Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Hai cuộc chiến xâm lược Việt Nam có chung một kịch bản

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC



Xem thêm bài viết về Nguyên Thứ trưởng Bộ QP 
kiêm Tư lệnh quân tình nguyện VN tại Cămpuchia :
>Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

https://vietnamnet.vn › Thời sự

(GDVN) - Cuộc chiến xâm lược Việt Nam trên 2 hướng biên giới Tây Nam, phía Bắc chung 1 kịch bản, để tránh lặp lại, cần đánh giá một cách khoa học, khách quan, cầu thị.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cất quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979, buộc dân tộc ta một lần nữa phải vùng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi viết mấy dòng thay nén tâm hương tưởng niệm hàng vạn đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống.
Nhìn thẳng vào sự thật lịch sử cuộc chiến này để trân quý hơn hòa bình được xây dựng và vun bồi từ xương máu của bao thế hệ cha anh, cũng là để giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, lòng tri ân các thế hệ đi trước.
Về đối nội, việc đánh giá đúng cuộc chiến tranh vệ quốc, ghi nhớ, tri ân, tôn vinh 4 vạn liệt sĩ cùng đồng bào đã ngã xuống là để yên lòng dân, những người đang sống. Lơ là việc này là có tội.
Về đối ngoại, việc đánh giá đúng bản chất, nguyên nhân và rút ra bài học từ cuộc chiến hoàn toàn không có nghĩa là kích động hận thù dân tộc hay chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà để tránh lặp lại điều này trong tương lai.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, ảnh do tác giả cung cấp.
Đánh giá một cách khách quan, thẳng thắn và cầu thị sự kiện lịch sử này từ cả hai phía là cách tốt nhất để góp phần hiện thực hóa phương châm hợp tác giữa 2 Đảng, 2 nước: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

NGUYÊN THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ PHAN DIỄN: ĐẤT NƯỚC LÂM VÀO HOÀN CẢNH HIỂM NGHÈO GIAI ĐOẠN NGUYỄN TẤN DŨNG LÀM THỦ TƯỚNG ( 2005-2015)?

Kết quả hình ảnh cho nguyễn tấn dung

"Chúng ta đã lâm vào hoàn cảnh hiểm nghèo và trả giá đắt…"

VOV.VN -Có thể nói, trước Đại hội XII, chúng ta đã lâm vào hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo. Vì thế mà những chuyển biến Đảng đã làm được từ đầu khóa XII đến giờ thật là may mắn, đáng mừng
Gần 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 Ủy viên Trung ương đương nhiệm (3 trong số đó bị cho thôi Ủy viên Trung ương) kể từ đầu nhiệm kỳ cùng những chuyển động mạnh mẽ trong công tác xây dựng, chính đốn Đảng trong năm 2018 đã mang lại cho nhân dân, cán bộ đảng viên niềm tin vào quyết tâm của Đảng trong việc đẩy lùi những thói hư, tật xấu làm suy yếu Đảng và Nhà nước.
“Chúng ta đã từng lâm vào hoàn cảnh hết sức hiểm nghèo”
Ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư nhận định, từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng chỉnh đốn Đảng đã có những chuyển biến lớn. Chúng ta đã chứng kiến Đảng tiến hành những cuộc thanh tra,  kiểm tra và xử lý kỷ luật nhiều cán bộ mắc sai phạm; Nhà nước đã đưa ra xét xử vụ án, nhiều cán bộ, trong đó có cả những cán bộ cấp cao đã phải nhận các hình thức xử lý nghiêm khắc. 
chung ta da lam vao hoan canh hiem ngheo va tra gia dat… hinh 1
Nguyên Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN

BA LẦN LUI QUÂN TRƯỚC TRUNG QUỐC-CÔNG HAY TỘI CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH? ( Phần 1)

Phạm Viết Đào.


          Kiểm chứng 1: Tướng Vũ Lập bị hạ độc vào thời điểm sau khi ông bày tỏ “sự băn khoăn” về lệnh “lui quân” của BT Bộ Quốc phòng tại mặt trận Vị Xuyên?

      Trong bài "Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

https://vietnamnet.vn › Thời sự
“ 
01/02/2015  08:44 GMT+7 đăng trên Vietnamnet, tác giả là Đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh có một số thông tin, nhận định cần phải kiểm chứng thêm. Cần phải trao đổi lại nội dung bài viết này vì: hiện Tướng Lê Đức Anh đang còn sống, nếu không minh bạch có thể dẫn tới gây hiểu lầm, gây tranh cãi cho một số vấn đề lịch sử liên quan tới quan hệ Việt-Trung-Mỹ.

