21 giờ ·
Nhân chuyện tháng 8 này Quốc hội sẽ trở lại đề
tài ĐẶC KHU sớm hơn dự định, phận nữ nhi lại nổi cơn nhiễu sự, múa rìu qua mắt
“các nhà hoạch định kinh tế tài ba” của ĐCS VN suy ngẫm đôi điều về chính sự.
Vì sao trong dự án “Con đường tơ lụa mới” của Trung Cộng nhất định phải chọn
Vân Đồn (Việt Nam) là chốt trạm đầu tiên đi về hướng Đông Nam Á và số phận đất
nước hình chữ S sẽ ra sao?
I. VÂN ĐỒN CÓ VỊ THẾ TRỌNG YẾU THẾ NÀO?
“Tên Vân Ðồn có nguồn gốc từ tên núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay thuộc xã Quan Lạn) nằm trong tuyến đảo ngoài Vân Hải. Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên, theo sử sách, năm 980 ở đây đã có đồn Vân, trấn giữ vùng biển Đông Bắc của quân đội nhà Tiền Lê. Sang triều Lý năm 1149, vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng thời Vân Đồn biến thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt, trong giao thương với các nước trong khu vực Đông Á và Thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia... Thương cảng Vân Đồn thịnh vượng suốt ba triều đại: Lý - Trần - Hậu Lê (Lê sơ)...” Như vậy, Vân Đồn từ xưa đã là một vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia Việt Nam, một thương cảng giao thương buôn bán sầm uất, là “con đường tơ lụa” của bao nước trên thế giới đã từng đi qua đây từ thế kỉ 12-13. Chính vì thế, trải qua nhiều thế kỉ, Trung Quốc chưa bao giờ dời mắt khỏi mục tiêu béo bở này. Hiện nay, Vân Đồn là chốt điểm trọng yếu đầu tiên trong kế hoạch “một vành đai, một con đường” của Trung Cộng để từ đó tiến xuống phía Đông Nam Á, Thái Bình Dương... tạo thành một vòng tròn khép kín “Con đường tơ lụa mới” với các nước châu Âu, Phi, Mỹ la tinh..., hòng cán Hoa Kỳ ra lề, tiếm quyền thống lĩnh toàn cầu (xem bản đồ 1).
II. THAM VỌNG BÁ CHỦ CỦA TRUNG QUỐC VÀ CUỘC
CHIẾN LẠNH
Sau Thế chiến thứ hai, xét độ hoành tráng về địa lí, kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật... thì Mỹ và Nga là hai con hổ đáng gờm. Trung Quốc chỉ bắt đầu ngoi lên từ những năm 90 của thế kỉ trước và nay được đánh giá là nước có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Chính vì vậy đã từ rất lâu, Trung Cộng luôn ôm giấc mộng bá chủ toàn cầu.
Sau Thế chiến thứ hai, xét độ hoành tráng về địa lí, kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật... thì Mỹ và Nga là hai con hổ đáng gờm. Trung Quốc chỉ bắt đầu ngoi lên từ những năm 90 của thế kỉ trước và nay được đánh giá là nước có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Chính vì vậy đã từ rất lâu, Trung Cộng luôn ôm giấc mộng bá chủ toàn cầu.
Một trong những phương pháp để thực hiện tham
vọng ấy là hiện thực hóa học thuyết “Một vành đai - một con đường” hay nói một
cách dễ hiểu hơn - Học thuyết “Con đường tơ lụa mới”. Học thuyết này được Tập
Cận Bình chính thức công bố từ năm 2013, đến bây giờ tất cả tham vọng đều đã
được sáng tỏ. Chủ trương là xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia Á-Âu. Cụ
thể là tạo hành lang kinh tế từ “thiên triều” tới các nước Trung Á, Châu Âu,
Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh, Châu Đại Dương... vừa nhằm cạnh tranh, giành
giật với Mỹ về thị trường Châu Âu vừa giành nắm giữ vị trí “đại ca” thế giới.
