồ Gươm chết, các nhà khoa học cho biết chỉ còn 3 cá thể rùa loại này trên thế giới. Trong đó 2 cá thể ở Trung Quốc, còn 1 cá thể ở hồ Đồng Mô (Hà nội). Tuy nhiên, thời gian gần đây, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã phát hiện ra một cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Xuân Khanh ở Sơn Tây (Hà Nội). Theo đó, thay bằng con số 3, rùa Hoàn Kiếm hiện còn 4 cá thể trên toàn thế giới.
Bảo Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét