Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Hai phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đều có hơn 1.000 giờ bay tích lũy

Hoàng Đan | 

Hai phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đều có hơn 1.000 giờ bay tích lũy
Những bộ phận của máy bay ở hiện trường.

Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hiện thi hài 2 phi công hy sinh trong vụ rơi máy bay Su22 đã được đưa về Nhà tang lễ Quân khu 4 (TP.Vinh, Nghệ An) để chuẩn bị làm lễ truy điệu.

Tối 26/7, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Quốc phòng và các đơn vị đã tìm thấy thi thể 2 phi công hy sinh trong vụ máy bay Su-22U gặp sự cố và rơi tại Nghệ An.
Trao đổi với PV vào sáng 27/7, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết, Bộ Quốc phòng đã giao cho các cơ quan chức năng và Quân chủng Phòng không - Không quân tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ tiến hành giải mã hộp đen máy bay để làm rõ nguyên nhân.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nêu rõ, theo quy định, quân đội sẽ tạm thời đình chỉ toàn bộ các hoạt động bay huấn luyện, chờ làm rõ nguyên nhân sự cố máy bay rơi.
Lãnh đạo Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, sự việc xảy ra rất đáng tiếc nhất là trong dịp ngày thương binh - liệt sỹ 27/7.
Do đó, hiện nay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giao cho các cơ quan của Bộ, Quân chủng đang phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương làm tốt công tác chính sách, chủ động thăm hỏi, động viên gia đình hai phi công hy sinh.

BÍ QUYẾT THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN: LUYỆN ĐƯỢC THÉP VŨ MÔN ĐỂ CHẾ RA SÚNG NÒNG DÀI

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.
Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Trung Quốc: ngoài bị cô lập, trong bị rối loạn

Thực Hiện
 -
70

Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi quá nhanh và ngày càng có thêm những tình huống bất ngờ! Trục Mỹ, Liên Âu, Nhật, Ấn Độ, Úc…và Nga đã được hình thành. Trong khi đó thì Trung Quốc ngày càng rơi vào thế bị cô lập từ bên ngoài và bị rối loạn từ bên trong.
Mỹ và Liên Minh Châu Âu vừa ký một thoản thuận bằng cách Mỹ sẽ không đánh thuế thép và nhuôm của Liên Minh Châu Âu, nhưng đổi lại Liên Minh Châu Âu sẽ phải mua dầu và nông sản của Mỹ. Đây là những thỏa thuận quan trọng sau một thời gian dài đám phán giữa Mỹ và Liên Minh Châu Âu.
Diễn biến giữa Mỹ và Nga cũng có những thay đổi nhanh chóng sau hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin. Sau khi kết thúc hội nghị Thượng đỉnh tại Phần Lan và Tổng Thống Putin trở về Nước Nga thì ngay lập tức báo chí Nga đã công kích, bêu xấu Trung Quốc một cách thậm tệ.
Trung Quốc đi nước cờ bằng cách chạy sang Liên Minh Châu Âu để vận động chống lại chính sách đánh thuế của Mỹ, nhưng đã bị Liên Minh Châu Âu từ chối và đưa ra lời khuyến cáo là Trung Quốc cần phải xem lại trong vấn đề gian lận thương mại. Trung Quốc đã bị thất bại nhục nhã trong chuyến đi vận động Liên Minh Châu Âu.

Vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp

 Thu Hằng
Vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp
Từ đầu năm 2018, Pháp liên tục triển khai nhiều hoạt động nhằm gia tăng hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và bảo vệ lợi ích hàng hải tại vùng biển, nơi Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng.

Đầu tiên phải kể đến Đối Thoại Quốc Phòng Pháp-Việt lần hai, diễn ra ngày 11/01/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh (lần đầu tiên tại Paris vào tháng 11/2016). Dù không nêu chi tiết, nhưng theo The Diplomat, hai bên thỏa thuận tăng cường các chuyến thăm Việt Nam của chiến hạm Pháp.
Ngày 10/03, nhân chuyến thăm Ấn Độ, tổng thống Macron và thủ tướng Modi cùng ký thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác. Chỉ sau đó hai ngày, ngày 12/03, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire ghé cảng Manila. Sự kiện được đại sứ Pháp tại Philippines đánh giá : “Pháp đảm nhận đầy đủ vai trò cường quốc Thái Bình Dương”của mình, cũng như thực hiện “cam kết quân sự đối với an ninh khu vực Đông Nam Á”.
Đến ngày 02/05, tổng thống Pháp thăm Úc và khẳng định “không một quốc gia nào có quyền thống trị khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” trong buổi họp báo chung với thủ tướng Turnbull tại Canberra.

Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh

bbcvietnamese.comĐảng XH Pháp
Sử sách ở Việt Nam khi viết về giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc đều nhắc đến nhân vật Mikhail Borodin nhưng không nhiều.
Người ta thường chỉ nói ông Hồ từng làm phiên dịch cho người đại diện của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc.
Nhưng Mikhail Borodin không phải là một đại diện bình thường mà đã đóng vai trò chính trị hàng đầu ở Trung Quốc trong thập niên 1920.
Ông là một trong số rất ít người từ châu Âu sang để chỉ huy cả hai lực lượng cộng sản và Quốc Dân Đảng nhằm thống nhất Trung Quốc.
Nhưng sau khi về nước, ông đã bị chế độ Stalin bỏ tù và giết chết.

LƯU Ý Ô. NGUYỄN ĐỨC CHUNG: RÙA HỒ GƯƠM BỆNH TỪ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG, THĂNG 19/1/2016 TRƯỚC ĐH ĐẢNG XII HAI NGÀY

Phạm Viết Đào.

Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn lệnh cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hợp tác với 1 viện nghiên cứu của Trung Quốc làm cái việc lai tạo, nhân giống, nhân bản để bảo tồn rùa Hồ Gươm với Rùa Trung Quốc…
Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa mới có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei với phía Trung Quốc.
Theo Bộ NN-PTNT, tháng 5/2018, Tổng giám đốc cơ quan CITES Trung Quốc có thư gửi Bộ NN-PTNT đề xuất hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei (thường gọi là rùa Hoàn Kiếm). Đây là loại rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã giao Tổng cục Lâm nghiệp lấy ý kiến các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn rùa mai mềm.
Bộ này cho rằng, rùa Hồ Gươm thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thuộc Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đồng thời đây cũng là loài thuộc Danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
 Bộ NN-PTNT cho rằng việc hợp tác với phía Trung Quốc là cơ hội tốt và có tính khả thi trong việc nhân giống rùa Rafetus swinhoei (còn gọi là rùa Hoàn Kiếm hay rùa Hồ Gươm) khi trên thế giới chỉ còn duy nhất 4 cá thể…”
Nội dung công văn này làm cho người đọc liên tưởng tới hoạt động môi giới kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Trung Quốc; Sở dĩ có hoạt động này vì do chính sách mỗi cặp vợ chồng Trung Quốc chỉ được quyền đẻ một con nên một đất nước có truyền thống trọng nam khinh nữ rơi vào khủng hoảng thiếu đàn bà…mất cân bằng sinh thái về giới…
Do hoạt động này đã gây ra nhiều tai họa cho phụ nữ Việt Nam nên nhà nước không khuyến khích các hoạt động môi giới kết hôn phụ nữ Việt với đàn ông Trung Quốc. Bởi hoạt động này dễ xô đấy chị em Việt Nam vào hoàn cảnh bị đát. Tóm lại, hoạt động môi giới kết hôn phụ nữ Việt với đàn ông Trung Quốc bị nhà nước coi là bất hợp pháp…
Thế mà, BT Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường lại gửi công văn, dấu quốc huy, xé rào thúc dục Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung hợp tác với Trung Quốc để phối giống Rùa Hồ Gươm với Rùa Trung Quốc; Rùa Hồ Gươm lại là biểu tượng linh thiêng chứ không như chị em Việt Nam chỉ có mỗi chức năng sinh đẻ, duy trì nòi giống…

Nhân chuyện này, bloc-fb Phạm Viết Đào xin đưa lại một bài viết trước Đại hội XI về các thiên tượng, địa tượng của Hà Nội trong đó có chuện Cụ Rùa Hồ Gươm bị nhiễm bệnh…

Tùy bút của Phạm Viết Đào.

Hôm nay đúng 8 giờ ngày 12/1/2011,tại Trung tâm hội nghị quốc tế Mỹ Đình Hà Nội đã chính thức khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Thời tiết Hà Nội hôm nay nói riêng và khu vực miền bắc nói chung đang tiếp tục phải hứng chịu một đợt rét đậm, rét hại hy hữu, kéo dài bất thường…Theo cơ quan dự báo thời tiết thì đợt rét đậm rét hại tiếp tục bổ sung, tăng cường cho tới ngày 20/1/2011, nghĩa là cho tới lúc bế mạc Đại hội Đảng ? Cơ quan dự báo thời tiết còn dự báo đợt rét đậm, rét hại này có khả năng kéo dài qua Tết Nguyên Đán ?
Sự giở quẻ của thiên nhiên vốn luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc, ẩn họa; sự ngẫu nhiên hay đây thật sự là “điềm” mang ẩn ý, thông điệp gì đây của trời, của đất?
Quan sát những biến cố lớn của lịch sử, trước các biến cố lớn thường có các hiện tượng thiên nhiên kèm theo như một chỉ dẫn, một điềm báo khó lòng giải thích ?

Rồng Vàng hiện về trên Đền Đô vào dịp giỗ…

Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, sử sách đã ghi Rồng Vàng xuất hiện! Nhà Lý đã tồn tại được 216 năm.

Cụ Rùa thương tích đầy mình trong năm Đại lễ ngàn năm Thăng Long

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Kỳ 2: Cái vĩ đại của D. Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ

 

VietTimes -- “Trump làm chủ nền chính trị Hoa Kỳ, ông ấy biết rất rõ về nó, lúc nào cần khuấy đảo nó, lúc nào cần cho nó nghỉ một chút, ông ấy đều làm được. Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ”- Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt.
Nguyễn Trần Bạt: Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ
Nguyễn Trần Bạt: Cái vĩ đại của Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ, làm chủ tiềm năng kinh tế, kỹ thuật, quân sự của Hoa Kỳ
Tôi linh cảm Trump sẽ có nhiệm kỳ nữa
Theo ông sự lãng mạn của Trump trong nhiệm kỳ 2 có bị đe dọa không, bởi vì hiện nay ở nước Mỹ đã hình thành nhiều nhóm chống Trump?
-Nước Mỹ là một quốc gia khởi nghiệp, ở đó luôn luôn hình thành các nhóm “kiếm ăn”, cho nên nếu chúng ta  tin vào những thông tin như thế thì không thấy được nền chính trị Mỹ. Có thể với tốc độ phát triển rất nhanh thì sự biến động của phát triển sẽ làm cho nước Mỹ có những thay đổi về chính trị.
Liệu chất lượng chính trị của cái cộng đồng mà Trump lấy làm lực lượng ấy có gì biến động ở nhiệm kỳ sau không, chưa ai biết được. Cho đến hết nhiệm kỳ này, Trump vẫn có thể dựa vào những lựa chọn cũ của mình, nhưng sau đó rất có thể ông ấy sẽ phải thay đổi cách thức để có thêm nhiệm kỳ nữa.
Kỳ 2:  Cái vĩ đại của D. Trump chính là làm chủ một cách thực sự nền chính trị Hoa Kỳ - ảnh 1
Nếu không phải là Donald Trump đắc cử Tổng thống thì ông hình dung nước Mỹ sẽ thế nào ở nhiệm kỳ này?

Hà cớ gì phải hợp tác với Trung Quốc để bảo tồn rùa Hồ Gươm?

 

 -
Mấy hôm nay hay nghĩ nhiều vể dự án Hà Nội hợp tác với Trung Quốc để bảo tồn cụ rùa Hồ Gươm bỗng nhận được tin chiếc Su-22U của Quân chủng Phòng không Không quân bị rơi tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) mà chợt rùng mình. Nhân đây xin tản mạn về chuyện phá hoại hồ Tây dưới phạm trù tâm linh.
1. Chuyện Hồ Tây, bây giờ mới kể
1.1. Chuyện ngày xưa
Hồ Tây là khu đất linh thiêng của Việt Nam với bao truyền thuyết, nơi có trâu vàng ẩn bóng. Long mạch của Hà Nội cũng như của Việt Nam là ở đây. Trong lịch sử đã từng có nhiều pháp sư Tàu sang tìm cách trấn yểm, phá linh khí “ Trâu Vàng” để tận diệt hiền tài của đất Việt nhưng đều thất bại. Long mạch hồ Tây bị triệt, huyệt đạo quốc gia bị triệt thì đầu óc sẽ u tối và tai họa sẽ khôn lường. Cũng chính vì lẽ đó mà đến tận bây giờ, họ vẫn luôn tìm mọi cách để triệt cái Long mạch linh thiêng đó.
Hồ Gươm (Hà Nội)
Chùa Trấn Quốc – Hồ Tây

AI NÂNG ĐỠ TƯỚNG BÙI VĂN THÀNH-NGUYỄN TẤN DŨNG HAY TRƯƠNG TẤN SANG?

Chân dung Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vừa bị đề nghị kỷ luật

ĐỨC HOÀNG - 27/07/2018 17:22
-Tháng 8/2014, ông Bùi Văn Thành được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Công an.
-Cùng ngày nhận chức thứ trưởng, ông Bùi Văn Thành được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng, phụ trách công tác Hậu cần - Kỹ thuật CAND, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
(VNF) - Trung tướng Bùi Văn Thành từng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Công an vào tháng 8/2014.
1
Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an vừa bị đề nghị kỷ luật
Như VietnamFinance đã thông tin, từ ngày 24 đến 26/7, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chặn lô hàng 2 tỉ USD ( của Trung Quốc) tuồn vào VN để né thuế cao của Mỹ

PLO

Cơ quan Hải quan đã phối hợp với công an ngăn chặn một vụ việc nhập khẩu nhôm tại Bà Rịa-Vũng Tàu lên tới hàng trăm ngàn tấn, trị giá 2 tỉ USD.
“Quá trình rà soát đã phát hiện những lỗ hổng trong quá trình tiền kiểm và hậu kiểm của các cơ quan chức năng đối với hàng phế liệu”. Đó là phát biểu của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) Nguyễn Văn Cẩn tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác sáu tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2018 vào ngày 26-7 vừa qua.

CỘNG THÊM VĨNH, HÓA SẼ LÀ 11 TƯỚNG CƯỚP; BAO GIỜ ĐỦ 40 TÊN...ĐỂ RỦ ALIBABA SANG LÀM BĂNG TRƯỞNG?

7 tướng Công an, 2 tướng Quân đội từ cấp Trung tướng trở lên bị xem xét kỷ luật


Từ ngày 24 đến 26/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an
1- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
2- Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
3- Đồng chí Trung tướng Bùi Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu thực hiện quản lý, sử dụng đất an ninh của ngành Công an khi được giao phụ trách lĩnh vực này.
4- Đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV. Cá nhân đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV. Qua kiểm tra, đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách.

Mua điện của Trung Quốc: lợi bất cập hại

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 Photo courtesy of EVN
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo cho thấy Việt Nam bị đe dọa sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Để giải quyết, một trong những giải pháp mà Bộ này đưa ra có việc sẽ tăng cường mua điện từ Trung Quốc.
Vấn đề lợi, hại ra sao khi tăng cường mua điện của Trung Quốc?

Vì sao tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ?

Mai Vân

mediaHầu như người Việt ở đâu cũng chống Trung Quốc. Một ví dụ: Sinh viên Việt Nam biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 25/02/2016.REUTERS/Romeo Ranoco
Mới đây, vào thượng tuần tháng 7/2018, biểu tình chống dự luật Đặc Khu đã đồng loạt nổ ra nhiều nơi tại Việt Nam, với những khẩu hiệu chống Trung Quốc xuất hiện rộng khắp, bất chấp việc chính quyền liên tục biện minh rằng từ Trung Quốc không hề có trong dự luật. Trong một bài phân tích công bố ngày 07/07/2018, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales), đã điểm qua một loạt nhân tố tạo nên tâm lý chống Trung Quốc rất mạnh nơi người Việt Nam ngày nay.





Theo giáo sư Thayer, ngoài các nhân tố khách quan mang tính chất địa lý lịch sử, một loạt động thái chèn ép của Trung Quốc đối với Việt Nam trong thời kỳ hiên đại cũng duy trì tâm lý ghét Trung Quốc nơi người Việt Nam, từ việc không muốn Việt Nam thống nhất sau khi chiến tranh kết thúc, ủng hộ Khơme Đỏ đánh phá Việt Nam, trực tiếp xua quân đánh vào miền Bắc năm 1979, cho đến tranh chấp Biển Đông, đánh Việt Nam giành đảo, đem giàn khoan vào khiêu khích trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, gây sức ép cấm Việt Nam khoan dầu trong khu vực mà Bắc Kinh cho là của Trung Quốc…
Trong bài phân tích, giáo sư Carl Thayer trước tiên nhắc lại :
Tôi đã từng viết một bài với tựa đề « Sự khắc nghiệt của địa lý: Chiến lược của Việt Nam đề ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông » để mô tả quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tôi đã chơi chữ dựa theo tựa đề một quyển sách về lịch sử Úc của Geoffrey Blainey « Sự khắc nghiệt của khoảng cách ». Tác giả muốn nói – đây là tôi nói thay ông ấy - là Úc sẽ dễ chịu hơn nếu là một lục địa ở giữa Đại Tây Dương, giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ, giữa tuyến đường vòng quanh trên thế giới từ đất mẹ Anh Quốc. Đấy là tôi chơi chữ với ngụ ý châm biếm.

TRỊNH XUÂN THANH CÓ ĐƯỢC TRỤC XUẤT TRỞ LẠI ĐỨC NHƯ DƯ LUẬN VẦN ĐỒN ĐOÁN?

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Trịnh Xuân Thanh
Đài RFI của Pháp vừa đưa tin:”Trong phán quyết được công bố ngày 25/07/2018, một tòa án tại Berlin đã tuyên phạt 3 năm và 10 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Hải Long, người thú nhận đã giúp an ninh Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô nước Đức vào tháng 7 năm 2017, để đưa về nước, nơi ông Thanh bị kết án tù chung thân về tội tham nhũng…
(http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180725-duc-bi-cao-trong-vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh-bi-an-gan-46-thang-tu)
Như vây, phía Tòa án án Đức đã chính thức có kết luận về vụ Trịnh Xuân Thanh qua xét xử và tuyên án Nguyễn Hải Long, công dân Việt Nam làm ăn sinh sống tại SEC, bị phạt 3 năm 10 tháng tù do đã thú nhận việc tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Qua phán quyết của Tòa án Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc chứ không tự nguyện về Việt Nam để được hưởng cái án chung thân?

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

‘Xử lý nội bộ’: Làm sao Nguyễn Thiện Nhân dám ‘xử’ Lê Thanh Hải?

Trong lúc cơ quan Thanh tra chính phủ vẫn như giấu biến bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, vào ngày 16/7 – tức trùng với chuyến ‘công du’ Thủ Thiêm của quan chức Nguyễn Thiện Nhân, Thành ủy TP.HCM đã ra thông báo “sẽ thành lập Tổ công tác giải quyết các trường hợp kiến nghị, khiếu nại liên quan công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm tổ trưởng, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách đô thị làm tổ phó…”.

Làm sao ‘bản lĩnh Nguyễn Thiện Nhân’ (phải) dám ‘xử’ Lê Thanh Hải? Ảnh: Báo Mới
Đã khá rõ là bản thông báo trên đang muốn thay thế cho bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm, tức ‘khúc xương’ Thủ Thiêm quá khó gặm đã được Thủ tướng Phúc thảy cho chính quyền TP.HCM, sau những dấu hiệu không kém rõ ràng về việc ông Phúc không muốn nhúng tay trực tiếp vào vụ việc này vì sợ đụng chạm quá nhiều kẻ ‘ăn đất’, bị dân chửi và dĩ nhiên sợ bị ‘mất uy tín’, và do vậy ông Phúc muốn ‘chạy làng’.