Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa

 1 THANH NIÊN ONLINE

Đánh giá tác giả
1 2 3 4 5

GS - TS Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc gia Hà Nội), chủ biên chương trình lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ có vị trí xứng đáng trong sách giáo khoa.
GS - TS Phạm Hồng Tung trình bày tham luận tại hội thảo quốc gia sáng 15.2 /// Ảnh Lê Hiệp
GS - TS Phạm Hồng Tung trình bày tham luận tại hội thảo quốc gia sáng 15.2
ẢNH LÊ HIỆP
Hôm nay, 15.2, phát biểu tại hội thảo quốc gia "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lại", GS Vũ Dương Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng hơn 40 năm đã qua sau những cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng những sự kiện bi hùng đó không được trình bày một cách đầy đủ trong sách giáo khoa, trong những công trình nghiên cứu và trên nhiều sách báo khác.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Trung Quốc hằn học vì Việt Nam thắng Mỹ!

Infonet


37 năm trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh, tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc song họ lừa gạt dư luận rằng đây là cuộc “phản kích để tự vệ". Vậy đâu là sự thật?
LTS:
Tháng 10 năm 1979, Nhà xuất bản Sự Thật (nay là NXB Chính trị Quốc gia - Sự Thật) đã cho xuất bản cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, trong đó công bố rất nhiều những thông tin quan trọng và đáng chú ý về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc kể từ khi nhà nước Trung Hoa chính thức ra đời (1949). Đáng chú ý, cuốn sách còn công bố khá nhiều tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam (tháng 2/1979).
Điều đáng tiếc là đến nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến cuốn sách cũng như các thông tin quan trọng về cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương phía Bắc, của quân và dân Việt Nam.
Báo điện tử Infonet xin trích đăng một số nội dung của cuốn sách để độc giả hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” do NXB Sự thật xuất bản tháng 10/1979 (Ảnh: HC)

Vũng Rô, Cam Ranh, Vân Phong: ba ứng viên cho mời gọi quân sự

Ngày 12-2, trên trang Sputnik, viết rằng tình trạng “quân sự hóa” của Trung Quốc tại Biển Đông, là lý do khiến Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng điều động lực lượng và mở thêm căn cứ tại khu vực này.

Vịnh Vũng Rô
Bài báo cho biết đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, đã nói, “Chúng ta phải chấp nhận rằng thực tế môi trường ở Biển Đông đang thay đổi mạnh mẽ đến mức sẽ cần có những cách tiếp cận mới. Điều đó buộc chúng ta phải nghĩ về một số nơi, nếu không phải các căn cứ… Chúng tôi đang thảo luận với các đối tác và đồng minh về một vài cơ hội có thể ở đó”. [*]

Liệu Việt Nam có phải là một trong những đối tác và đồng minh mà ngài đô đốc Philip Davidson đang để mắt đến?

Nguyễn Quang Thiều - Câu chuyện về một người chôn Phích Trung Quốc

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019 | 15.2.19

Phích Trung Quốc
Bây giờ nói đến phích con công Trung Quốc có lẽ chỉ những người ở thế hệ 60 tuổi như tôi trở lên mới biết rõ. Đó là những năm của thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ trước, miền bắc Việt Nam ngập tràn những sản phẩm của Trung Quốc như phích, đài, quạt, xe đạp, chăn, họa báo, tranh dán tường và trước tác của mao Trạch Đông. Hồi đó, nhà nào có được cái phích, chiếc đài, cái xe Trung Quốc thì cũng thuộc diện gia đình đặc biệt. Nhưng có một người nông dân làng tôi, ông C, có được một cái phích con công Trung Quốc. Vì sao ông C lại có ? Vì ông có người em làm ở Bộ Ngoại giao. Ông cán bộ Bộ Ngoại giao có đi sứ ở Trung Quốc. Khi hết nhiệm kỳ trở về, ông tặng cho anh mình một cái phích Trung Quốc.

Lịch sử chiến tranh 1979 ‘bị Trung Quốc bóp méo’

Đã có một sự tuyên truyền rất khác biệt giữa hai phía ở hai bên chiến tuyến của cuộc chiến Việt - Trung nổ ra vào ngày 17/2/1979, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một cuộc tưởng niệm cuộc chiến Biên giới 1979 của người dân Việt Nam
Tuy nhiên lịch sử 'đã bị bóp méo' bởi phía Trung Quốc, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, từ Bộ môn Trung Quốc học, Khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói với Bàn tròn thứ Năm từ London của BBC Tiếng Việt hôm 14/2/2019.

