Nguyễn
Quang Duy
Theo Hồi
ký của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa
19/1/1974:
“… việc tấn công lực
lượng Trung Cộng là hoàn toàn do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có
sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu
như vớt người trôi trên biển cả.”
Sau 45 năm chiến lược Á
Châu Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi.
Tưởng niệm 45 năm cuộc
hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó
rút ra bài học.
Vì sao Trung cộng không
chiếm được Trường Sa?
Theo Phó Đề Đốc Thoại
thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung cộng vì bị tấn công
nên thiệt hại nặng hơn.
Soái hạm Kronstad 274 bị
chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham
mưu đều tử trận.
Hộ tống hạm Kronstad 271
và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.
Cùng lúc đó 17 chiến hạm
Trung cộng tiến xuống Biển Đông đã phải dừng lại bảo vệ Hoàng Sa tránh nguy cơ
Việt Nam Cộng Hòa phản công chiếm lại.
Nếu không bị tấn công,
không bị thiệt hại các chiến hạm Trung cộng có thể đã tiếp tục tấn công Trường
Sa và chiếm đóng Biển Đông cho đến ngày nay.
Ngày 25/1/1974, Đô đốc
Thomas H. Moorer tường trình với Ngoại Trưởng Henry Kissiger như sau:
”Toàn vùng đó là cả vấn
đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp.
Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng này.”
Mỹ rút khỏi Eo Biển Đài
Loan…
Tháng 7/1971, đang thăm
Pakistan, Kissinger vờ cáo bệnh, chuyển hướng bay thẳng đến Bắc Kinh hội đàm
mật với Chu Ân Lai.
Khi Kissinger về lại Mỹ,
Tổng Thống Richard Nixon công khai tuyên bố không chống lại đơn Trung cộng xin
gia nhập Liên Hiệp Quốc.