          Bài viết có đăng kèm ảnh chụp Đại tướng Lê Đức Anh ngồi đang nói và Đại tá Khuất Biên Hòa đang cầm bút ghi. Đưa hình ảnh này minh họa cho bài viết chắc tác giả- Đại tá Khuất Biên Hòa muốn thông điệp về độ xác thực của nguồn tin bài viết; bài viết này đã được ông Lê Đức Anh đồng ý công bố.
          Đây là bài viết công bố năm 2015, sau khi ông Lê Đức Anh đã nghỉ hưu trên cương vị Chủ tịch nước năm 1997. Như vậy, nội dung và các thông tin trong bài đã có một độ lùi về mặt thời gian gần 30 năm, sau các sự kiện xảy ra tong bài và sau 10 năm ông Lê Đức Anh rời chính trường...
          Những thông tin trong bài hết sức quan trọng liên quan tới các sự kiện đối ngoại tầm vĩ mô giữa Việt Nam không chỉ với Trung Quốc và liên quan tới Cămpuchia và cả với Mỹ.
          Thông tin trong bài còn liên quan tới cuộc chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, liên quan tới Thượng tướng Vũ Lập, nguyên Tư lệnh Quân khu 2, có dư luận qua đời do bị Tình báo Hoa Nam đầu độc. Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là nhân chứng mà trực tiếp can dự vào những sự kiện quan trọng gắn với lịch sử Việt Nam đương đại được nêu trong bài viết…

          Tướng Vũ Lập-Tư lệnh Quân khu 2 “ băn khoăn” về lệnh lui binh tại Mặt trận Vị Xuyên ?
         
          Bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa có đoạn sau đây:
          “…Khi lên thị sát biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi, không bắn, không chửi lại nữa. Ông nói với anh em: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Anh em cán bộ hỏi: "Vậy thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được tình hình?". Ông bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. Ở cao điểm Vị Xuyên, bộ đội hai bên nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo anh em mang thuốc hút và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện thuốc nên họ phấn khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi không chửi, không bắn nhau nữa.

VNTB- Trung Quốc sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế?


Minh Quân

(VNTB) - Bây giờ thì không còn có thể nói về triển vọng ‘kinh tế Trung Quốc cất cánh’ được nữa, mà chỉ còn là vấn đề nền kinh tế nước này sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế mà thôi.

Trong tháng 1 năm 2019, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất 3 năm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Caixin/Markit tháng 1 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc giảm còn 48,3, tệ nhất kể từ tháng 2/2016, từ mức 49,7 hồi tháng 12/2018. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI Caixin/Markit giảm. Các nhà phân tích trước đó dự báo PMI Caixin/Markit tháng 1 là 49,5.

PMI là khảo sát các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh. Số liệu này là một trong những thông tin đầu tiên giúp xác định tình hình kinh tế, thường được công bố hàng tháng. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao số liệu kinh tế Trung Quốc để xác định thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa kết thúc.

PMI trên 50 thể hiện sản xuất mở rộng và ngược lại.

Vào tháng 1 năm 2019, Michael Schuman viết trên  Bloomberg Businessweek (bài “Forget the Trade War. China Is Already in Crisis”) đã gọi đây là một cuộc “khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc”. Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ: bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao?

   Rất nhiều thành phố 'ma' trong lòng Trung Quốc

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012-2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến Sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng vào năm 2013.” Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới gần đây, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ “ổn” và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Phạm Chí Dũng - Sẽ có khủng hoảng ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’?

Một năm rưỡi sau vụ Nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay tại Berlin, vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’ - nổ ra vào những ngày giáp tết nguyên đán năm 2019 - đang hứa hẹn sẽ trở thành một vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai.

Blogger Trương Duy Nhất
Vẫn là ‘kẻ tử thù của chế độ’

Điểm trùng hợp ngẫu nhiên và cứ như thể một thứ điềm báo dành cho chính thể độc đảng ở Việt Nam là trong khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào thời gian cuối tháng 4 năm 2017 và chưa đầy một tuần sau đó báo chí Việt ngữ ở Đức và cả báo chí Đức đã đưa tin về vụ này, thì vụ ‘Trương Duy Nhất mất tích’ xảy ra vào những ngày cuối tháng 1 năm 2019 cũng được phát tin khoảng một tuần sau đó bởi báo chí quốc tế. Nhưng đặc biệt nhất là được phát tin một cách rất chi tiết bởi một blogger - người bị xem là ‘kẻ tử thù của chế độ cộng sản Việt Nam’: Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sống ở Đức.