Trung Quốc sẽ để sáng kiến Vành đai và Con đường lặng lẽ cáo chung?

HỒNG THỦY

(GDVN) - Ở Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo vẫn tiếp tục sát cánh với sáng kiến của ông Tập Cận Bình, thì Vành đai và Con đường lại đang bị đẩy lùi khỏi tầm mắt công chúng.
Đó là câu hỏi mở của Giáo sư Bùi Mẫn Hân (Min Xinpei) người Mỹ gốc Hoa trên tạp chí Nikkei Asian Review ngày 15/2/2019 trong bối cảnh, sáng kiến đầu tư toàn cầu này của ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự chỉ trích (bàn tán?) trong nước vì những lo ngại về kinh tế, tài chính.
Tin tức về sáng kiến Vành đai và Con đường ngày càng xấu đi
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ 2 dự án lớn trong khuôn khổ Vành đai và Con đường, bao gồm một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 20 tỷ USD vay vốn Trung Quốc vì chi phí cao.
Chính phủ mới tại Pakistan đã kêu gọi xem lại "viên ngọc quý của tình hữu nghị Trung Quốc - Pakistan", đại dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường với khoản tín dụng Trung Quốc cam kết cung cấp lên tới 60 tỷ USD.
Giáo sư người Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân (Min Xinpei), ảnh: Chinatimes.com.
Tại Myanmar, Chính phủ nước này vừa thông báo cho Bắc Kinh rằng dự án xây dựng một đập thủy điện tại Myanmar dùng vốn vay Trung Quốc đã bị đình chỉ sẽ không được phép khởi động trở lại.

Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Hoa Kỳ mở rộng căn cứ quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương?

Trong buổi điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, diễn ra vào ngày 12 tháng 2, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh Mỹ cần chú trọng hơn nữa trong việc hợp tác với đồng minh và đối tác trong bối cảnh Trung Quốc “quân sự hóa” ở Biển Đông.


Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia liên quan đến Việt Nam sẽ có chọn lựa gì trước thông tin vừa nêu khi hai nước ngày càng gia tăng hợp tác về quốc phòng và an ninh?

Mỹ tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Đô đốc Philip Davidson nói rằng hành vi mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa to lớn và lâu dài trong việc duy trì tự do thương mại và tự do di chuyển trong khu vực.

Đô đốc Philip Davidson nhấn mạnh “Bằng đe dọa và cưỡng ép, Bắc Kinh đang nỗ lực mở rộng tư tưởng của mình để bẻ cong, phá vỡ và thay thế trật tự quốc tế dựa trên pháp luật hiện có. Với vị thế của mình, Bắc Kinh tìm cách tạo ra một trật tự mới, trật tự với ‘bản sắc Trung Quốc’, do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế cho sự ổn định và hòa bình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã tồn tại hơn 70 năm qua”.

TƯỚNG LÊ DUY MẬT, CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN VỊ XUYÊN 1984: TRẬN 12/7/1984 THUA VÌ CÓ CÁN BỘ CAO CẤP BÁN THÔNG TIN CHO TRUNG QUỐC

                                 Phạm Viết Đào ghi


Trong cuộc trò chuyện về cuộc đời binh nghiệp của ông với chủ blog, đã có lúc thấy Tướng Lê Duy Mật chùng xuống, nghẹn lại; Tướng Lê Duy Mật cho biết: ông không thiếu dũng khi lâm trận nhưng đôi khi sự Dũng trong ông cũng bị chùng xuống bởi những “nhát dao đâm từ sau lưng” của những kẻ vẫn ngỡ là đồng chí, đồng đội của mình…
Xin giới thiệu về một trong những “nhát dao đâm vào lưng” Tướng Lê Duy Mật khi ông chỉ huy chiến dịch MB 84, phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn thiện chiến, mở màn 12/7/2984 bị thất bại …

Tướng Lê Duy Mật là một trong những vị tướng trung dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam; Ông sinh năm 1929 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng…

