Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Mỹ xếp 44 công ty TQ vào danh sách 'đe dọa an ninh quốc gia'

  • 16:24 02/08/2018
  • 505
     Động thái mới nhất của Washington nhắm vào các nhân tố then chốt trong tham vọng "Made in China 2025" của Trung Quốc.
    Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung 44 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, trong đó có nhiều công ty quốc doanh có khả năng phát triển công nghệ ứng dụng vào lĩnh vực quân sự.
    Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/8, theo Caixin. Bộ Thương mại Mỹ đánh giá những tổ chức và công ty này là "mối đe dọa lớn" đối với an ninh quốc gia hoặc các lợi ích mà chính sách đối ngoại Mỹ theo đuổi.
    Trong thông báo chính thức, Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ (BIS), cơ quan thuộc Bộ Thương mại chuyên giải quyết các vấn đề liên quan an ninh quốc gia, còn cáo buộc nhiều công ty, tổ chức trong danh sách đã thu thập bất hợp pháp sản phẩm và công nghệ Mỹ để ứng dụng vào lĩnh vực quân sự tại Trung Quốc.
    My xep 44 cong ty TQ vao danh sach 'de doa an ninh quoc gia' hinh anh 1
    Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. Ảnh: AP.
    Theo South China Morning Post, động thái mới nhất của Washington đã trực tiếp thách thức tham vọng trở thành một siêu cường công nghệ của Trung Quốc thông qua chiến lược "Made in China 2025". 

    Nhiều cái tên lớn vào danh sách đen

    Các rào cản mới của Bộ Thương mại Mỹ nhắm vào nhiều yếu tố then chốt trong chính sách "Made in China 2025", bao gồm các lĩnh vực công nghệ phòng không, thông tin vệ tinh, chất bán dẫn và hàng không.
    Trong 8 tập đoàn Trung Quốc cùng hàng chục công ty con và tổ chức trực thuộc bị ảnh hưởng, có 2 cái tên nổi bật là nhà sản xuất hệ thống truyền thông Hebei Far East và Học viện số 2 thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASIC).

    Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

    01/02/2015  08:44 GMT+7

    LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu
    Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954”. Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình.
    Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông
    Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 
     
    Lần đầu tiên ông đặt chân tới đất nước Trung Quốc là thời điểm giữa năm 1955; lúc đó, Bộ tổng Tham mưu cử một đoàn cán bộ đi sang Trung Quốc nghiên cứu học tập về phòng thủ bờ biển. Trong đoàn có cán bộ của hai ngành Tác chiến và Công binh, ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng cử ông Lê Đức Anh, Phó cục trưởng Cục Tác chiến làm Trưởng đoàn.

    Đặc khu: Rộng cửa cho lao động nước ngoài

    Bởi
     AdminTD
     -

    Nguyễn Quốc Tấn Trung
    2-8-2018
    Việc làm là một lời hứa kinh điển nhất cho mọi chính sách phát triển kinh tế, trong đó có cả đặc khu.
    Nói một cách bao quát hơn, và đúng với tinh thần phát triển kinh tế nhất, tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh công ăn việc làm, từ đó phát triển các chương trình an sinh xã hội, tạo nền tảng ổn định xã hội là đích đến của mọi chính sách nhà nước, bất kể đó có phải là chính sách kinh tế hay không.
    Với tư cách là một mục tiêu chủ đạo cho mọi chính sách công như vậy, một dự án thỏa mãn được lời hứa về lao động đủ khiến những chuyên gia kinh tế và pháp luật khó tính nhất cũng phải chấp nhận lùi bước nhượng bộ. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi các nhóm ủng hộ Luật Đặc khu luôn dùng việc làm như một lợi ích đương nhiên mà đạo luật này sẽ mang lại.
    Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ các chế định lao động bên trong dự thảo Luật Đặc khu để giải quyết những khúc mắc liên quan.
    Miễn giấy phép lao động, miễn thị thực có thời hạn cho lao động nước ngoài
    Thông thường, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc tuyển dụng lao động nước ngoài cần thoả mãn điều kiện là nhà tuyển dụng không tìm được người bản xứ cho vị trí họ cần tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ cần phải chứng minh điều này trong hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

    "THẦY DÙI TÔ TẦN"- KISSINGER...THUYẾT KHÁCH PUTIN HỢP TUNG VỚI TRUMP, CHƠI TRUNG QUỐC


    Người bạn lâu năm trở mặt thành tri kỷ của nước Nga, Trung Quốc nổi đóa lo sợ

    Thủy Thu | 
    Người bạn lâu năm trở mặt thành tri kỷ của nước Nga, Trung Quốc nổi đóa lo sợ
    Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

    Thời báo Hoàn cầu đưa ra cảnh cáo, nếu cựu Ngoại trưởng Mỹ trở mặt thì Trung Quốc cũng sẽ đưa ra phản ứng tương tự.

    Cánh cửa từ từ hé mở, Tổng thống Vladimir Putin bước vào và tiến tới chiếc bàn tròn trong căn phòng lớn. Mặc dù hơi khó khăn nhưng khi tiếng mở cửa vang lên, cựu Ngoại trưởng Mỹ HenryKissinger cũng chống gậy đứng dậy.
    Vài năm trước, do sức khỏe yếu nên trừ phi gặp gỡ các nhân vật quan trọng hoặc chiến hữu, Kissinger thường không chủ động đứng dậy.
    Cuộc gặp giữa Kissinger và Tổng thống Putin thực tế đã diễn ra cách đây hơn một năm, vào ngày 29/6/2017.
    Khi đó, Điện Kremlin cho biết, đây chỉ là một cuộc gặp riêng giữa những người bạn, Kissinger tham dự lễ kỷ niệm cố Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov Nga Primakov ở Moscow, nhân tiện gặp gỡ ông Putin.
    Theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn đóng vai trò quan trọng trong chính sách cải thiện quan hệ Nga-Mỹ của Tổng thống Trump, đồng thời ông thậm chí còn đề nghị đi nước cờ lớn "liên Nga chống Trung".
    Tri kỷ của Điện Kremlin
    Báo Trung Quốc cho rằng, Kissinger là người ủng hộ chính sách cải thiện quan hệ Nga-Mỹ, duy trì vị thế của Moscow trên vũ đài quốc tế, đặc biệt từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
    Trong hơn 20 năm, mối quan hệ giữa Moscow và Washington phần lớn đều ở mức thấp nhưng Kissinger đã trở thành một "tri kỷ" của Điện Kremlin.
    Trong cuốn tự truyện First Person xuất bản năm 2000, Tổng thống Putin đã kể lại cuộc gặp đầu tiên giữa hai người vào năm 1990.
    Trong lần đầu gặp ông Putin, Kissinger đã rất "tò mò" về nhà lãnh đạo nước Nga - người lúc này mới trở về từ Đông Đức sau khi kết thúc nhiệm vụ tình báo. Khi đó, trước loạt câu hỏi của Kissinger về xuất thân và quá khứ, ông Putin điềm tĩnh nói: "Tôi từng làm công tác tình báo".
    Ngay lập tức, Kissinger tiếp lời khen ngợi: "Những người có năng lực đều bắt đầu từ công tác tình báo và tôi cũng vậy".
    Từ đó về sau, dù quan hệ hai nước luôn trong tình trạng đóng băng nhưng mối quan hệ giữa Kissinger và ông Putin vẫn được duy trì chặt chẽ. Tính đến tháng 6/2017, họ đã gặp nhau 17 lần.
    Người bạn lâu năm trở mặt thành tri kỷ của nước Nga, Trung Quốc nổi đóa lo sợ - Ảnh 1.
    Kissinger là cố vấn đặc biệt của chính phủ Tổng thống Trump. Ảnh: Washington Post

    BT TRƯƠNG QUANG NGHĨA LO: THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG NGUY CƠ BỊ "THẤT THỦ" TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TRƯỚC MẠNG XÃ HỘI

    Bí thư Trương Quang Nghĩa: “Chúng ta sợ mạng xã hội, từng này đảng viên mà không nói lại mấy người đấy à”

    Đình Thức | 
    Bí thư Trương Quang Nghĩa: “Chúng ta sợ mạng xã hội, từng này đảng viên mà không nói lại mấy người đấy à”
    Bí thư Trương Quang Nghĩa cho rằng không dùng mạng xã hội sẽ không biết người ta đang nói cái gì

    "Tôi có cảm giác là chúng ta sợ mạng xã hội. Nếu không dùng, đóng hết thì không biết họ nói mình cái gì", Bí thư Nghĩa nói.

    Sợ mạng xã hội thì không biết họ nói cái gì
    Ngày 2/8, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã có cuộc làm việc với Sở Thông tin truyền thông về các vấn đề xây dựng Đảng và định hướng phát triển.
    Tại buổi làm việc, Bí thư Nghĩa đã đề cập đến sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội trong đó có facebook, zalo…
    Theo thống kê của Sở Thông tin truyền thông, hiện Đà Nẵng có khoảng 750.000 tài khoản facebook, 600.000 tài khoản zalo…
    Bí thư Trương Quang Nghĩa: Chúng ta sợ mạng xã hội. Họ dùng facebook thì mình cũng dùng - Ảnh 1.
    Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa

    SAU CÚ ĐẤM CHÍ MẠNG NÀY CỦA VÕ SỸ TRUMP, TẬP CẬN BÌNH TUNG KHĂN TRẮNG ĐẦU HÀNG.

    Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, bộ vét và trong nhà
    Theo Reuters ngày 31/7/2018, võ sỹ Donald Trump có kế hoạch đề xuất áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung cộng trị giá 200 tỷ USD. Một tuyên bố về việc này có thể sẽ được đưa ra ngay trong ngày hôm nay 01/8/2018 theo giờ địa phương.
    Vì vậy, Tập Cận Bình đang tức tốc chỉ đạo Lưu Hạc phải bằng mọi giá xoa dịu võ sỹ Trump, nhưng muộn rồi vì mọi việc đã được Trump lập trình mà không thể đảo ngược. Sau cú đấm này võ sỹ Tập sẽ knock out, trọng tài cho dừng trận đấu như suy đoán của tôi vào ngày 10/8/2017 dưới đây:
    ĐIỂM DỪNG CỦA XUNG ĐỘT THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG CHỈ LÀ MỐC 250 TỶ USD. NHƯNG TRUNG CỘNG SẼ SUY TÀN - TAN RÃ.
    Trump đã tuyên bố sẽ kéo mức giá trị hàng hóa của Trung cộng nhập khẩu vào Mỹ lên con số 500 tỷ USD nếu như Trung cộng ngoan cố đáp trả.

    Mỹ thông qua luật quốc phòng 'cứng rắn nhất' lịch sử với TQ

    Zing

    Các nhà lập pháp Mỹ quyết liệt hơn với Trung Quốc trong nhiều vấn đề, bao gồm hoạt động quân sự hóa gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
    Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật về chính sách quốc phòng mà một số nhà lập pháp nói là cứng rắn nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc, giữa lúc làn sóng đối đầu với Bắc Kinh đang được cả hai đảng ủng hộ.
    Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (NDAA), vốn được ban hành thường niên, quy định tổng chi tiêu cho quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa tới là 716 tỷ USD, theo Wall Street Journal.
    Kỷ nguyên đối đầu mới giữa các siêu cường
    Dự luật năm nay nhắm tới đối phó một loạt chính sách của Trung Quốc, từ việc gia tăng hoạt động quân sự trên Biển Đông cũng như theo đuổi công nghệ tiên tiến của Mỹ.
    Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật vào tuần trước và Tổng thống Donald Trump sẽ ký ban hành luật sau khi Thượng viện phê chuẩn dự luật hôm 1/8 với tỷ lệ ủng hộ 87-10.
    Tàu chiến và máy bay Trung Quốc tham gia một cuộc diễn tập trên Biển Đông hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.

    DỰ ÁN VÂN ĐỒN - “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA MỚI” VÀ SỐ PHẬN HÌNH CHỮ S

    21 giờ · 
    Không có văn bản thay thế tự động nào.

    Nhân chuyện tháng 8 này Quốc hội sẽ trở lại đề tài ĐẶC KHU sớm hơn dự định, phận nữ nhi lại nổi cơn nhiễu sự, múa rìu qua mắt “các nhà hoạch định kinh tế tài ba” của ĐCS VN suy ngẫm đôi điều về chính sự. Vì sao trong dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Cộng nhất định phải chọn Vân Đồn (Việt Nam) là chốt trạm đầu tiên đi về hướng Đông Nam Á và số phận đất nước hình chữ S sẽ ra sao?Trong hình ảnh có thể có: văn bản

    I. VÂN ĐỒN CÓ VỊ THẾ TRỌNG YẾU THẾ NÀO?

    "Nguyên liệu" rẻ tiền và nguy hiểm cho cuộc bành trướng quân sự của TQ ở biển Đông

    Thủy Thu | 

    "Nguyên liệu" rẻ tiền và nguy hiểm cho cuộc bành trướng quân sự của TQ ở biển Đông
    Ảnh minh họa: NYT

    Chỉ tính riêng năm 2015, Bắc Kinh đã hình thành trái phép 2 vùng lãnh thổ mới có diện tích tương đương quận Manhattan - quận đông dân nhất thành phố New York, Mỹ ở biển Đông.

