Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

“LUẬT ĐẶC KHU” CỦA VIỆT NAM PHÁ HỎNG KẾ “ VÂY NGỤY CỨU TRIỆU” CỦA MỸ; TỰ RƯỚC HỌA “LŨ QUÉT” CHO ĐẤT NƯỚC MÌNH

Phạm Viết Đào.

“Lũ quét” 1: Tạo điều kiện pháp lý tràn vào đầu tư, làm ăn sinh sống và ở lại lâu dài trong lãnh thổ Việt Nam
Điều kiện pháp lý này được thể hiện tại các điều luật sau đây:
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục I của Luật này được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định…”
(Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn)
Người Trung Quốc khi đã được cho phép nhập cảnh vào đặc khu thì được phép mua, sở hữu nhà, thuê, tặng, thừ kế nhà:
1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…”
(Điều 34. Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu)

 “Lũ quét” 2: Biến Chính phủ Việt Nam thành con nợ của Trung Quốc
“1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4.Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này…”
( Điều 32- Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đặc khu)
Với các quy định của Điều 32, một doanh nghiệp Trung Quốc hay FLC của “Quyết còi” vay tiền một ngân hàng nào đó của Trung Quốc, sau một thời gian mất khả năng cân bằng thu chi đành phải bán lại dự án để trả nợ và ăn ít phần trăm hoa hồng. Với cái điều luật 32 này thì chẳng mấy chốc Vân Đồn tưng bừng dự án do nhờ các nguồn tiền vay từ Trung Quốc?
Biển Đông không có vết tích gì mà Trung Quốc còn mang đá cát ra xây đảo, thành căn cứ đặt máy bay tên lửa để công bố là lãnh hải của mình. Còn Vân Đồn vay tiền Trung Quốc sờ sờ ra đấy thì cãi bay cãi biến làm sao. Chả nhẽ lúc đó Chính phủ Việt Nam cho cô Hằng lên công bố: Đấy, “Quyết còi” nay vay tiền của các ông nó lập dự án làm ăn, bây giờ nó nợ đìa ra, các ông bắc cân lên xem được mấy cân mấy lạng mà “ tùng xẻo” nó…
Theo thông tin báo chí, Vân Đồn đã xây xong sân bay đầu tư 5000 tỷ không lấy từ nguồn ngân sách mà do Sungup tự huy động vốn để đón đầu ? Mai đây, nếu sân bay không khai thác được, tháng năm một chuyến, tháng mười một chuyến thì hoặc Chính phủ phải đứng ra mà chuộc hoặc ậm ừ bán cho Trung Quốc, nếu không nó kéo Liêu Ninh vào sẽ thiệt hại hơn?!
Muốn chày cối, cùn kiểu đó thì phải cấp tốc hủy cái ý đồ lập đặc khu để ăn hoa hồng của Tàu đi. Nếu không rồi đây Chính phủ sẽ thành “CON TIN” của Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình đó…đó…
“Lũ quét” 3: Điều 6 và 7 Luật Đặc khu tước quyền tài phán của nhà nước trên lãnh thổ đặc khu
ĐIỀU 6 LUẬT ĐẶC KHU: ÁP DỤNG CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
 ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c) Trọng tài quốc tế;
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập;
đ) Tòa án Việt Nam.
3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế…”
Theo điều luật này, khi một doanh nghiệp nào đó của Trung Quốc vào làm ăn tại Vân Đồn, Vân Phong,Phú Quốc; nếu không hài lòng hoặc muốn bắt chẹt Việt Nam thì sẽ mời một tổ chức, cơ quan tài phán của Trung Quốc vào phân xử…
“Lũ quét” 4: Việt Nam có tiếng, có danh mà không có miếng
Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân đã trấn an dư luận: “ đầu tư vào đặc khu một đồng sẽ thu về hàng trăm, hàng ngàn đồng”…
Đây là phát biểu của người chưa từng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, hiểu được nội hàm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có yếu tố nước ngoài. Mặc dù chủ tịch Kim Ngân có thời làm Thứ trưởng Bộ tài chính, thế nhưng xin thưa với Kim chủ tịch: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thì tổng doanh thu, tổng doanh số hàng hóa, tổng vốn đầu tư chưa là cái gì cả, không nói lên gì hết…
Khi chủ tịch Kim Ngân nói đặc khu sẽ thu về hàng trăm hàng ngàn đồng ấy khi nhà nước chịu bỏ ra 1 đồng; Chắc đề cập tới tổng số vốn đầu tư của các nhà đầu tư đăng ký, cam kết bỏ vào đặc khu hay là con số tiền nhà nước Việt Nam thu được qua các sắc thuế và phí?
