Dự án tham gia xây dựng một nhà máy lọc dầu tại Việt Nam của Tập Đoàn Nhật JXTG Nippon Oil & Energy đang đối diện khả năng phải hủy.
Mạng báo Nikkei loan tin ngày 1 tháng 10 cho biết đối tác địa phương của JXTG Nippon Oil & Energy là Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam, Petrolimex, có vừa kiến nghị chính phủ về việc dừng dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nam Vân Phong với trị giá khoảng 6 tỉ USD tại tỉnh Khánh Hòa, với lý do đưa ra là tập trung nguồn lực vào các dự án khác.
Chiến đấu cơ Mỹ F-35B đáp xuống boong tàu đổ bộ USS Wasp ở ngoài khơi Biển Hoa Đông ngày 05/03/2018.Michael Molina/U.S. Navy/Handout via REUTERS
Từ ngày tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền đến nay, chưa bao giờ quan hệ Washington-Bắc Kinh lại căng thẳng như hiện nay. Hôm 30/09/2018, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp đã xác nhận việc Trung Quốc hủy bỏ một cuộc họp Mỹ-Trung về an ninh đã được lên kế hoạch từ trước. Đây là hành vi trả đũa mới nhất của Bắc Kinh sau một loạt động thái cứng rắn của Washington nhắm vào Trung Quốc, thoạt đầu trong địa hạt thương mại, và trong một vài tuần lễ nay, đã mở rộng hẳn ra để bao hàm cả lãnh vực an ninh quốc phòng, trong đó có vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đối với nhiều nhà quan sát, sau khi khởi động cuộc chiến tranh thương mại đánh vào hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ, và trước các đòn phản công từ phía Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Donald Trump như đã áp dụng chiến thuật “gây sức ép tối đa” để buộc đối phương đàm phán.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20km
26/09/2018 - 16:49 (GMT+7)
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài khoảng 20km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,1km, theo quy hoạch được kéo dài thêm 20km, nối với khu vực Xuân Mai
Thông tin tại cuộc tọa đàm tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được tổ chức hôm nay (26/9), Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, toàn tuyến đường sắt này được xây dựng đi trên cao, có chiều dài 13km, với 12 nhà ga. Dự án bắt đầu bước giai đoạn vận hành thử từ 22/9 và sẽ được đưa vào khai thác, phục vụ vận tải sau 3-6 tháng tới, với mục tiêu khai thác trước Tết Nguyên đán 2019. Trước khi tuyến đường sắt vận hành chính thức, dự án sẽ được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm và được cơ quan quản lý cấp Chứng nhận an toàn hệ thống.
Hiện các đơn vị chức năng của Hà Nội đã trình UBND TP. Hà Nội về quy định vận hành, bảo trì tuyến đường sắt trong quá trình khai thác; giá vé tàu với mức phù hợp với nhucầu chi trả của người dân, được thành phố trợ giá và cạnh tranh với phương tiện cá nhân.
Cũng thông tin tại cuộc tọa đàm này, ông Lê Trung Hiếu, Phó Ban QLDA đường sắt Hà Nội cho biết, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2016, Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị trung tâm và một số tuyến được kéo dài để kết nối với đô thị vệ tinh. Trong đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông được quy hoạch kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, theo hướng QL6, với tổng chiều dài 33km (kéo dài thêm 20km). Tuy nhiên, theo ông Hiếu, thời điểm này chưa có nghiên cứu, khảo sát kéo dài hướng tuyến đường sắt nói trên.
Sau khi thông tin về việc dự án đường sắt Cát Linh – Đông đội vốn hơn 2 tỉ USD so với vốn đầu tư ban đầu, dư luận đã phản ứng rất mãnh liệt. Ấy vậy mà, không những bất chấp dư luận mà chủ đầu tư dự án Cát Linh Hà Đông còn dặt mặt người dân bằng cách tăng thêm 20km đường sắt số 2A. Theo đó, tuyến đường sắt số 2A Cát Linh – Hà Đông được quy hoạch kéo dài thêm khoảng 20 km, theo hướng QL6 đến khu vực Xuân Mai.
Vụ ô tô Vinfast tôi đã nói nhiều lần về bản chất của dự án này. Cá nhân tôi ko rõ anh Vượng định làm gì khi 1 lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và ô tô.
Nhẽ anh Vượng giỏi hơn Microsoft, Nga, TQ và hàng loạt các cường quốc hàng đầu thế giới?
Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BDS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là 1 câu chuyện hoàn toàn khác. Tôi có 1 niềm tin mạnh mẽ rằng: "Thế giới họ ko làm được, thì VN 1 đất nước zero về công nghệ và khoa học cũng ko bao giờ làm được".
Một cựu dân biểu phụ trách khu vực châu Á của Canada xác nhận với BBC việc blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được đề cử Nobel Hòa Bình.
Trong thư hồi âm BBC ngày 3/6, ông David Kilgour, cựu dân biểu đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Canada, khẳng định thông tin "nữ blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2018 bởi tiến sỹ Marc Arnal, Giáo sư danh dự và cựu Trưởng khoa Học khu St. Jean, Đại Học Alberta, Edmonton, Alberta, Canada".
Ông David Kilgour cho BBC hay ông 'ủng hộ đề cử này'.
Trước đó, ngày 2/6, ông David Kilgour có bài tuyên bố về sự kiện này. Trong bài viết, ông gọi Mẹ Nấm là "tù nhân lương tâm nổi tiếng" "sinh ra và lớn lên thời hậu chiến tranh Việt Nam", 'không còn ảo tưởng với chế độ chính trị hiện tại" và "quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn" từ năm 2006.
Tuyên bố này nói Mẹ Nấm là người sáng lập Mạng lưới Bloggers Việt Nam và là người lên tiếng về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, quyền tự do biểu đạt, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và vụ Formosa.
Trong vài ngày qua, báo chí khắp thế giới, như báo Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Iran v.v… đã đăng tin và hình ảnh một đại biểu Việt Nam ngủ say sưa trong một tư thế phản cảm tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York – Mỹ.
Sau khi bức ảnh “làm nhục quốc thể” này gây một cơn bão lớn chưa từng có trên mạng, một số cơ quan truyền thông trong nước đã vội vã đăng những bài chữa cháy, điển hình là bài viết trên trang báo điện tử của kênh truyền hình VTC Newsngày 29/9/2018 và cũng được đăng trên trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Bài viết nêu trên cho rằng bức ảnh gốc của Hãng Thông tấn Pháp AFP đã bị cắt xén mất “hình ảnh cô gái bên cạnh thành viên phái đoàn Việt Nam” (trích nguyên văn), và thành viên phái đoàn Việt Nam không ngủ trong phiên họp mà là trong “thời gian nghỉ giải lao giữa giờ thảo luận”.
Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng bài viết này vào ngày 29/09/2018, nhưng chưa đầy 1 ngày sau đã cho gỡ bỏ bài báo này. Hiện nay trên Google vẫn còn dấu tích của nó.
Chúng ta hãy thử tìm hiểu nguyên do vì sao Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng gỡ bài báo xuống.
1.- Bức ảnh có bị cắt xén hay không?
Sự thật là phóng viên AFP đã chụp 2 bức ảnh khác nhau và cả 2 bức ảnh này đã được tác giả rao bán trên mạng với giá 475 Euro mỗi tấm. Ghi chú bên phải của mỗi bức ảnh ghi rõ:
– Tác giả của cả 2 tấm ảnh là ông Don Emmert, phóng viên của Hãng Thông tấn Pháp AFP.
– Ngày chụp 2 tấm ảnh là 25/09/2018, ngày khai mạc Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ Khóa 73.
– Mỗi tấm hình đều có kích thước, độ lớn, độ phân giải khác nhau.
Như vậy là hoàn toàn không có chuyện cắt xén bức ảnh. Tờ báo mạng của Iran (xem ảnh chụp màn hình ở trên) đăng cả 2 tấm ảnh song song với nhau trong bản tin của mình.
2.- Ngủ say trong lúc đang họp hay trong thời gian giải lao?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc chiều 27/9 nói rằng quan hệ Việt - Trung hiện đang ở thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử, Tân Hoa xã tường thuật.
Tổng Bí thư Trọng cũng nói với ông Triệu Lạc Tế, người hiện đang giữ chức Trưởng ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng các thành tựu mà Bắc Kinh đạt được không chỉ đem lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc mà còn tạo động lực cho sự phát triển của Việt Nam và nâng cao mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Báo chí Việt Nam thì nói nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá quan hệ hai đảng, hai nước trong thời gian qua "đã có nhiều tiến triển tích cực", theo VTV.
Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.