Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20 km

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20km

26/09/2018 - 16:49 (GMT+7)
 

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài khoảng 20km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.


IMG_2450

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, theo quy hoạch được kéo dài thêm 20km, nối với khu vực Xuân Mai 

Thông tin tại cuộc tọa đàm tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được tổ chức hôm nay (26/9), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, toàn tuyến đường sắt này được xây dựng đi trên cao, có chiều dài 13km, với 12 nhà ga. Dự án bắt đầu bước giai đoạn vận hành thử từ 22/9 và sẽ được đưa vào khai thác, phục vụ vận tải sau 3-6 tháng tới, với mục tiêu khai thác trước Tết Nguyên đán 2019. Trước khi tuyến đường sắt vận hành chính thức, dự án sẽ được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm và được cơ quan quản lý cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.
Hiện các đơn vị chức năng của Hà Nội đã trình UBND TP. Hà Nội về quy định vận hành, bảo trì tuyến đường sắt trong quá trình khai thác; giá vé tàu với mức phù hợp với nhucầu chi trả của người dân, được thành phố trợ giá và cạnh tranh với phương tiện cá nhân.
Cũng thông tin tại cuộc tọa đàm này, ông Lê Trung Hiếu, Phó Ban QLDA đường sắt Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị trung tâm và một số tuyến được kéo dài để kết nối với đô thị vệ tinh. Trong đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, theo hướng QL6, với tổng chiều dài 33km (kéo dài thêm 20km). Tuy nhiên, theo ông Hiếu, thời điểm này chưa có nghiên cứu, khảo sát kéo dài hướng tuyến đường sắt nói trên.

 Bao nhiêu nghìn tỷ nữa của dân sẽ được cống nạp cho Trung Quốc


Sau khi thông tin về việc dự án đường sắt Cát Linh – Đông đội vốn hơn 2 tỉ USD so với vốn đầu tư ban đầu, dư luận đã phản ứng rất mãnh liệt. Ấy vậy mà, không những bất chấp dư luận mà chủ đầu tư dự án Cát Linh Hà Đông còn dặt mặt người dân bằng cách tăng thêm 20km đường sắt số 2A. Theo đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông được quy hoạch kéo dài thêm khoảng 20 km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.
Việc tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông này phát sinh thêm 20 km này chỉ khiến người dân thêm thất vọng chứ chẳng bất ngờ. Bởi niềm tin của họ đã tỉ lệ nghịch theo việc đội vốn của tuyến đường sắt này. Cứ thử nghĩ xem, 900 triệu đô cho 13km đường sắt trên cao tương đương với mức đầu tư các tuyến đường đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ, có cái giá nào đắt đỏ hơn nữa không?
Trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.
Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch hạ tầng nói với tôi: Cái vô lý nhất của Cát Linh – Hà Đông là làm trên cao nhưng chi phí ngang với làm ngầm. Và nữa, với tốc độ như vậy, nó hoàn toàn không thể thay thế xe bus trong giao thông đô thị.
681 nhân sự cho 13km, tức là 52 người phục vụ 1 cây số. Cụ thể nữa, cứ gần 20 mét đường, ta lại có một vị la hán. Để phục vụ tuyến này, có tổng cộng 55 bác tài. Đây là tiêu chuẩn của Trung Quốc chuyển giao sang.
Chúng ta vẫn phải đợi thời gian nữa để thấy các bác tài cau có vắt chéo chiếc khăn lau mồ hôi trên vai sẽ lái những con trâu sắt dọc ngang thủ đô. Trong khi 4 tháng trước, Thượng Hải vừa vận hành Metro không người lái. Có 3 đô thị TQ đã vận hành hệ thống Metro không người lái. Hoàn toàn tự động.
Thượng Hải, vừa tăng mạng lưới tàu điện ngầm lên đến 672km. Bắc Kinh, có hệ thống tàu điện ngầm lên đến 900km dưới lòng đất sẽ được vận hành bằng công nghệ tự động cấp 4, cấp cao nhất đối với hệ thống đường sắt đô thị. Tuyến tàu điện ngầm của BK đã có gần 50 năm trước.
Không phải Metro, Subway mới là xu hướng chủ đạo của thế giới. Nổ lực của TQ là ngầm hóa đường sắt đô thị. Tại sao họ lại tư vấn chuyển giao cho VN thứ công nghệ thời Napoleon ở truồng với giá ngất ngưởng như vậy?
Lại nữa, ngó nghiêng quy hoạch 8 tuyến Metro của Hà Nội, chủ yếu trên cao, có tuyến vừa ngầm vừa trên cao. Nếu cứ đội vốn kinh khủng như vậy, Hà Nội sẽ mất bao nhiêu tiền? Với công nghệ và tốc độ như vậy, nó có trở thành lựa chọn của người dân đô thị. Hay là dốc cả núi tiền để xây một hệ thống mạng nhện hoang phế?
Quan trọng là, vừa chắp vá, vừa cuốn chiếu 8 tuyến Metro này, Hà Nội sẽ mất 50 thậm chí cả trăm năm nữa. Lúc đó, nhân loại đã tự tiến hóa, mọc cánh bay giữa trời rồi. Đặc biệt, 50 hoặc 100 năm nữa, Hà Nội sẽ phải giải quyết vấn đề ngầm hóa, mà TQ đã giải quyết hôm nay.
Hiện tại của Trung Quốc bắt nhịp thế giới. Và tương lai của VN là đuổi bắt quá khứ của TQ. Thật là một đỉnh cao nham hiểm !
(Theo FB Nguyen Tien Tuong/ Soha)

Không có nhận xét nào: