Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

HÃY TÌM CÁCH ĐUỔI KỊP LÀO, CĂMPUCHIA TRƯỚC ĐÃ RỒI HÃY TÍNH TỚI MALAIXIA CÁC "THƯỢNG THƯ LỆNH" Ạ!


Năng suất lao động của Malaysia gấp 5 lần Việt Nam và bài toán 10 năm đuổi kịp Malaysia của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân


Bài phát biểu chưa đến 10 phút của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhưng dùng cụm từ “tụt hậu” 3 lần để nhấn mạnh khoảng cách tụt hậu của chúng ta ngày càng kéo dài. Còn Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thì trăn trở với bài toán làm thế nào để 10 năm tới Việt Nam đuổi kịp Malaysia.
nang suat lao dong cua malaysia gap 5 lan viet nam va bai toan 10 nam duoi kip malaysia cua bi thu nguyen thien nhan hinh anh 1
Tình hình phát triển kinh tế xã hội 3 năm qua nhìn chung thuận lợi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối kinh tế lớn được đảm bảo. (Ảnh minh họa).
Tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã khép lại sau khi hàng loạt vấn đề nóng được các ĐBQH đặt lên bàn nghị sự. Hai ngày thảo luận kinh tế – xã hội tại hội trường nổi lên sự trăn trở chung của nhiều vị đại biểu, lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương về nỗi lo kinh tế đất nước tụt hậu xa hơn, không chỉ so với các quốc gia phát triển mà cả với các quốc gia trong khu vực.

Ông Nhạ thoát thật sao?; Vì sao đức Khổng Tử phải bằng mọi giá ngăn tên Mỗ làm thầy?

Thúy Hng Nghiêm
9 giờ· 

Vì sao đức Khổng Tử phải ngăn tên Mỗ làm thầy?

Bài viết của nhà báo Nguyễn Thuý Hồng nguyên trưởng đại diện Báo Giáo dục Thời đại tại khu vực Miền Trung , nếu thật có chuyện chạy tín nhiệm thì thật quá xấu hổ nhục nhã. 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng

Ông Nhạ thoát thật sao?

Tôi nhận được tin nhắn có vẻ “thảng thốt” như vậy vào lúc 14h45 phút-trước thời điểm công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm của từng chức danh.
Chưa có đợt lấy phiếu tín nhiệm hay bầu bán nào mà tôi thấy dòng tên Bộ trưởng Giáo dục lại trở thành tâm điểm sự chú ý của dư luận xã hội như vậy. Như cái stt “Nóng đầu tuần”, trước đó dư luận lan truyền tin đồn “tay chân” của vị BT này cho ngừoi đi “ngoại giao” với các đại biểu QH. Tin tức lan truyền ngay tại kỳ họp. Thậm chí, có người còn cho một con số cụ thể là “5 triệu”/đại biểu ( không phải đại biểu nào cũng được nhận). Với niềm tin vào sự quán triệt kỹ càng về tinh thần lấy phiếu tín nhiệm lần này của QH, thêm nữa, nghĩ cái giá của uy tín không rẻ bèo tới mức vậy nên tôi không tin lắm ở dư luận.

Thái Lan: Đẹp nhưng chia rẽ sâu sắc

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Richard Bernstein, “Thailand: Beautiful and Bitterly Divided”The New York Review of Books, November 20, 2014 Issue.
Biên dịch: Nguyễn Hồ Kinh Luân | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

nushi20120624201220983

Từ lâu Thái Lan đã mang hình ảnh một đất nước ôn hòa, ổn định, đó cũng là lý do chính khiến nước này luôn được xem như niềm hy vọng lớn cho tương lai ở khu vực Đông Nam Á, ít nhất là đối với người Mỹ. Đất nước Thái Lan tương đối thịnh vượng, phát triển không nhanh như nước láng giềng Trung Quốc nhưng ở tốc độ ấn tượng lên đến 7% một năm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu về xuất khẩu ổ cứng máy tính. Vấn đề bạo loạn của phiến quân Hồi giáo ở miền Nam cũng chỉ chủ yếu giới hạn ở một phần nhỏ của đất nước. Thái Lan phần lớn đồng nhất về mặt sắc tộc với Phật tử chiếm đa số và được cai trị bởi một vị Quốc vương được kính trọng, tại vị đã một thời gian rất dài.