Bằng cách khôi phục lại “Con đường tơ lụa vĩ đại” vốn đã có từ thế kỉ thứ II
trước CN, với một hệ thống hạ tầng vận tải toàn diện từ đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường không, thậm chí cả đường hầm dưới eo biển Bospourus. Khát
vọng đưa 4,4 tỷ người – tức hơn một nửa dân số Trái Đất vào phạm vi (khu vực)
chịu ảnh hưởng của Trung Quốc...
Song tham vọng bành trướng ấy liệu Trung Cộng
có thực hiện được? Liệu Donald Trump (xuất thân từ một thương gia lão luyện) có
thể để cho họ Tập qua mặt? Thử động não vì sao đại diện của một cường quốc, ông
Trump lại cúi xuống bắt tay với Kim Jong Un - một “Chí Phèo Cộng sản” nhãi nhép
Bắc Triều, có phải chỉ để vô hiệu hoá đầu đạn hạt nhân hay còn có mục đích nào
khác? Tiếp đến, vì sao ông Trump lại bắt tay thân thiện với Tổng thống Putin
(Nga), mà cách đây không lâu, Nga vẫn là một “cổ động viên” của Trung Cộng về
biển Đông? Tại sao ông lại chính thức tuyên chiến với Trung Cộng trên chính
trường thương mại và đánh thuế nặng vào nhiều mặt hàng của Trung Cộng khi đưa
vào Mỹ, trong đó có mặt hàng thép? Làm cho thị trường chứng khoán của Trung
Cộng trong suốt mấy tuần “lập loè lửa lựu”, kéo theo thị trường chứng khoán Việt
Nam “chói đỏ cờ in máu...”, làm cho đồng tiền đô tăng giá và đồng tiền Việt thì
rớt đến thê thảm...? Tuy nhiên, trong cuộc chiến không khói súng của những chúa
rừng xanh này, con này mẻ trán thì con kia cũng phải sứt đầu, kịch trường mới
chỉ khai vị, còn nhiều màn ngoạn mục để xem. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng cuộc
chiến này thế nào?
III. VIỆT NAM CÓ LỢI GÌ TRONG “HỌC THUYẾT...”
CỦA TRUNG CỘNG?
Chính quyền Việt Nam cho rằng việc kí kết hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Cộng là một chủ trương có tính “chủ động, sáng suốt, nhạy bén, đi tắt đón đầu...” của Đảng, nhất là “sáng kiến” hợp tác “Vành đai và Con đường”. Cho rằng “Các hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước luôn được tiến hành độc lập, căn cứ theo lợi ích quốc gia”. “Việt Nam chủ động đề xuất những ý tưởng hợp tác kinh tế song phương với Trung Quốc như “Hai hành lang, một con đường” (bản đồ 2-3) là thể hiện tính chủ động, tình hữu nghị giữa hai đảng và phát triển kinh tế hai bên cùng có lợi... Hai bên đã nhất trí khẩn trương bàn bạc, kí kết bản ghi nhớ về hợp tác kết nối trong khung khổ sáng kiến này” từ đầu và cuối năm 2017... Sang đến năm nay (2018), họ nhanh chóng thúc đẩy tiếp ra Luật Đặc khu cho ba vị trí yếu lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc...
Chính quyền Việt Nam cho rằng việc kí kết hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Cộng là một chủ trương có tính “chủ động, sáng suốt, nhạy bén, đi tắt đón đầu...” của Đảng, nhất là “sáng kiến” hợp tác “Vành đai và Con đường”. Cho rằng “Các hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước luôn được tiến hành độc lập, căn cứ theo lợi ích quốc gia”. “Việt Nam chủ động đề xuất những ý tưởng hợp tác kinh tế song phương với Trung Quốc như “Hai hành lang, một con đường” (bản đồ 2-3) là thể hiện tính chủ động, tình hữu nghị giữa hai đảng và phát triển kinh tế hai bên cùng có lợi... Hai bên đã nhất trí khẩn trương bàn bạc, kí kết bản ghi nhớ về hợp tác kết nối trong khung khổ sáng kiến này” từ đầu và cuối năm 2017... Sang đến năm nay (2018), họ nhanh chóng thúc đẩy tiếp ra Luật Đặc khu cho ba vị trí yếu lược của Việt Nam: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc...