Cựu đại tá công an Nguyễn Như Phong: ‘Guaido sẽ thắng ở Venezuela’

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019 | 12.2.19


Lời Ban Biên tập: Những diễn biến ở Venezuela trong thời gian gần đây thu hút sự quan tâm to lớn của nhiều người Việt Nam, đặc biệt sau khi lãnh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời và được Mỹ cũng như nhiều nước khác công nhận. VOA mới đây đã phỏng vấn ông Nguyễn Như Phong, đại tá công an Việt Nam đã nghỉ hưu, người trước đây từng thăm Venezuela 3 lần trên cương vị là một lãnh đạo báo chí. Ông Phong đã đưa ra những ý kiến đáng chú ý về cuộc xung đột chính trị hiện nay ở đất nước Nam Mỹ. Mời quý vị theo dõi.

Thủ lĩnh đối lập Venezuelan Juan Guaido phát biểu với báo giới ở Caracas, Venezuela, 10/2/2019
Người Venezuela rất yêu Việt Nam

VOA: Trước hết, xin ông cho biết bối cảnh của những chuyến thăm hoặc công tác của ông đến Venezuela.

Ông Nguyễn Như Phong: Tôi đến Venezuela 3 lần. Tôi đi theo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để đàm phán về lô dầu mỏ mà Venezuela dành cho Việt Nam là lô Junin 2.

Thực sự là tôi rất yêu người dân Venezuela và các lãnh đạo Venezuela thời đấy, như là ông Hugo Chavez hay ông Ramirez, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Venezuela.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Thủ đoạn tra tấn người Tân Cương của chính quyền TQ: Cực hình “thịt nướng”

Nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc liên tiếp có hành động đàn áp người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan ở Tân Cương, đồng thời xây dựng các trại tập trung cỡ lớn để giam giữ người dân tại đây. Mới đây, trên mạng internet lan truyền một đoạn video ngắn khiến nhiều người khiếp sợ, nội dung cho thấy thủ đoạn tàn nhẫn mà chính quyền Trung Quốc dùng để đối phó với những người bất đồng chính kiến ở Tân Cương.
cực hình; tra tấn
Ảnh từ Facebook Eynek-ئەينەك خەۋەر سەھىپىسىhời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin, hôm 6/2, người Đông Turkestan chạy trốn từ Tân Cương đến Thổ Nhĩ Kỳ đã chia sẻ một đoạn video ngắn quay cảnh cảnh sát Trung Quốc ngược đãi người Tân Cương.
Trong video có thể thấy người Tân Cương mặc áo tù màu xanh bị trói trên dụng cụ tra tấn, và đứng bên là một viên cảnh sát đang tra hỏi, còn có một cảnh sát khác điều khiển dụng cụ tra tấn.

CCB F 313 PHẠM QUANG QUYNH, NGUYỄN VĂN PHONG (HẢI PHÒNG): CÓ LỆNH CHÚNG TÔI LẠI LÊN ĐƯỜNG; KHÔNG CÒN SỨC CON SẼ THAY CHỐNG TRUNG QUỐC

CCB NGUYỄN VĂN PHONG VÀ PHẠM QUANG QUYNH thăm cửa khẩu Thanh Thủy

Năm 6/2012, tôi và một số CCB Hải Phòng lên thăm lại chiến trường Vị Xuyên-Hà Giang.Trước cửa Hang Dơi và suối Thanh Thủy, tôi tranh thủ trò chuyện vơi 2 CCB Hải Phòng

          NV Phạm Viết Đào:-Lần này thăm lại chiến trường xưa các anh có suy nghĩ gì?
          CCB Phạm Quang Quynh: -Chúng tôi thấy đất nước có nhiều đổi mới, cùng anh em đồng đội thăm lại chiến trường xưa để ghi nhận lại tất cả những gì chúng ta đã làm được và trách nhiệm giữ gìn cho mai sau…
          NV PVĐ: -Nếu lại tiếp tục xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam với Trung Quốc là 1 CCB, anh có suy nghĩ gì?
          CCB PVQ: -Đã là người lính thì có lệnh là đi, tư thế sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc, bất kể lúc nào…Bởi vì chúng ta đã có lịch sử rất dày về chống giặc ngoại xâm nên chúng ta sẵn sàng với diễn biến mới!