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                            
Nước Nga với tư cách là một quốc gia chỉ mới có lịch sử hơn 1.100 năm. Trước thế kỷ IX, từng có một số bộ lạc người Slavơ sinh sống tại vùng đồng bằng Đông Âu. Trong thế kỷ IX họ tập họp lại thành một đại công quốc [grand duchy], lấy trung tâm là Kiev [nay là thủ đô Ukraine], tự xưng là “Kievross”. Đó là quốc gia Nga [Russia] sớm nhất, lúc ấy chỉ là một tiểu quốc phía nam từ Kiev, phía bắc tới hồ Radoga, tây tới Pskov, đông tới Murom.

NGUYỄN HỮU THẮNG ĐIỂM THẾ SỰ THÁNG 10


15 phút· 
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

ĐIỂM BÁO THÁNG 10

 Kết quả hình ảnh cho Vụ Cà rê 100 USD
Thứ nhất là vụ Cà Rê

Đọc tin mà ngỡ gánh hề Cần Thơ

 Kết quả hình ảnh cho Đường cao tốc hố voi do trời mua
Thứ nhì là vụ ... trời mưa

Làm đường cao tốc bất ngờ trốc lên

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

ĐỌC STATUS DƯỚI ĐÂY CỦA NGUYỄN CÔNG KHẾ CHO THẤY: LÊ KHẢ PHIÊU, KẺ TIẾP TAY CHO TRUNG QUỐC CẢN LÙI QUAN HỆ VIỆT-MỸ?


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng
Chú thích ảnh: Nguyễn Công Khế, nguyên là TBT báo Thanh Niên, một tờ báo lớn và có tiếng tăm.Thế nhưng, khi đọc status do Nguyễn Công Khế tự tay viết dưới đây, chắc không qua khâu thư ký đánh máy và bộ phận biên tập nên bộc lộ rất nhiều những lỗi chính tả trong trình bày...Lúc đầu mình định sửa nhưng rồi thôi để nguyên bài của ông Khế...Qua bài viết trên FB cá nhân mới thấy vai trò của đánh máy quan trọng tới mức nào...he...he...
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi
Đây là một đề tài khá nhạy cảm. Tôi muốn viết lại trung thực những gì tôi chứng kiến . Vì sợ mai sau mọi việc sẽ "tam sao thất bổn"
Tôi viết status này trong lúc những nhân vật tôi đề cập vẫn còn sống, trừ chú Sáu Dân . Tôi mong mỏi nhưng cmt viết lên trang này nên lịch sự và thật sự tôn trọng lẫn nhau vì sự thật lịch sử. Đừng để tôi phải xoá là điều tôi chẳng hề mong muốn.

TẠI SAO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT- MỸ NĂM 1999 BỊ TRÌ HOÃN.
Sáng hôm đó, tôi ngồi ăn sáng với chú Sáu Dân (tức TT Võ văn Kiệt). Có điện thoại reo, chú Sáu đứng dậy nghe máy. Nghe đt xong khoảng 5 phút. Ông ngồi xuống bàn nói: Sáu Khải( TT Phan Văn Khải)cho biết là lên đường đi New Zealand bằng tay không, tức là Bộ Chính trị lúc ấy không đồng ý ký Hiệp định song phương Việt-Mỹ nhân Hội nghị Apec tại đây mà hai bên đã thỏa thuận từ trước.

