Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Tranh chấp Mỹ-Trung lan sang lãnh vực an ninh Biển Đông và Hoa Đông

Trọng Nghĩa

mediaChiến đấu cơ Mỹ F-35B đáp xuống boong tàu đổ bộ USS Wasp ở ngoài khơi Biển Hoa Đông ngày 05/03/2018.Michael Molina/U.S. Navy/Handout via REUTERS
Từ ngày tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền đến nay, chưa bao giờ quan hệ Washington-Bắc Kinh lại căng thẳng như hiện nay. Hôm 30/09/2018, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp đã xác nhận việc Trung Quốc hủy bỏ một cuộc họp Mỹ-Trung về an ninh đã được lên kế hoạch từ trước. Đây là hành vi trả đũa mới nhất của Bắc Kinh sau một loạt động thái cứng rắn của Washington nhắm vào Trung Quốc, thoạt đầu trong địa hạt thương mại, và trong một vài tuần lễ nay, đã mở rộng hẳn ra để bao hàm cả lãnh vực an ninh quốc phòng, trong đó có vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.





Đối với nhiều nhà quan sát, sau khi khởi động cuộc chiến tranh thương mại đánh vào hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ, và trước các đòn phản công từ phía Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Donald Trump như đã áp dụng chiến thuật “gây sức ép tối đa” để buộc đối phương đàm phán.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20 km

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20km

26/09/2018 - 16:49 (GMT+7)
 

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài khoảng 20km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.


IMG_2450

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, theo quy hoạch được kéo dài thêm 20km, nối với khu vực Xuân Mai 

Thông tin tại cuộc tọa đàm tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được tổ chức hôm nay (26/9), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, toàn tuyến đường sắt này được xây dựng đi trên cao, có chiều dài 13km, với 12 nhà ga. Dự án bắt đầu bước giai đoạn vận hành thử từ 22/9 và sẽ được đưa vào khai thác, phục vụ vận tải sau 3-6 tháng tới, với mục tiêu khai thác trước Tết Nguyên đán 2019. Trước khi tuyến đường sắt vận hành chính thức, dự án sẽ được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm và được cơ quan quản lý cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.
Hiện các đơn vị chức năng của Hà Nội đã trình UBND TP. Hà Nội về quy định vận hành, bảo trì tuyến đường sắt trong quá trình khai thác; giá vé tàu với mức phù hợp với nhucầu chi trả của người dân, được thành phố trợ giá và cạnh tranh với phương tiện cá nhân.
Cũng thông tin tại cuộc tọa đàm này, ông Lê Trung Hiếu, Phó Ban QLDA đường sắt Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị trung tâm và một số tuyến được kéo dài để kết nối với đô thị vệ tinh. Trong đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, theo hướng QL6, với tổng chiều dài 33km (kéo dài thêm 20km). Tuy nhiên, theo ông Hiếu, thời điểm này chưa có nghiên cứu, khảo sát kéo dài hướng tuyến đường sắt nói trên.

 Bao nhiêu nghìn tỷ nữa của dân sẽ được cống nạp cho Trung Quốc


Sau khi thông tin về việc dự án đường sắt Cát Linh – Đông đội vốn hơn 2 tỉ USD so với vốn đầu tư ban đầu, dư luận đã phản ứng rất mãnh liệt. Ấy vậy mà, không những bất chấp dư luận mà chủ đầu tư dự án Cát Linh Hà Đông còn dặt mặt người dân bằng cách tăng thêm 20km đường sắt số 2A. Theo đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông được quy hoạch kéo dài thêm khoảng 20 km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.

Hãy thôi nhận vơ cuộc chơi ngông của anh Vượng Vin là "niềm tự hào Việt Nam"!

Vụ ô tô Vinfast tôi đã nói nhiều lần về bản chất của dự án này. Cá nhân tôi ko rõ anh Vượng định làm gì khi 1 lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và ô tô.

Nhẽ anh Vượng giỏi hơn Microsoft, Nga, TQ và hàng loạt các cường quốc hàng đầu thế giới?
Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BDS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng: "Thế giới họ ko làm được, thì VN 1 đất nước zero về công nghệ và khoa học cũng ko bao giờ làm được".

Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình


Việt Nam, nhân quyềnBản quyền hình ảnhTUYẾT LAN
Image captionBlogger Mẹ Nấm vừa trải qua đợt quyệt thực nhằm phản đối một số chính sách và cách đối xử với tù nhân của nhà tù ở Thanh Hóa
Một cựu dân biểu phụ trách khu vực châu Á của Canada xác nhận với BBC việc blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình.
Trong thư hồi âm BBC ngày 3/6, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada, khẳng định thông tin "nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 bởi tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng khoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada".
Ông David Kilgour cho BBC hay ông 'ủng hộ đề cử này'.
Trước đó, ngày 2/6, ông David Kilgour có bài tuyên bố về sự kiện này. Trong bài viết, ông gọi Mẹ Nấm là "tù nhân lương tâm nổi tiếng" "sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam", 'không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại" và "quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn" từ năm 2006.
Tuyên bố này nói Mẹ Nấm là người sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa.

Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bỏ bài có ảnh viên chức BNG Việt Nam ngủ giữa hội trường LHQ


Bởi
 AdminTD
 -

Hiếu Bá Linh
30-9-2018

Ảnh chụp màn hình báo mạng Iran, đưa tin viên chức BNG Việt Nam ngủ say sưa giữa phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc

Hôm qua, ngày 29/09/2018 báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam đăng bài viết “Sự thật sau bức ảnh thành viên phái đoàn Việt Nam ngủ say tại phòng họp LHQ”, nhưng chưa đầy một ngày sau đã phải gỡ bỏ bài báo này. Hiện trên Google vẫn còn lưu dấu tích của nó.
Trong vài ngày qua, báo chí khắp thế giới, như báo Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Iran v.v… đã đăng tin và hình ảnh một đại biểu Việt Nam ngủ say sưa trong một tư thế phản cảm tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York – Mỹ.
Sau khi bức ảnh “làm nhục quốc thể” này gây một cơn bão lớn chưa từng có trên mạng, một số cơ quan truyền thông trong nước đã vội vã đăng những bài chữa cháy, điển hình là bài viết trên trang báo điện tử của kênh truyền hình VTC News ngày 29/9/2018 và cũng được đăng trên trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bài viết nêu trên cho rằng bức ảnh gốc của Hãng Thông tấn Pháp AFP đã bị cắt xén mất “hình ảnh cô gái bên cạnh thành viên phái đoàn Việt Nam” (trích nguyên văn), và thành viên phái đoàn Việt Nam không ngủ trong phiên họp mà là trong “thời gian nghỉ giải lao giữa giờ thảo luận”.
Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng bài viết này vào ngày 29/09/2018, nhưng chưa đầy 1 ngày sau đã cho gỡ bỏ bài báo này. Hiện nay trên Google vẫn còn dấu tích của nó.

Dấu tích trên Google của bài báo trên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã bị gỡ bỏ.

Chúng ta hãy thử tìm hiểu nguyên do vì sao Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng gỡ bài báo xuống.
1.- Bức ảnh có bị cắt xén hay không?
Sự thật là phóng viên AFP đã chụp 2 bức ảnh khác nhau và cả 2 bức ảnh này đã được tác giả rao bán trên mạng với giá 475 Euro mỗi tấm. Ghi chú bên phải của mỗi bức ảnh ghi rõ:
– Tác giả của cả 2 tấm ảnh là ông Don Emmert, phóng viên của Hãng Thông tấn Pháp AFP.
– Ngày chụp 2 tấm ảnh là 25/09/2018, ngày khai mạc Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ Khóa 73.
– Mỗi tấm hình đều có kích thước, độ lớn, độ phân giải khác nhau.
Như vậy là hoàn toàn không có chuyện cắt xén bức ảnh. Tờ báo mạng của Iran (xem ảnh chụp màn hình ở trên) đăng cả 2 tấm ảnh song song với nhau trong bản tin của mình.

Bức ảnh được Getty Images rao báo với giá 475 EUD trên mạng

2.- Ngủ say trong lúc đang họp hay trong thời gian giải lao?

TBT Trọng: 'Quan hệ Việt-Trung đang tốt đẹp nhất'


XinhuaBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Triệu Lạc Tế chiều 27/09 tại Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chiều 27/9 nói rằng quan hệ Việt - Trung hiện đang ở thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử, Tân Hoa xã tường thuật.
Tổng Bí thư Trọng cũng nói với ông Triệu Lạc Tế, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng các thành tựu mà Bắc Kinh đạt được không chỉ đem lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc mà còn tạo động lực cho sự phát triển của Việt Nam và nâng cao mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Báo chí Việt Nam thì nói nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá quan hệ hai đảng, hai nước trong thời gian qua "đã có nhiều tiến triển tích cực", theo VTV.

Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Vince Beiser, “The Secret Ingredient to China’s Aggression? Sand New York Times, 31/07/2018.
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

47 ĐẶC CÔNG BỊ THƯƠNG VONG 1984 TRƯỚC CỬA HANG DƠI ( THANH THỦY-VỊ XUYÊN) DO PHÁO TA HAY CỐI TRUNG QUỐC BẮN ? (Phần kết)




ĐÔI LỜI KHÉP LẠI CUỘC THẢO LUẬN VỀ VỤ HANG DƠI
         
          Pháo bắn hụt tầm gây sát thương cho quân ta tại Vị Xuyên là chuyện có thật; chuyện này không chỉ riêng vụ Hang Dơi. Vấn đề tôi muốn tìm kiếm sự thật: Sự cố này do kỹ thuật hay do sự cố ý của con người? Và nếu là sự cố ý thì do ai và cấp nào?
          Việc pháo bính bắn sai địa chỉ do hụt tầm các bạn Thái Khắc Ba, Đỗ Huy, Nam Thái Trần đã cho biết chính kiến của mình. Khi pháo binh rót sai địa chỉ và lại đúng vào quân ta thì gây sát thương rất lớn. Ngay trận 12/7/1984 tôi cũng đã có những dấu hỏi trong việc sử dụng pháo binh…Tôi có bài riêng viết về chiến dịch MB 84 và việc sử dụng pháo binh của ta trong chiến dịch này…
          Cuốn sách viết về Gạc Ma bùng nổ chỉ từ một cái lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lúc đó: “Không được nổ súng” hay “Không được nổ súng trước…”; Chỉ khác nhau có mỗi câu mà gây căng thẳng cho nhiều người, thậm chí kiện tụng nhau…
          Xem cái clip do Trung Quốc quay thì không có một tia chớp đạn nào từ phía quân ta, còn phía Trung Quốc thì nã pháo tới tấp; Clip cho thấy khả năng quân ta không nổ sung bắn lại là do cái lệnh: Không được nổ súng…là có cơ sở!
          Thực ra nội hàm và hệ lụy của 2 cái lệnh này chẳng khác gì nhau. Bởi có ra lệnh: Không nổ súng trước thì cũng không thể cứu sinh mạnh của 64 chiến sĩ. Có điều nếu quân ta nổ súng thì chắn chắn sẽ gây cho quân Trung Quốc thương vong, còn phía ta thì chắc không còn ai sống sót…

          Trở lại vụ tranh luận về thương vong tại Hang Dơi, qua ý kiến của các CCB tôi thấy có mấy nhóm ý kiến sau:
          1/ Một số khẳng định số thương vong không tới 47 chiến sĩ; Và vụ này do cối Trung Quốc bắn…
          2/ Một số ý kiến như Nam Thái Trần, Nguyễn Văn Thanh ( F 313) thì cho rằng: con số 47 thương vong là có cơ sở. Những CCB này đều nêu ra được các chứng cứ đáng tin cậy.
          Chỉ có điều độ chính xác: bao nhiêu người hy sinh, bao nhiêu người bị thương thì không ai nắm được. Con số này chỉ có cơ quan quân lực của Quân khu 2 và Bộ Quốc phòng mới có khả năng xác nhận con số này chính xác là bao nhiêu…
          Còn vụ này do pháo ta hay cối Trung Quốc bắn?
          -Người trực tiếp cung cấp thông tin cho tôi là Nguyễn Văn Thanh ( F 313) thì cho rằng do cối Trung Quốc bắn;
          -Ý kiến của Nam Thái Trần và Đỗ Huy thì cho rằng: cối Trung Quốc khó bắn được vào cửa Hang Dơi;