    Theo New York Times, một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng dần lên với sự xuất hiện của tàu chiến, máy bay ném bom, tuyên bố đe dọa lẫn nhau - tất cả xuất phát từ nguyên nhân Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên phổ biến, rẻ tiền và dễ bị bỏ quên nhất thế giới: Cát.
    Trọng tâm của cuộc đối đầu là một loạt các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng phi pháp ởbiển Đông - vùng biển có ý nghĩa địa chính trị chiến lược vô cùng quan trọng.

    Philippines trách Mỹ không sớm ngăn Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông

    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chỉ trích Mỹ không hành động kịp thời để ngăn Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và liên quan đến nhiều quốc gia.
    Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo Philippines nói rằng, Mỹ bị ràng buộc bảo vệ Philippines theo một hiệp ước chung, nhưng lại không hành động gì khi Trung Quốc bắt đầu các hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
    "Tại sao không phải là Mỹ, quốc gia duy nhất có thể hành động ở đó, và sao nước này lại muốn hải quân của tôi đến đó? Đó sẽ là một thảm sát đối với các binh sĩ của chúng tôi", ông Duterte phát biểu trước các luật sư tại Manila hôm 23/3.
    "Tại sao họ không tới đó trước tiên khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng các công trình? Tại sao họ không chỉ trích Trung Quốc? Sao họ không điều 5 tàu sân bay? Và họ đã đợi cho tới khi vấn đề này trở nên nghiêm trọng thành một vấn đề quốc tế, và giờ đây liên quan tới quá nhiều quốc gia. Họ có thể đã chấm dứt được vấn đề ngay khi mới phát sinh nếu họ có hành động quyết liệt", ông Duterte nhấn mạnh.
    Tổng thống Philippines Duterte trách Mỹ đã không hành động kịp thời để ngăn Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

    Tung kế “liên Nga chế Hoa”, Trump đẩy Trung Quốc vào nguy cơ thành Liên Xô thứ hai; Không còn hả hê, TQ tắt ngấm nụ cười nhìn độc chiêu của ông Trump


    Tiệp Nguyễn | 

    Tung kế “liên Nga chế Hoa”, Trump đẩy Trung Quốc vào nguy cơ thành Liên Xô thứ hai

    Với quyền lực Trung Quốc đang trỗi dậy, Tổng thống Mỹ đang muốn thực hiện những điều cựu Ngoại trưởng Kissinger đã làm những năm 1970 với Liên Xô.

    Trước đây, Mỹ đã bắt tay Trung Quốc để đấu Liên Xô thì giờ đây Mỹ muốn bắt tay Nga để trừng phạt Trung Quốc (kế liên Nga chế Hoa theo cách gọi của Trung Quốc), theo RI.
    Trong cuộc trò chuyện với Financial Times, ông Henry Kissinger cựu ngoại trưởng Mỹ đã có đánh giá quan trọng về nỗ lực của tổng thống Trump để cải thiện mối quan hệ của Mỹ với Nga. Cuộc phỏng vấn được thực hiện trên nền tảng của cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ngày 16.7 tại Helsinki.

    Sự kiện vắc-xin giả và cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải

    Sự kiện vắc xin giả Trung Quốc gây làn sóng phẫn nộ trong công chúng đã khiến cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải vào cuộc. Có chuyên gia phân tích rằng phía sau liên quan đến cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải.

    vắc xin giả, quan trường trung quốc, đấu đá nội bộ,
    Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX. (Ảnh: Reuter)

    Cuộc chiến ngầm tại Trung Nam Hải

    Sau bùng nổ vụ vắc xin giả, khuya 22/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lên án vụ vắc xin giả của Công ty Công nghệ Sinh học Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) là phi nhân tính; ngày 23/7 lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong lúc đang ở nước ngoài cũng lên tiếng “Hành vi sản xuất vắc xin trái pháp luật của Công ty Trường Sinh mang tính chất tàn ác ngoài sức tưởng tượng, gây cú sốc mạnh trong cộng đồng…”