Một loại hạt từ Mỹ thâm nhập Việt Nam: 50 triệu người lo sợ

18/10/2018  14:00 GMT+7

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cao bị loại cỏ kế đồng - loại cỏ khiến Mỹ khiếp sợ - xâm nhập vào do phát hiện 1,6 triệu tấn lúa mỳ nhập khẩu nhiễm loại cỏ này. Vậy mà các doanh nghiệp cho rằng nên cho phép có tỷ lệ phần trăm nhất định nhiễm cỏ kế đồng khi nhập khẩu lúa mì.
Đường đi nông sản Trung Quốc nhái Đà Lạt
Các chuyên gia cảnh báo, nếu không kiểm soát chặt chẽ, để cỏ kế đồng xâm nhập vào Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường, chưa kể nguy cơ một loạt thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lần lượt đóng cửa hoặc nông sản Việt bị kiểm soát gắt gao hơn. 
Mỹ tốn hàng chục triệu USD mỗi năm để phòng trừ
Theo tin từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT), cỏ kế đồng được cho là có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải, châu Âu sau đó lan sang Mỹ, Canada và một số quốc gia khác do nhập khẩu, vận chuyển các lô hàng bị nhiễm loại cỏ này. Chúng có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, với các loại đất khác nhau. Đặc biệt, cỏ có thể xuất hiện, gây hại tại vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới giống Việt Nam.
Một loại hạt từ Mỹ thâm nhập Việt Nam: 50 triệu người lo sợ
Nhiều nước trên thế giới xếp cỏ kế vào nhóm gây hại cho nền nông nghiệp

Hợp tác kinh tế có ràng buộc cạnh tranh an ninh Trung - Nhật?

HỒNG THỦY

(GDVN) - Xu hướng cải thiện quan hệ Trung - Nhật có thể mang lại những tác động tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, nhưng có bền lâu còn phải chờ xem.
Nikkei Asian Review ngày 27/10 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc họp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cải thiện quan hệ Trung - Nhật.
Chủ tịch Trung Quốc nói với Thủ tướng Nhật Bản rằng:
"Những nỗ lực phối hợp của cả 2 phía, quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản đã trở lại đúng hướng và tạo đà tích cực. Điều này rất đáng trân trọng."
Hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc họp kéo dài 80 phút tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh thúc đẩy hợp tác Trung - Nhật về các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Vành đai và Con đường lẫn hợp tác tài chính.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại nhà khách Điếu Ngư Đài. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Tập Cận Bình nói với Shinzo Abe trong những phát biểu ban đầu của ông rằng, Trung Quốc và Nhật Bản nên tiến theo xu hướng lịch sử mới của quan hệ song phương.

Ông Vương Nghị đi Philippines thúc đẩy khai thác chung trên Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Hiến pháp Philippines, tỉ lệ ăn chia và phản đối của giới tinh hoa Philippines sẽ là thách thức lớn cho việc cùng khai thác với Trung Quốc trên Biển Đông.
South China Morning Post ngày 27/10 đưa tin, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến Philippines hôm nay 28/10 để thảo luận với các quan chức nước này.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh giới phân tích Trung Quốc tin rằng hai nước có thể đã tiến gần một thỏa thuận thăm dò khai thác năng lượng chung trên "vùng biển tranh chấp" ở Biển Đông.
Trong chuyến công du Philippines, ông Nghị sẽ gặp Tổng thống Rodrigo Duterte và Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jnr tại thành phố Davao.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng sẽ gặp các quan chức khác của chính phủ Philippines để thảo luận về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia này, và ký kết một số thỏa thuận song phương.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh AP.
Các nhà phân tích Trung Quốc tin rằng hai nước đang "háo hức chờ đợi" thỏa thuận thăm dò khai thác năng lượng chung, nhưng vấn đề còn liên quan đến yêu sách của họ cũng như các nước khác ở Biển Đông.