          TÌM TÁC GIẢ BÀI THƠ ĐƯỢC LÍNH GIỮ CHỐT VỊ XUYÊN TRUYỀN NHAU

Đây là bài thơ mà CCB F 313 Phạm Quang Quynh, quê Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đọc cho tôi nghe trong một lần lên thăm lại Vị Xuyên 2012. Đây là bài thơ theo Phạm Quang Quynh anh đã thuộc trong thời gian giữ chốt ở Vị Xuyên…
Sau hơn 30 năm Phạm Quang Quynh vẫn không quên bài thơ này vì sự ám ảnh, sức lan tỏa và sức nóng động viên tinh thần chiến đấu của lính bảo vệ chốt Vị Xuyên:
Chiều hồn hậu mùa xuân soi dáng núi
Bỗng cau mặt sóng dài xô sóng nổi
Xác giặc trôi vẩn đục cả dòng sông
Đứng bên sông nhìn xác nổi bập bềnh
Cùng với ảnh mây mờ nhợt nhạt

Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979

Quan tâm


Nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?

LTS: Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Câu hỏi này cần phải được giải thích từ nhiều nguyên nhân, phân tích từ nhiều góc nhìn. Bắc Kinh từng lu loa họ phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ” nhằm đem lại hòa bình cho khu vực biên giới, vốn đã trở nên hỗn loạn từ năm 1977, ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ngày càng có nhiều bằng chứng được các học giả nước ngoài công bố, cho thấy Bắc Kinh có những mục đích chiến lược xa xôi, ấp ủ từ lâu.
Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 do Bắc Kinh khơi mào còn nhằm thử phản ứng của Liên Xô và qua đó đánh giá khả năng tác chiến của Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA).
Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết đầu tiên trong chuyên đề Biên giới tháng 2/1979, mời quý vị độc giả tham khảo và chia sẻ thêm các góc phân tích về cuộc chiến. 
Cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Biên giới Việt – Trung đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979 trong khi một bên vẫn vui sống hòa bình thì phía bên kia một lực lượng phản ứng nhanh gồm 8 đơn vị bộ binh (20 lữ đoàn) và các đơn vị hỗ trợ, tổng cộng 300.000 binh sĩ (lúc đỉnh điểm lên tới 800.000) đã được tập hợp, được trang bị 1.000 xe tăng, ít nhất 1.500 khẩu pháo.

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý:
Người Mỹ coi trọng công nghệ mà không coi trọng tư tưởng, coi trọng quản lý mà không coi trọng chiến lược. Họ có tâm trạng ăn xổi ở thì, chỉ cầu lợi trước mắt, dân Mỹ thiếu ý thức lịch sử, với bất cứ vấn đề nào họ đều muốn tìm kiếm giải đáp có tính kỹ thuật.[1]
Ngay ở nước Mỹ hiện nay vẫn có học sinh vì cho rằng tư duy kỹ thuật cần được coi trọng hơn tư duy xã hội mà phân vân trước việc nên ưu tiên học ngành KHKT hay các môn xã hội và nhân văn.[2]
Thực ra từ ngày lập quốc tới nay chính quyền cũng như giới tinh hoa nước Mỹ luôn luôn chú trọng phát triển cả KHKT cũng như KHXHNV; nhưng vì thành tựu KHXHNV ít có các biểu hiện bề nổi nên người ta khó nhận thấy. Nếu coi nhẹ KHXHNV, coi nhẹ tư tưởng, thiếu ý thức lịch sử và đầu óc chiến lược thì nước Mỹ sao có thể chỉ sau hơn trăm năm lập quốc mà vượt qua tất cả các cường quốc có lịch sử lâu đời, vươn lên vị trí siêu cường số một thế giới cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Tiến trình ấy có lúc trắc trở, thất bại nhưng nhìn chung là một chặng đường thuận lợi. Từ lúc đấu tranh giành độc lập cho tới lúc mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước, chiến thắng các quốc gia thù địch trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, nước Mỹ luôn tiến lên với tốc độ cao, từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay giữ vị trí hàng đầu về KHKT và KHXHNV; sau Thế chiến II trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới và có tiềm lực giữ được vai trò này trong một thời gian dài nữa.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

RẮC RỐI CHUYỆN CHẾT CHÓ CUỐI NĂM 1978 CỦA CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC KHI XÂY CẦU THĂNG LONG

B.T.
           Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp. Ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế xây dựng cầu Thăng Long.
          Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ, khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn.
          Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế…, rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.