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam xưa nay: một vốn bốn lời đã là chuyện truyền thuyết thời ăn lông ở lổ; Còn thời hiện đại, xem xét hàng trăm doanh nghiệp nhà nước độc quyền toàn thấy hạch toán lỗ…Đến đào mỏ, đào dầu lên mua điện rồi bán cho dân, mua xăng về bán cho dân với thuế phí trên trời mà rồi vẫn cứ lỗ thì không biết cơ sở nào để kiểm chứng lời trấn an của Kim chủ tịch; 1 vốn trăm ngàn lời…
Xin dẫn ra đây một số điều trong LĐK cho thấy khả năng Chính phủ Việt Nam thu được cho ngân sách thông qua các sắc thuế phí là không đáng kể. Rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại đặc khu, mang dấu ấn, thế mạnh của đặc khu lại được miễn thuế, có loại còn miễn thuế tới những 30 năm…
LĐK được soạn ra có nhiều điều khoản ràng buộc trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của phía Chính phủ, chính quyền đặc khu với các nhà đầu tư tại đặc khu; Thế nhưng những sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý mà Chính phủ đặt ra với các nhà đầu tư nếu họ không vào đầu tư và hoạt động đúng như cam kết thì lại sơ sài, qua chuyện?
LĐK cho thấy có mấy điểm đáng chú ý sau đây:
1/ Miễn thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam qua ngả đặc khu
Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhập khẩu vào đặc khu dưới dạng chưa hoàn thiện, sau đó qua quy trình hậu cần, Luật Thương mại gọi là logistics, đóng gói , dán nhãn mác của đặc khu rồi xuất bán tại Việt Nam.
Qua “chiếc cầu” đặc khu,doanh nghiệp nước ngoài sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu hàng vào Việt  Nam, với điều kiện quá ngon: họ đầu tư vào đặc khu một cở sở logistics với vốn đầu tư tối thiểu 110 tỷ VNĐ là sẽ được miễn thuế nhập khẩu hàng vào Việt Nam?
2/) Miễn giám thuế thuê đất từ 15-30 năm cho các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực tài chính không ghi rõ bao nhiêu? Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết…?
Đó là những sắc thuế mang dấu ấn đặc khu, lợi thế của đặc khu nhưng lại bị giảm, miễn trong một thời hạn tù 15-30 năm. Những quy định pháp lý này, những ưu đãi thông thoáng này sẽ làm nhà nước, Bộ Tài chính không thu được thậm chí còn làm tổn thương tới doanh thu thuế nhập khẩu.
Các doanh nghiệp như Trung Quốc khi họ đổ hàng vào thị trường Việt Nam qua ngả đặc khu mà không qua các cửa khẩu truyền thống?
Vậy đặc khu làm lợi cho túi tiền ngân sách hay làm tổn thương, đặc khu góp phần làm thất tán thuế nhập khẩu, thuế đất đai để rồi thu về miếng gì?
 “Lũ quét” 5: Thiên đường buôn lậu, trốn thuế làm hài nhái, hàng giả…núp bóng thương hiệu Việt
Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn được quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.”
Phụ lục 1:
“CẢNG HÀNG KHÔNG, CẢNG BIỂN, THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế với quy mô vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng; kinh doanh vận tải hàng không; logistics với quy mô vốn tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ thương mại quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng; đầu tư kinh doanh dịch vụ tài chính quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh cảng biểnhàng hoá và hành khách quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
4. Xây dựng và kinh doanh trung tâm giải trí có thưởng quốc tế quy mô tối thiểu 1.000 tỷ đồng.”
( Mục IV Phụ lục 1)
Trong khoản 1, mục IV có đề cập tới thuật ngữ LOGISTICS, vậy LOGISTICS là gì?
Điều 233 Luật thương mại viết:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…”
Điều 29 của Luật Đặc khu cho phép thành lập các Khu thương mại tự do tại đặc khu:
“1. Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh hàng miễn thuế;
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm hàng hóa và dịch vụ;
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics;
đ) Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu thương mại tự do của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại khu thương mại tự do được ưu tiên về thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy địnhcủa pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Vân Đồn cách biên giới Trung Quốc trên 100 km.Theo lời của ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh:” Vân Đồn lại có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Bắc Bộ, có thể là cửa ngõ đường bộ hoặc đường biển của Trung Quốc với các nước ASEAN. Vùng đất này cũng nằm rất gần các trung tâm kinh tế của Trung Quốc như Quảng Đông, Hong Kong, Thâm Quyến… Điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến với Vân Đồn…”
Liệu chúng ta cố sống, cố chết lập ra một đặc khu, chắc chắn sẽ thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc vào để rồi trở thành một cơ sở hậu cần cho hàng hóa Trung Quốc tạm nhập, tái xuất sang các nước khác. Làm việc này Việt Nam tự nguyện làm thân phận của con lạc đà, những chú lừa gùi hàng qua sa mạc?
Điều băn khoăn ở đây là: Sangapo là một quốc đảo, không có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, ăn nên làm ra, giàu có phần lớn nhờ kinh doanh cái kiều LOGISTICS? Để thu được hiệu quả mô hình này, Sangapo xây dựng được một nền hành chính công lành mạnh, do đó mà hạn chế, ngăn chặn được tình cảnh “ ông đồng ( nhà nước) ăn một, bà cốt ( các nhóm lợi ích) ăn hai
Mặt khác, khách hàng qua lại làm ăn với LOGISTICS phần là khách hàng Mỹ, Tây Âu, Nhật, Hàn Quốc…là những khách hàng có lối kinh doanh sạch, đứng đắn, ít gian manh luôn trọng chữ Tín. Còn nếu xây dựng Vân Đồn thành đặc khu LOGISTICS cho Tàu thì chúng ta có tin được các doanh nghiệp Trung Quốc không gian manh biển lận ?
Hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển theo chiến lược xuất khẩu; Chính vì thế nên tiềm ẩn nhiều rủi ro vì lý do chính trị và vì chất lượng và thương hiệu. Trung Quốc hiện là một thế lực kình địch với nhiều trung tâm chính trị-kinh tế-quân sự của thế giới văn minh…
Vậy Việt Nam chấp nhận cùng hội cùng thuyền với cái đám cờ gian bạc bịp này để rồi chung chịu rủi ro, cạm bẫy khi nền hành chính công Việt Nam là một trong những nền hành chính nhơ nhuốc nhất toàn cầu; Đám quan chức, công chức Việt Nam đa phần toàn bọn ăn hại, đái nát, tham ăn tục uống…
Khi tạo tiền đề pháp lý để hình thành nên”cái bánh ĐK”, lập tức tạo điều kiện cho chúng thành cú thành cáo cả lũ khi cơ chế kiểm soát ở đây theo Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình thức đầu tư khác:”b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu…”
Nghĩa là người nước ngoài, tức người Trung Quốc quyết định mọi quyết sách, từ đồng tiền hạt gạo tới tiếng nói.
Như vậy, với cơ sở pháp lý như trên rất dễ biến Vân Đồn thành thành đặc khu của đám ma cô bắt tay với những Ba Tàu quỷ quyệt. Không mấy chốc Vân Đồn thành Crime như nhiều người đã dự đoán!
Hơn ai hết, Quảng Ninh đã từng hiểu hệ lụy của vụ nạn kiều người Hoa 1977-1978; Chỉ cần mấy ông Ba Tàu ở Vân Đồn bị hắt hơi sổ mũi vì lý do không đâu, lập tức Trung Quốc sẵn sàng xua cả triệu quân sang để giải cứu?
Lúc đó lại phải tổng động viên con em nông dân ăn đói mặc rách ra để mà xả thân đánh đuổi giặc Tàu xâm lược?
Mỹ đang phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà thực chất đang sử sử dụng một trong những kế trong Binh pháp Tôn tử “ Vây Ngụy cứu Triệu”.
Mỹ bao vây, phong tỏa, đánh thuế cao với hàng hóa Trung Quốc để gây sức ép, buộc Trung Quốc từ bỏ các hành động chạy đua vũ trang trên Biển Đông, bắt nạt các nước làng giềng đang là đồng minh thân cận với Mỹ trong đó có Việt Nam.
Việc Việt Nam mở đặc khu tạo điều kiện cho hàng hóa Trung Quốc mượn danh hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Đó là hành vi đi đêm, mở cửa sau lén lút để giải vậy cho Ngụy-Tàu của Việt Nam?
Hành vi này chẳng khác tự lấy đá ghè chân minh. Trung Quốc khi nó thoát được cuộc bao vây này rồi, chắc chắn sẽ quay lại ăn tươi nuốt sống Việt Nam…
P.V.Đ.






Không có nhận xét nào: