Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

CĂN CỨ VÀO CHỦ THUYẾT MARX-LÊ: ĐẾ QUỐC CS TRUNG HOA CHẮC CHẮN SẼ BỊ SỤP ĐỔ


Soi sáng chiến tranh thương mại do Mỹ phát động bằng chủ nghĩa Marx-Lenin



 
Chu Mộng Long:
Tiêu đề bài viết này sẽ làm cho nhiều người bật cười. Soi ánh sáng chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc chiến tranh do ông trùm chủ nghĩa tư bản phát động khác nào lấy hồn Trương Ba soi vào da anh Hàng thịt?

Nhưng sự đời chẳng biết ai hồn Trương Ba, ai da Hàng thịt. Bài bình luận này hoàn toàn khách quan, không định kiến ý thức hệ và chính trị.
Marx và sau đó là Lenin đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc, một hình thái chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền kinh tế kéo theo độc tài chính trị, và tất yếu sinh ra chủ nghĩa quân phiệt đe dọa loài người.
Các nhà tuyên giáo Việt Nam gần đây hay nói đến “chủ nghĩa tư bản thân hữu” hay “lợi ích nhóm” mà quên rằng, lợi ích nhóm là tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Có điều ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, các nhóm lợi ích bị tách ra khỏi nhà nước, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài để các nhóm lợi ích cạnh tranh tự do trong thị trường tự do. Trong khi chủ nghĩa tư bản ở các nước độc tài, các nhóm lợi ích gian lận được nhà nước bảo kê và trở thành tư bản độc quyền. Tất nhiên, ở những nhà nước độc tài nhỏ, các nhóm lợi ích của nó không chỉ dựa vào nhà nước nhỏ trực tiếp bảo kê cho nó mà còn phụ thuộc vào nhà nước độc tài lớn hơn bảo kê. Nhà nước độc tài lớn đó mới là hiện thân của chủ nghĩa đế quốc.
Không thể nghi ngờ Trung Quốc đang là một đế quốc mà sức bành trướng của nó đang phủ khắp thế giới gây mối nguy toàn cầu. Sức mạnh bành trướng ấy nhờ các thủ đoạn:
1) Vơ vét tài nguyên trong nước lẫn tài nguyên các nước phụ thuộc bất chấp vấn đề môi trường để làm giàu.
2) Bảo kê, thực chất là thôn tính các tập đoàn tư bản thân hữu ở các nước phụ thuộc, trong đó có những trò lập đặc khu kinh tế, mua bán người, cờ bạc, đĩ điếm, và sản xuất hàng hóa độc hại. Kể cả thôn tính luôn các tập đoàn ở các nước tư bản hiện đại như Mỹ và châu Âu bằng các trò hợp tác và buôn bán gian lận.
3) Thuê nhân công với giá rẻ mạt để bóc lột. Vơ vét thuế của dân để nuôi dưỡng bộ máy khổng lồ của nhà nước, nuôi dưỡng lực lượng chuyên chính để đàn áp dân.

Trung Quốc lệnh cấm cửa, Việt Nam vội vơ về: Cơ hội đáng sợ; Phế liệu được ồ ạt “tuồn” vào Việt Nam bằng thủ đoạn tinh vi

01/08/2018  03:00 GMT+7

 Trung Quốc cấm nhập hầu hết các loại phế liệu, lập tức các DN Việt tăng nhập về. Một thị trường ngàn tỷ, một cơ hội đầy hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng sợ. Mỗi năm, các doanh nghiệp ở Việt Nam bỏ ra tới hàng tỷ đô la để nhập khẩu các loại phế liệu về làm nguyên liệu sản xuất. Nhưng nhiều kẽ hở trong việc quản lý đã khiến nhiều cảng biển ở Việt Nam đang ngập trong hàng nghìn container phế liệu “vô chủ”.
Chi tỷ đô nhập phế liệu, hàng nghìn container bỏ ở cảng
Tại buổi họp báo về công tác quản lý phế liệu nhập khẩu ngày 30/7, ông Âu Anh Tuấn, quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết: Thời gian qua, sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống gây bức xúc trong dư luận.
Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm, đã có tới hơn 1,2 tỷ USD phế liệucác loại nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó gần 1 tỷ USD là phế liệu sắt thép. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến gần 200% so với cả năm 2017 (lượng phế liệu nhựa, giấy, sắt thép cả năm 2017 là hơn 1,7 tỷ USD).
Trung Quốc lệnh cấm cửa, Việt Nam vội vơ về: Cơ hội đáng sợ
Phế liệu nhập khẩu tràn lan ở các cảng.
Phế liệu nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là từ Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Tuy nhiên, nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp không đến làm thủ tục hải quan hoặc không được cơ quan hải quan giải quyết thủ tục thông quan.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Thái Bá Tân - Được an ninh đến chơi nhà, mua sách

Nhà thơ Thái Bá Tân cho biết: “Chiều nay an ninh gọi điện, bảo sắp tới sẽ đến chơi nhà. OK, lúc nào cũng được“. Và ông đã làm một số bài thơ về vụ này.

Nhà thơ Thái Bá Tân
1
Đã vượt qua nỗi sợ,
Nay tôi chẳng sợ gì,
Ngoài dân tình loạn lạc,
Chiến tranh và chia ly.

2
Xã hội có phản biện
Là phúc cho nước nhà.
Người dân còn phản đối
Càng phúc cho nước nhà.

Là vì dân chưa chết,
Còn day dứt với đời.
Và quan trọng hơn cả –
Còn muốn được làm người.

Bờ cát nhỏ trước triệu khối nước lũ: Vạn dân Hà Nội nguy cấp

30/07/2018  23:21 GMT+7

 - 300 cán bộ, chiến sĩ cùng 400 người dân xã Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Nội) được huy động đắp đê cả ngày hôm nay, ngăn không cho nước tràn qua.
XEM CLIP:
Mực nước lũ chiều nay đã dâng cao lên mức báo động 3, hơn 2km đê đoạn chạy qua xã Thanh Bình (Chương Mỹ, Hà Nội) đứng trước nguy cơ nước lũ tràn qua. Ngay sau khi nước tràn qua đê hữu Bùi, để khắc phục sự cố và sẵn sàng phòng chống vỡ đê, huyện Chương Mỹ đã huy động toàn bộ lực lượng gia cố đê tả Bùi.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết, sau trận mưa lớn đêm 20/7, nước rút rất chậm, 3 ngày trở lại đây nước bắt đầu lên nhanh, trên mức báo động 3. Đêm qua, huyện đã huy động 400 người dân gia cố đê xuyên đêm, đến hôm nay thêm 300 cán bộ chiến sĩ của các đơn vị quân đội tham gia.
Chánh VP Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Đỗ Đức Thịnh thông tin với báo chí, nghiêm trọng nhất bây giờ đối với Hà Nội là lũ đang đe dọa đê tả Bùi của huyện Chương Mỹ.
TP đang khắc phục, tăng khả năng chịu đựng của đê. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thì đêm nay, Hòa Bình sẽ có mưa to và nước sẽ dồn về ép vào sông Bùi, khả năng lên cao hơn.
"Mực nước ở sông Bùi đoạn Yên Duyệt là 7,52m; nếu đúng như dự báo nước sẽ lên khoảng nửa mét nữa là 8m thì tình hình sẽ hết sức nghiêm trọng đối với huyện Chương Mỹ" - ông Thịnh nhận định.
đê Chương Mỹ,ngập lụt,Hà Nội,mưa lũ ở Hà Nội
Khoảng gần 2km hàng rào bao cát đã được bộ đội và nhân dân thiết lập

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO TRANH LUẬN VỚI GS KINH TẾ MỸ TRẦN HỮU DŨNG VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG TRÊN BBC

Có nên quan ngại về thương chiến Mỹ - Trung?

Hôm 13/7/2018, bên lề một Hội thảo tư tại Warsaw, Ba Lan, Giáo sư Trần Hữu Dũng nêu quan điểm với BBC trong bài viết có tựa đề 'Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến', cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra là 'khó lường', với vấn đề lớn là 'không ai biết được hết quy mô thiệt hại' cho nền kinh tế thế giới mà nó gây ra.
Trong khi đó, vẫn theo nhà kinh tế học này, có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo của Mỹ dường như không có một 'kế hoạch' được điều nghiên rõ ràng, cùng lúc, dường như Ban cố vấn kinh tế và nội bộ Đảng Cộng hòa cũng có 'hạn chế' trong ảnh hưởng hoặc tác động, kiểm soát với các chính sách của Tổng thống Mỹ.
Giáo sư Trần Hữu Dũng còn bày tỏ lo ngại vì cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động không những gây 'thiệt hại cho kinh tế bây giờ' mà còn 'đem vào một sự không chắc chắn về tương lai', gây ảnh hưởng đến 'đầu tư ngoại quốc', đầu tư quốc tế.
Bài viết này xin trao đổi và tranh luận với GS Trần Hữu Dũng về những "quan ngại" trên của ông.

Theo tôi, lịch sử chính trị của nước Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua sau chiến tranh Việt Nam, dễ dàng nhận thấy hai cột mốc đối ngoại.
Thứ nhất là với sự dẫn dắt theo đường lối diều hâu của các "nhạc trưởng" người của Đảng Cộng hòa đã làm cho Liên Xô sụp đổ và thứ hai bằng đường lối đối ngoại bồ câu, ôn hòa, chung sống hòa bình, dân chủ hóa nền chính trị thế giới được dẫn dắt bới các nhạc trưởng người của Đảng Dân chủ (Clinton-Obama), chính Mỹ không ai khác đã làm sổ lồng, đánh thức con hổ dữ phương đông đó là Trung Quốc?
Nguyên nhân nào đã xô đẩy Liên Xô tới sự sụp đổ năm 1991? Theo người viết bài này, Liên Xô sụp đổ do bởi tác nhân của hai chính sách cân não của Đảng Cộng hòa "rủ rê" Liên Xô chạy đua vũ trang và tìm cách hạ giá dầu xuống đáy nhằm làm thủng túi ngân sách của Liên Xô, vì đây là hàng xuất khẩu thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô.

Trung - MỹBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHàng hóa của Trung Quốc tại một cảng Container ở Nam California, Mỹ

Với việc hạ giá dầu tới mức cận đáy, cuối những năm 1980 giá dầu thế giới có lúc xuống mức 36 USD/thùng đã làm cho Liên Xô kiệt quệ nguồn thu, thâm thủng cán cân thương mại… Hai đòn cân não này khiến cho Liên Xô, ông anh cả của phe XHCN và 15 nước cộng hòa, thực chất là thuộc địa kiểu XHCN không đánh mà tan bởi "hết cơm hết rượu hết ông tôi".

"GIẬN CÁ CHÉM THỚT", TRUNG QUỐC ÁP THUẾ 50 % GẠO NHẬP CỦA VIỆT NAM; DÂN HÀ GIANG, TỈNH BIÊN GIỚI TÌM ĐƯỜNG XUẤT LẬU...

Phạm Viết Đào.


Cay cú vì thấy có vẻ Việt Nam không chịu ngoan, bảo gì nghe nấy, không chịu thông qua Luật Đặc khu do áp lực của dân vốn rất ghét chính phủ TQ tợn. Trung Quốc lập tức nâng thuế nhập khẩu gạo lên 50% để chơi lại Việt Nam, mặc dù Việt Nam vẫn được coi là bạn vàng...
Hàng năm, Việt Nam xuất sang Trung Quốc trên 1 tỷ USD về gạo. Cái đòn tăng thuế này kể cũng gây khó chịu cho nông dân Việt Nam...Nhưng dân Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ có đối sách. 
Không xuất được chính ngạch thì tìm cách xuất lậu qua đường tiểu ngạch vì 2 nước có đường biên giới dài, núi non hiểm trở. Trung Quốc kiểm soát hàng Việt Nam xuất sang không thể như kiểm soát hàng Mỹ.
Xin đưa lại bài viết cách đây mấy năm về cảnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch của tiểu thương Hà Giang. Phương thức xuất khẩu bất đăc dĩ này nhằm đối phó với sự giở chứng của chính phủ Trung Quốc!


Đàm đạo chữ Nhân với ông Tập Cận Bình
Thưa ông Tập Cận Bình-Chủ tịch Nhà nước, Đảng trưởng Đảng CS Trung Quốc
2324



Tuần vừa qua, tôi Phạm Viết Đào vừa có chuyến du xuân lên cửa khẩu Thanh Thuỷ Hà Giang; điều bất ngờ đập vào mắt tôi là cảnh mà mọi lần tôi không thấy: nhiều chiếc xe ôtô tải nhỏ vài ba tấn, những có cả phương tiện thô sơ cá nhân như xe máy của người dân Việt Nam kẽo kịt chở những bao tải gạo tìm đường xuất bán sang cho người dân Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch và “ vi tiểu ngạch “, tức bán chui, bán lủi qua các đường mòn…Những hạt gạo mà cả dân chúng tôi và cả nước ông đều gọi là “hạt ngọc trời” ấy…
Tôi có hỏi một số thương lái của Việt Nam: gạo là hàng thiết yếu mà người dân cần để nuôi dưỡng bản thân, nó không phải là heroin, là hung khí khủng bố sao lại mua bán với nhau khổ sở thế khi mà 2 nước đã ký nhiều hiệp định giao thương bình thường, “ hữu hảo” với nhau ?
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của đoàn ông Nguyễn Phú Trọng, trong Tuyên bố chung có nội dung: Trung Quốc tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc vì hiện tại Trung Quốc đang xuất siêu sang Việt Nam, số liệu tôi không nhớ chi tiết…
Người dân ở Hà Giang cho hay: sở dĩ thương lái phải tìm đường “bán chui” gạo là do phía cơ quan hải quan-biên phòng Trung Quốc chặn cửa khẩu không cho sang; Trước đây gạo xuất qua con đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lào Cai thuận lợi vì có đường sắt, đường cao tốc lên tới cửa khẩu; Hiện tại khu vực cửa khẩu Lào Cai đã bị Trung Quốc cấm chặn gắt gao nên thương lái Việt Nam tìm lên ngả Hà Giang; về phía Việt Nam, cơ quan chức năng không cấm thương lái bán gạo qua Trung Quốc qua bất cứ hình thức gì…

Thưa ông Tập Cận Bình kính mến,

Tôi với tư cách là 1 nhà văn, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, muốn được đàm đạo với ông, người đứng đầu Trung Quốc về phương diện văn hoá của cái câu chuyện thương lái 2 nước Việt-Trung đang phải mua bán chui, lủi gạo với nhau ở Hà Giang mà tôi tận mục sở thị; Bởi tôi là người có ít nhiều am hiểu và quý trọng văn hoá Trung Hoa của các ông.
Về lĩnh vực chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác, các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng đã và sẽ đàm thoại với ông…
20
Ánh mắt bất an của đứa bé vừa lọt lòng ở vùng biên ải Hà Giang
Ảnh P.V.Đ chụp tại HG tháng 4/2015 )

ĐÂY, TƯƠNG LẠI CỦA VÂN ĐỒN, VÂN PHONG, PHÚ QUỐC NẾU BIẾN THANH ĐẶC KHU

"Chất" Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của Campuchia

NLĐO) - Chỉ vài năm trước, Sihanoukville, một thành phố cảng nổi tiếng của Campuchia, vẫn còn tấp nập khách du lịch "bụi" đến từ phương Tây nhờ những bãi biển xinh đẹp và không khí trong lành.

Thế nhưng giờ đây, thành phố này đã thay đổi đến mức không thể nhận ra. Giới xã hội đen hoành hành, đường sá dơ bẩn, sòng bạc mọc lên như nấm và tệ nạn nghiện ngập, say xỉn lẫn mại dâm trở nên mất kiểm soát, theo trang News.com.au (Úc).
Tình trạng trên khiến khách du lịch "bụi" dần rút đi hết và được thay thế bằng một làn sóng du lịch mới. Vào năm 2017, có tới 120.000 người Trung Quốc tràn vào thành phố chỉ có dân số 90.000 người ở khu vực trung tâm, gấp 4 lần số khách vào năm 2016. 
Họ đến đây không phải để tận hưởng ánh nắng mặt trời, các bãi biển xinh đẹp hay nền văn hóa đặc sắc mà là để đánh bạc. Hơn 30 sòng bạc gần như chỉ phục vụ các tay chơi Trung Quốc đã được xây dựng ở TP Sihanoukaville và khoảng 70 sòng bạc khác đang trong quá trình hoàn thiện.
Giang hồ Trung Quốc làm điên đảo bãi biển bình yên của Campuchia  - Ảnh 1.
Một sòng bạc của người Trung Quốc ở Campuchia. Ảnh: News.com.au
Mặc dù làn sóng khách du lịch chịu chơi mang lại một số ảnh hưởng kinh tế tích cực đến thành phố một thời trầm lặng nhưng nó cũng đã biến đổi Sihanoukville thành một công trường xây dựng lớn đầy bụi bặm và mất kiểm soát, nơi những chiếc xe tải chở bê tông cày nát đường sá suốt ngày đêm. 

Bác tôi, Đoàn Phú Tứ

Bởi
 AdminTD
 -

Đoàn Phú Hòa
29-7-2018
Cụ Đoàn Phú Tứ, bác của ông Đoàn Phú Hòa. Ảnh của tác giả.
Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác.
Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác.
Bác tôi là người con thứ hai trong gia đình có 9 anh em, nhưng hai bác gái tôi đã qua đời rất sớm, để lại 7 anh em trai gắn bó nhau suốt cả cuộc đời. Tất cả anh chị em đều sinh ra trong một ngôi nhà trên phố Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) ở Hà Nội. Cụ nội tôi là tri huyện nhưng sớm từ quan để sống với niềm đam mê của mình là văn thơ cùng săn bắn. Theo như các bác kể thì hồi cụ nội còn sống có cả một đàn chó săn nổi tiếng ở Hà Nội lúc bấy giờ.

Dân biểu Ted Yoho ( Mỹ) nói về Trung Quốc và Biển Đông

Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải
26-7-2018
Dân biểu Ted Yoho. Ảnh trên mạng
Dân Biểu Ted S. Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Á châu và Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nói về Trung Quốc và Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội Nghị Quốc Tế về Biển Hoa Nam, Washington-DC, ngày 26-7-2018. (CSIS South China Sea Conference).
Chúng ta đang chuyển qua một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ cạnh tranh sang đối lập… Chính quyền Trump nên chính thức chống lại đòi hỏi chủ quyền quá đáng ở Biển Hoa Nam của Trung Quốc”. Ted. S. Yoho, Dân Biểu.
Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, thử thách nhất, trọng đại nhất mà chúng ta là một quốc gia phải đối phó”. Christopher Wray, Giám Đốc FBI.
Tập Cận Bình đang phát động ‘một chiến tranh lạnh theo định nghĩa’ chống lại Hoa Kỳ. Chiến tranh lạnh của Tập Cận Bình khai thác tất cả mọi quyền lực, hợp pháp và bất hợp pháp, công cộng và tư nhân, kinh tế và quân sự, để phá hoại thế đứng của đối thủ so với thế đứng của chính đối thủ mà không tạo ra xung đột”. Michael Collins, Trợ Lý Phụ Tá Giám Đốc, Trung Tâm Công Tác Đông Á, Trung Tâm Tình Báo Hoa Kỳ.

ĐẤT THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐANG NẰM TRONG TAY AI?

THỦ ĐÔ HÀ NỘI NẰM TRONG TAY AI?
Kết quả hình ảnh cho qUYhoạch Hà nội
Nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Hà Nội sẽ như Hong Kong, Singapore thì giật mình tưởng đang ngủ mơ. Nhưng kiểm tra lại thì rõ ràng: "Hà Nội đặt ra một số tiêu chí trong môi trường kinh doanh đuổi sát Singapore, Hong Kong trong 4 năm tới, việc này có làm được không? Chủ tịch Hà Nội khẳng định làm được, tôi nghĩ Hà Nội hoàn toàn làm được", Thủ tướng nhấn mạnh”(Tuổi trẻ 17/6/2018, Thủ tướng: Hà Nội sẽ đuổi kịp Hong Kong, Singapore).
Chưa hết, hôm nay (17/6/2018) lại thấy báo Dân Trí đưa tin, rằng
“Chính phủ hoàn toàn đồng ý giao hoàn toàn hơn 2.000 hécta đất” khu vực trục Nhật Tân – Nội Bài cho chủ một công ty bất động sản, nhưng “chỉ nhận làm một phần thôi” để xây “thành phố thông minh” 4 tỷ USD, “phấn đấu đẹp hơn Singapore”. Đến đây thì không chỉ choáng váng, mà tự hiểu mình đích thực đang bị ngộ độc.

BÍ MẬT QUỐC GIA

Không có văn bản thay thế tự động nào.
Sáng 28/7 BCT đã quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng và giao BCS Đảng Chính phủ cách chức, giáng cấp bậc hàm đối với anh Bùi Văn Thành.
Trước khi bị lột lon, anh Thành là Trung tướng, Thứ trưởng CA. Năm 2012, anh Thành mới được đeo lon Thiếu tướng, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật Bộ CA ( TC4) là nơi lo hậu cần, tiền bạc cho lực lượng bí ẩn này, đồng nghĩa với việc nắm việc chi tiêu một lượng tiền khổng lồ hàng năm của ngân sách. Lượng tiền này là bao nhiêu? Bí mật quốc gia. 
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười

Việc chia chác tiền bạc cho các đơn vị cơ sở thế nào? Bí mật quốc gia!
Cũng nhờ “bí mật quốc gia” đó nên, đeo Thiếu tướng được hơn 2 năm, tháng 8/2014, anh Thành được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Công an. Cùng ngày đó, anh Thành được thăng hàm lên Trung tướng.

Tướng Lê Văn Cương: Gian lận thi cử còn khủng khiếp hơn cướp của, giết người

tuong-le-van-cuong-gian-lan-thi-cu-con-khung-khiep-hon-cuop-cua-giet-nguoi
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an).
Bê bối gian lận thi cử tại Hà Giang và mới đây nhất là Sơn La đang khiến dư luận dậy sóng. Niềm tin của xã hội vào một sự công bằng trong ngành giáo dục, nơi con người hơn nhau về trình độ, kiến thức cần phải được thừa nhận thì nay đang bị lung lay dữ dội.

Đại biểu Quốc hội gửi thư phản ánh tiêu cực trong đào tạo phi công tại Vietnam Airlines

Trí Anh - 14:38 29/07/2018

(VNF) - Theo nguồn tin riêng của VietnamFinance, ông Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội vừa có ý kiến gửi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu làm rõ những tiêu cực trong đào tạo bay của Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Đại biểu Quốc hội gửi thư phản ánh tiêu cực trong đào tạo phi công tại Vietnam Airlines

Đại biểu hội gửi thư tay phản ánh tiêu cực trong đào tạo bay tại Vietnam Airlines.

Ông Nguyễn Sỹ Cương cho biết đã tiếp xúc với một số phi công (trong đó có cả người nhà) đang làm việc trong đoàn bay của Vietnam Airlines vì thế nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.

Bất cập “xã hội hoá” phi công

Theo ông Nguyễn Sỹ Cương, việc xã hội hóa đào tạo phi công đã dẫn đến nhiều bất cập, kéo theo nhiều ràng buộc trong chính sách khi phi công muốn nghỉ việc. Ngoài ra, trước đây, trong thời kỳ bao cấp, phi công học ở Pháp, Úc thì việc tuyển chọn “đầu vào” rất khắt khe, từ sức khoẻ, kiến thức đến kỹ năng bay. Nhưng kể từ khi xã hội hoá việc tuyển chọn chỉ mang tính hình thức, gần như bất kỳ đối tượng nào đủ tiền đóng học (của 1 danh sách các trường do Vietnam Airlines chọn, Cục hàng không Việt Nam phê chuẩn) là có thể đi học.

"50 năm nữa, TQ sẽ đánh Nhật, chiếm Mông Cổ, chinh phạt Nga"

Trung Phạm | 

"50 năm nữa, TQ sẽ đánh Nhật, chiếm Mông Cổ, chinh phạt Nga"

(Soha.vn) - Theo "kịch bản", đến 2045, Hoa Đông sẽ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc và đến 2060 Nga sẽ phải trả lại những phần lãnh thổ "xâm chiếm của Trung Quốc”.

Trong phần 1 bài viết với tựa đề gốc “6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới”báo Wenweipo (Trung Quốc) "vẽ" ra viễn cảnh từ năm 2020 đến 2040, Trung Quốc sẽ tiến hành 3 cuộc chiến nhằm "thống nhất Đài Loan", "đánh chiếm Trường Sa", "thu hồi Nam Tây Tạng".