Tướng Lê Duy Mật có mặt trong đội quân của Tướng Nguyễn Bình, giải phóng và xây đặc khu Đông Triều; đặc khu giải phóng này được xây dựng trước khi cách mạng tháng Tám thành công; Lê Duy Mật là đồng đội cùng với các tướng lĩnh lừng danh sau này như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo chiến đấu tại đặc khu Đông Triều…
Năm 1953 sau khi cộng tác với ông Đỗ Mười, Chính ủy Quân khu Tả ngạn vào tiếp quản “Khu 300 ngày “, ông được bổ nhiệm từ Trung đoàn phó lên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( E 238 )…
Năm 1963, ông là một trong những sĩ quan cao cấp được cử vào Nam chiến đấu đi bằng những chiếc tàu không số xuất phát từ Hải Phòng…
Vào Nam ông được giao trọng trách Tư lệnh phó-Tham mưu trưởng Quân khu 8 và Quân khu 9; ông chiến đấu tại miền Tây Nam bộ 10 năm; Năm 1975 ông được điều về làm Cục phó Cục Tác chiến… 
Sau khi giải phóng miền Nam, Tướng Lê Duy Mật được điều sang Cămpuchia dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Đức Anh…
Năm 1981 ông được cử sang Liên Xô học tại Học viện quân sự đào tạo Tham mưu trưởng Vorosilov…
Năm 1984 ông được điều động về Quân khu 2 với chức vụ Phó Tư lệnh quân khu 2, Tham mưu trưởng và kiêm Tư lệnh Mặt trận Hà Giang…cho đến năm 1988…
Mặc dù Lê Duy Mật là vị tướng có trong tay “ bộ tứ tử “: Nam chinh Bắc chiến; Chinh đông, chinh Tây…(ông đã chiến đấu ở Cămpuchia trong bộ chỉ huy do Tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh và chiến đấu ở chiến trường Lào dưới quyền chỉ huy của Tướng Hoàng Sâm và vào Nam trên những con tàu không số lênh đênh trên Biển Đông) …nhưng đời binh nghiệp của ông lại kết thúc với một kết cục không ít những nỗi buồn…

Tướng Lê Duy Mật:- Tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng ( Trung đoàn 328 ) vào cuối năm 1953, sau đó về làm Trưởng phòng tác chiến quân khu tiếp quản “Khu 300 ngày”, xây dựng kế hoạch tiếp quản cùng với ông Đỗ Mười…
Ông Đỗ Mười lúc đó là Chính ủy quân khu nói rằng: Tôi là người ở Trung đoàn Trung Dũng lâu nhất, thành tích nhiều nhất cho nên nên trở về chỉ huy trung đoàn này…Do đó tôi quay về làm Trung đoàn trưởng…

-Lâu nay bác có gặp ông Đỗ Mười không ?

Việt Nam có thể hoàn toàn ‘thoát Trung’ được không?

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sau sáu năm, tôi lại đến Việt Nam lần nữa; chuyến đi này nhằm mục đích chính là tìm hiểu tình hình tiến trình “Thoát Trung” của Việt Nam thời cận đại và hiện đại cũng như các ảnh hưởng của tiến trình đó.
Cho dù chỉ là một du khách bình thường đi tham quan kiểu cưỡi ngựa xem hoa thì bạn cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đối với Việt Nam: những biển chữ Hán ngoài cổng các kiến trúc cổ trên đường phố, những đôi câu đối nghiêm chỉnh trên cột các đền chùa, môn cờ tướng Trung Quốc là trò giải trí được nhiều người ưa thích nhất ở các công viên, chữ Song Hỷ màu hồng trong các lễ cưới….

TƯỚNG HOÀNG ĐAN VÀ CÁI ĐẤM TAY ĐAU ĐỚN

Cái đấm tay đau đớn của Tướng Hoàng Đan trong chiến tranh biên giới: LỊCH SỬ LÀ GÌ MÀ LÀM LÍNH TÔI KHỔ THẾ? - Ảnh 1.
Cái đấm tay đau đớn của Tướng Hoàng Đan trong chiến tranh biên giới: LỊCH SỬ LÀ GÌ MÀ LÀM LÍNH TÔI KHỔ THẾ? - Ảnh 2.
Năm 1979, tôi vừa lên 10 tuổi, sống cùng cả gia đình ở khu tập thể 38 Trần Phú - nơi ở của nhiều Tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng và nhiều chỉ huy các quân binh chủng thời điểm đó.
5g sáng ngày 17 tháng 2…Điện thoại bàn trong khu tập thể nhà tôi đồng loạt đổ chuông rền rĩ. Tiếng chuông đánh thức tất cả chúng tôi, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

ĐẠI TÁ QUÁCH HẢI LƯỢNG: TRƯỚC 17/2/1979, TRUNG QUỐC ĐÃ DÙNG CHIẾN TRANH THÔNG TIN LÀM RUỖNG NÁT NỘI BỘ TA

Phạm Viết Đào ghi

Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tuổi, đã qua nhiều trường lớp quân sự; Từng là Tiểu đoàn trưởng Bộ đội tên lửa; Từng là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ( 1981-1986)-thời điểm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh làm Đại sứ...
Những năm cuối cùng trong quân ngũ, Đại tá Quách Hải Lượng về Viện chiến lược, trở thành một chuyên gia về Trung Quốc...
Sau đây blog Phạm Viết Đào đưa lại cuộc trò chuyện với ông được ghi lại vào thời điểm tháng 6/2012; Một năm sau thì ông qua đời vì bạo bệnh...

Đại tá Quách Hải Lượng:
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc bắt đầu từ lúc nào? Nói như Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Cơ Thạch: cuộc chiến tranh này bắt đầu từ khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam...
Khi họ đang bắt tay với mình thì họ đã coi Liên Xô là đại bá và Việt Nam là tiểu bá...
Vào năm 1967, một tác giả người Ấn Độ viết: Les amis inamicals ( Những người bạn thù địch ) chứ không phải bạn trăm phần trăm...
Trước khi bước qua cuộc chiến tranh nóng từ năm 1979, Trung Quốc đã dùng quân đội Pol Pot đánh ta ở mặt trận Tây Nam từ 1/5/1975; Chiến tranh qua tay người khác...
Trung Quốc đã đưa nhiều sĩ quan chỉ huy điều khiển những loại pháo hạng nặng; Trung Quốc đã nhúng tay vào cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam.
Ta đánh thắng Pol Pot tức ta đã đánh thắng Trung Quốc...Ta đã đánh bại mộ hình XHCN kiểu Pol Pot, mô hình Maoist thí điểm ở Cămpuchia. Ta đã phá tan được bàn đạp chiến lược của Trung Quốc định đi vào Đông Nam Á.
Trung Quốc thất bại tại Cămpuchia nên phát động chiến tranh biên giới phía bắc nước ta.
Trong Nghị quyết của Quân ủy TW Trung Quốc đã ghi: Đây là một cuộc chiến tranh hạn chế. Hạn chế là thế nào ? Hạn chế về thời gian hay hạn chế về lãnh thổ nó cũng chưa rõ lắm? Nhưng mục tiêu chính đã được Tướng Lưu Á Châu vạch rõ sau này: Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam để bắt tay với Mỹ...
Sau khi đánh Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đã có được 10 năm "trăng mật" và sự giúp đỡ ào ạt của Mỹ giúp Trung Quốc tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Tất cả vì lợi ích của Trung Quốc...
Trở về thời gian xa xưa, Trung Quốc đã có âm mưu này từ lâu; Ngay từ Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phải thốt lên rằng: Trung Quốc có mặt tại hội nghị này là một mối hiểm họa cho chúng tôi; Trung Quốc đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện...
Thời điểm đó chúng ta cần cả Liên Xô và Trung Quốc nên đành phải làm xiếc trên giây...Sự phản bội rõ ràng nhất là Tuyên bố Thượng Hải...
Trung Quốc phát động chiến tranh thật đánh ta từ  1984-1988 ở khu vực Vị Xuyên Hà Giang; 2 bên đã có những cuộc đấu pháo lớn. Thời điểm đó, tôi làm tùy viên quân sự ở Bắc Kinh, một tùy viên quân sự của Mỹ, Phó đô đốc Hạm đội 7 hỏi tôi: Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 không ?
-Tôi nghĩ rằng câu này đáng ra tôi phải hỏi ông mới đúng! Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 hay không họ phải thỏa thuận với Mỹ trước...Mỹ phải biết trước chúng tôi.

Huawei tự tin sẽ thắng thầu cung cấp thiết bị 5G ở Việt Nam

14/02/2019 02:24
[post_view]
Tập đoàn Huawei Technologies (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vẫn tự tin về khả năng thắng các gói thầu cung cấp thiết bị xây dựng mạng lưới 5G cho các nhà mạng Việt Nam giữa lúc các thiết bị của tập đoàn này đang khiến các nước phương Tây lo ngại về các rủi ro an ninh.
Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm 13-2, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies nói: “Chúng tôi tự tin về việc mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”.
Ông Fine Fan cho biết Huawei đã sẵn sàng đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Việt Nam về việc thử nghiệm mạng 5G trong năm nay.
Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam Fine Fan trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review tại Hà Nội. Ảnh: Nikkei Asian Review

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Cuộc đấu tranh trong lòng Bắc Kinh tại sứ quán Việt Nam năm 1979

Tháng 2/1979, sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh luôn trong tình trạng bị cắt liên lạc, an ninh bao vây, cán bộ đi đâu cũng bị theo dõi.


"Họ nói sẽ dạy cho chúng tôi một bài học. Vậy hãy để xem họ dạy thế nào. Chúng tôi không nhận bài học ấy và sẽ chiến đấu đánh đuổi họ về nước".
Sau 40 năm, ông Lê Công Phụng (nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, từng giữ chức Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh năm 1979) vẫn nhớ câu trả lời của lãnh đạo sứ quán trước câu hỏi của phóng viên quốc tế. Người này khi đó đã hỏi quan điểm của Hà Nội về việc Trung Quốc đòi "dạy cho Việt Nam một bài học" trong cuộc họp báo được tổ chức giữa lòng Bắc Kinh, ngày 18/2/1979 - một ngày sau khi hơn 600.000 quân Trung Quốc tràn sang biên giới Việt Nam.
Ông Lê Công Phụng. Ảnh: Viết Tuân
Ông Lê Công Phụng. Ảnh: Viết Tuân
Sáng 17/2, vài chục phút sau khi quân Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới, sứ quán bị an ninh vây chặt. Tất cả các đường liên lạc với bên ngoài bị cắt. 

"BA LẦN LUI QUÂN" TRƯỚC TRUNG QUỐC-CÔNG HAY TỘI CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH ( Phần kết)

                                           Phạm Viết Đào.
ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA HAY ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH CÓ Ý ĐỒ "XÓA ÁN TÍCH" XÂM LƯỢC VIỆT NAM CHO TRUNG QUỐC?

Bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html) xuất hiện năm 2015, trước thệm Đại hội Đảng lần thứ 12; Bài viết có ý ve vãn Trung Quốc. 
Sự ve vãn này nhằm tranh thủ TQ dồn phiếu cho ai đây?
Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Bài liên quan: 

Kiểm chứng 3: CÓ ĐÚNG MỸ DÙNG POL POT ĐÁNH VIỆT NAM ĐỂ TRẢ THÙ?                                  
    Trong bài: “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- ) có 2 đoạn đáng chú ý  sau đây:
         
          “1.Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã thất bại…”
          ( Lời Tướng Lê Đức Anh-Theo tác giả-đại tá Khuất Biên Hòa)
          2.“Trong khối ASEAN tuy có một số nước trước đây rất "căng" với ta, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Và cũng có những nước sẽ ủng hộ ta vào, những nước này từ lâu vẫn có thiện cảm với Việt Nam, từng đồng tình và ủng hộ Việt Nam chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, như Indonesia chẳng hạn. Ta sẽ đặt chân vào ASEAN từ cánh cửa của những nước như vậy. Nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên”.

          ( Lời Tướng Lê Đức Anh-theo tác giả-đại tá Khuất Biên Hòa)
          
(“Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
           
          Để hiểu sâu thêm về những kết luận, đánh giá trên đây là của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt quan hệ Việt-Mỹ, Việt Nam-ASEAN, xin trích giới thiệu tiểu sử của Tướng Lê Đức Anh:
          “Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng  mặt trận Tây-Nam; được phong Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Năm 1984, ông được phong hàm Đại tướng…” ( WikiPedia)

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Thời điểm và lực lượng tham chiến

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Việt Long
Chuẩn bị chiến tranh
Trung Quốc thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị chiến tranh và chọn thời điểm khai hỏa. Về chuẩn bị, Bắc Kinh đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này ít nhất một năm trước khi xảy ra thông qua các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao.[1] Các hoạt động này càng đẩy mạnh với tần số dồn dập trong khoảng 3 tháng từ sau khi có Hiệp ước Việt-Xô tháng 11/1978.