Diễn đàn Hương Sơn để Trung Quốc độc thoại, đại biểu bị hạn chế bàn về Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Truyền thông Trung Quốc đã không đăng các phát biểu chỉ trích Mỹ của Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư, các đại biểu muốn phát biểu về Biển Đông bị hạn chế.
South China Morning Post ngày 27/10 cho biết, Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh dường như vẫn chưa phải nơi để xử lý các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông hay cạnh tranh Trung - Mỹ.
Diễn đàn Hương Sơn là hội nghị thường niên mà Bắc Kinh hy vọng sẽ trở thành diễn đàn hàng đầu châu Á để thảo luận các vấn đề an ninh, năm nay có sự tham dự đông đảo nhất.
Hơn 500 đại biểu đến từ 67 quốc gia, trong đó 21 nước cử Bộ trưởng Quốc phòng hoặc chỉ huy quân sự cao cấp tham dự Diễn đàn Hương Sơn.
Tuy nhiên các nhà tổ chức đã miễn cưỡng, hạn chế các đại biểu thảo luận một số vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến khu vực.
Tướng Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn 2018. Ảnh: Ecns.com
Động thái này làm nổi bật khoảng cách cần thiết để Diễn đàn Hương Sơn có thể vượt qua Đối thoại Shangri-la được tổ chức hàng năm tại Singapore.

Ai đứng sau vụ anh Cà Rê bị phạt?

XUÂN DƯƠNG


(GDVN) - Quyết định khám nhà do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân quận Ninh Kiều ký có được sự chấp thuận của Viện Kiểm sát?
Vụ người dân đổi 100 USD tại tiệm vàng bị chính quyền thành phố Cần Thơ phạt 90 triệu đồng đặt ra khá nhiều vấn đề cần câu trả lời không chỉ của những người có trách nhiệm tại thành phố này mà cả việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Liên quan đến sự việc, bài viết này không đề cập đến các đối tượng vi phạm (người dân và doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc) mà chỉ đề cập đến các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật thành phố Cần Thơ, cụ thể là Ủy ban Nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát và Công an.
Thông tin được các phương tiện truyền thông đăng tải cho thấy, ngày 24/1/2018, ông Dương Tấn Hiển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ninh Kiều, ký quyết định “Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở” đối với căn nhà số 40 Nguyễn Đức Cảnh (tiệm vàng Thảo Lực). [1]
Quyết định khám xét của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ninh Kiều
Có ba vấn đề cần làm rõ:
Vấn đề thứ nhất: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận có quyền ra lệnh khám xét các địa điểm nghi vấn?

5000 người đe dọa " ăn vạ" nước Mỹ

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, ô tô, đám đông, cây và ngoài trời
Cách đây mươi ngày, có tin khoảng 4000-5000 người từ Honduras đang tiến lên phía đông bắc, nhằm biên giới Mehico để đổ bộ vào nước Mỹ. Họ kéo đi lũ lượt, đi bộ, phần lớn bồng bế nhau đi cả gia đình. Họ tuyên bố sẽ đi bộ qua Guatemala để vào Mehico, đích đến là biên giới phía Nam nước Mỹ và sẽ nhập cư, tất nhiên là bất hợp pháp vào nước Mỹ. Ban đầu nhiều người Mỹ không để ý, trừ ông Trump báo động, cảnh báo liên tục.
Đoàn di dân tìm cách vào Hoa Kỳ đã đi tới Tapachula, Mexico, vào ngày 22/10/2018.

Học giả Tàu kêu gọi Trung Quốc “dùng gậ.y” với Việt Nam?

VdaiLy Poster | 

Mối quan hệ “già nhân ngãi non vợ chồng” Việt – Mỹ trên Biển Đông là một mối uy hiếp đối với Trung Quốc.
Bài viết “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập đưa ra nhận định sai lệch về vụ thảm sát Gạc Ma;
Đồng thời bài viết này còn có những bình luận thể hiện nhận thức lệch lạc của một số học giả Trung Quốc chuyên nghiên cứu Việt Nam về lịch sử quan hệ bang giao hai nước, cũng như các vấn đề phức tạp trên Biển Đông.