Báo Dân trí số ra ngày 26/7/2018 đã đưa tin QH
sẽ tiếp tục bàn về dự án 3 đặc khu này vào tháng 8... Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nói nhân dân phải tỉnh táo khi quyết định ra Luật đặc khu nhưng lại nói:
“Vừa qua, một số kẻ xấu, phản động đã lợi dụng tình hình, kích động người dân,
trong đó có việc đập phá, chống người thi hành công vụ… làm cho người dân hiểu
nhầm nội dung luật pháp, nhất là dự thảo Luật về Đặc khu.” Ông và nhiều người
trong giới cho rằng ba nơi này có khả năng phát triển thành trung tâm trung
chuyển hàng hoá, khách quốc tế, có khả năng thu hút các dự án áp dụng khoa học
công nghệ 4.0 đầu tư quy mô lớn, có khả năng tác động lan toả đến khu vực xung
quanh. Nhưng liệu có tin được không hay đó chỉ là “chiếc bánh vẽ” của con nai
bị chiều đánh lưới đã sa lầy vào bẫy nợ (vay vốn AIIB) của đối tác?
Hỡi các nhà lãnh đạo “tài ba và sáng suốt”!
Làm sao các người có thể che đạy được biết bao dự án dính đến “bạn vàng” của
các người còn đang đắp chiếu bỏ đấy? Làm sao che dạy được biết bao nhà máy,
doanh nghiệp của “bạn vàng” đặt trên đất Việt gây ô nhiễm, phá huỷ môi sinh, sự
sống của dân tộc Việt? Làm sao có thể che đạy được các “khu tự trị” kín bưng,
ngoại bất nhập của “bạn vàng” đóng trên những điểm trọng yếu của nước Việt như
Vũng áng, Sơn Trà, Bô-xít Tây Nguyên... đã làm “chết lâm sàng” nền kinh tế
Việt? Giờ lại thêm 3 trọng điểm nữa mà YẾT HẦU là VÂN ĐỒN. Thiển nghĩ quyết
định tham gia “Vành đai và Con đường” cùng Trung Cộng có phải là con đường tự
sát của Việt Nam?
Về phía Trung Cộng, dự án “Vành đai và Con
đường” của Trung Cộng thực tế đã triển khai ở một số nước trên thế giới như
châu Phi, Siri Lanca, Lào, Campot... cho thấy, Trung Cộng là “con tì hưu không
có hậu môn”. Chúng chỉ biết lọc lừa, vơ vét, vừa được đặc quyền thụ hưởng những
ưu đãi vừa giải quyết được lao động dư thừa trong nước, chứ không sử dụng nhân
công nội địa như nhiều nước và Việt Nam vẫn ảo tưởng. Nếu các nhà lãnh đạo sáng
suốt, tài tình Việt Nam khẳng định rằng “việc xây dựng các đặc khu tại Việt Nam
là để “thí điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” (trong vòng 99 năm); đồng thời đặc khu sẽ có tác động tích cực trên
nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế cao hơn, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu
ngân sách và thu nhập bình quân đầu người, thu hút đầu tư nước ngoài với công
nghệ cao... nhằm đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ, góp phần phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
thì quả là nực cười và đó chỉ là tầm nhìn của con lợn trong câu chuyện ngụ ngôn
xưa.
Nếu ĐCS VN trúng kế ba đặc khu là đã giúp cho
Trung Cộng thực hiện được mục đích “Nhất xạ tiễn song điêu” (một mũi tên trúng
hai mục đích). Một mặt, Trung Cộng tạo được vành đai - con đường (gọng kìm) từ
Vân Đồn xuống phía Đông Nam... mặt khác, nhanh chóng hoàn thành hợp thức hoá
Hiệp ước Thành Đô (1990), thu Việt Nam về một mối.
Để thực hiện được mục tiêu này, Trung Cộng đã
xây dựng hai đặc khu tại hai cảng ở Campot và Lào (xem hình 4-5). Đây là hai
chốt bảo vệ “Con đường tơ lụa” kết hợp với các chốt điểm ở đảo Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam đã chiếm được, nay thành cứ điểm quân sự hùng mạnh... tạo nên
thế cờ vây chữ thập (+), khoá chặt cái “lưỡi bò” biển Đông; mặt khác, trên đất
liền hình chữ S, các chốt điểm cái gọi là “đặc khu, khu tự trị...” đã được củng
cố vững chắc suốt từ Bắc chí Nam (từ Vân Đồn - Vũng Áng - Sơn Trà - Bắc Vân
Phong đến Bô-xít Tây Nguyên - đảo Phú Quốc...) cùng với “đội quân thứ năm”
(người Trung Quốc di dân) đã cài răng lược trên khắp lãnh thổ Việt, thì chỉ cần
chọn một ngày lành tháng tốt là Trung Hoa quốc đồng loạt đốt pháo ăn mừng,
tuyên bố với cả thế giới biết rằng “dâu Việt đã vu qui thiên triều”, nhẹ như
lông hồng, đâu phải đao to búa lớn. Ôi! Thế là dù “Học thuyết Con đường tơ lụa”
bá chủ toàn cầu của Trung Cộng có hoàn thành hay không, nhưng chỉ cần quy phục
được Việt Cộng thì đó đã là một thắng lợi lớn. Lúc ấy, tương lai con cháu chúng
ta sẽ ra sao?
IV. VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU VÀ SỐ PHẬN?
1. Xét về “hội chứng đặc khu” ở Việt Nam hay
bất cứ thứ gì mà Việt Nam mang xuất khẩu thì đều ngược với thế giới. Chẳng hạn
như đồ ăn, cái gì ngon, bổ, tốt (loại 1) thì đem xuất khẩu, cái dở thì để mình
ăn, hay các đặc khu mà Trung Cộng hiện đang chiếm đóng và ba đặc khu trọng yếu
còn lại sắp tới kí nốt, đều là những địa thế yếu lược có giá trị bậc nhất về kinh
tế và quốc phòng của đất nước, thì ĐCS đều đem dâng hết cho giặc mà gần như
không ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích tư bản trong nước phát triển. Những tên tư
bản trẻ trong nước mới nổi lên dạng như Quyết mặt chuột thì chỉ là trá hình,
còn thực chất Quyết và bao kẻ tương tự đang hoạt động cho khối Maphia nào ở sân
sau để phá hoại đất nước, thì chỉ có lãnh đạo đảng mới biết rõ nhất. Đó là
nguyên nhân mất nước.
2. Việt Nam hiện đang giống như một cơ thể mắc
bệnh ẾT hay ung thư đã ở giai đoạn cuối. Nền thể chế èo uột, thẩm lậu, tứ bề
thọ địch: mất lòng dân, mất niềm tin; bị cô lập trước thế giới; nợ công vượt
ngưỡng, nền kinh tế hầu như bị đình trệ; sức khoẻ nhân dân suy kiệt do ô nhiễm
môi trường và thực phẩm bẩn; thiên tai, nhân tai phá hoại hàng năm; các cuộc
đấu đá phe cánh trong nội bộ Đảng diễn ra liên miên dưới chiêu bài chống tham
nhũng, làm vỡ ra những mụn bọc đầy những giòi bọ ở tất cả các ngành chủ chốt
như An ninh, Giáo dục, Y tế,... Một khi cơ thể đã bị suy yếu thì con vi trùng
quái vật bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập, ăn sống phần nội tạng còn lại là tất
yếu.
3. Sắp tới chắc chắn ĐCS sẽ kí Luật Đặc khu,
vậy chuyện gì sẽ xẩy ra đây? Lòng dân sẽ ra sao? Cam chịu, chấp nhận, buông
xuôi, mặc cho con Tạo xoay vần hay sẽ vùng lên quyết sống mái một phen?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét