Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

"BA LẦN LUI QUÂN" TRƯỚC TRUNG QUỐC-CÔNG HAY TỘI CỦA TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH ( Phần kết)

                                           Phạm Viết Đào.
ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA HAY ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH CÓ Ý ĐỒ "XÓA ÁN TÍCH" XÂM LƯỢC VIỆT NAM CHO TRUNG QUỐC?

Bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html) xuất hiện năm 2015, trước thệm Đại hội Đảng lần thứ 12; Bài viết có ý ve vãn Trung Quốc. 
Sự ve vãn này nhằm tranh thủ TQ dồn phiếu cho ai đây?
Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Bài liên quan: 

Kiểm chứng 3: CÓ ĐÚNG MỸ DÙNG POL POT ĐÁNH VIỆT NAM ĐỂ TRẢ THÙ?                                  
    Trong bài: “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- ) có 2 đoạn đáng chú ý  sau đây:
         
          “1.Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã thất bại…”
          ( Lời Tướng Lê Đức Anh-Theo tác giả-đại tá Khuất Biên Hòa)
          2.“Trong khối ASEAN tuy có một số nước trước đây rất "căng" với ta, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Và cũng có những nước sẽ ủng hộ ta vào, những nước này từ lâu vẫn có thiện cảm với Việt Nam, từng đồng tình và ủng hộ Việt Nam chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, như Indonesia chẳng hạn. Ta sẽ đặt chân vào ASEAN từ cánh cửa của những nước như vậy. Nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên”.

          ( Lời Tướng Lê Đức Anh-theo tác giả-đại tá Khuất Biên Hòa)
          
(“Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông”: (01/02/2015  08:44 GMT+7- http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)
           
          Để hiểu sâu thêm về những kết luận, đánh giá trên đây là của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh về các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt quan hệ Việt-Mỹ, Việt Nam-ASEAN, xin trích giới thiệu tiểu sử của Tướng Lê Đức Anh:
          “Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng  mặt trận Tây-Nam; được phong Thượng tướng năm 1980. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Năm 1984, ông được phong hàm Đại tướng…” ( WikiPedia)


          Trong hàng ngũ tướng lĩnh Việt Nam, có thể nói rằng: không ai có thẩm quyền to và cao hơn Lê Đức Anh, đặc trách về chiến trường Cămpuchia về mặt quân sự…Lê Đức Anh được phong quân hàm đại tướng và giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 1984 khi đang chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam tại chiến trường này…
          Vậy thì kết luận của Tướng Lê Đức Anh: “Mỹdùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực…” có đúng sự thật lịch sử của giai đoạn đó?
          Với tư cách là Tư lệnh chiến trường Cămpuchia, trực tiếp chỉ huy tiêu diệt chế độ Khơ Me đỏ, khi Tướng Lê Đức Anh cho rằng: Mỹ dùng Pol Pot để trả thù Việt Nam là dùng bằng cách nào và thông qua phương tiện gì?
          Để kiểm chứng lại 2 nhận định trên của Tướng Lê Đức Anh, xin trích một đoạn dưới đây trong bài ”Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?” Bài vừa đăng trên BBC ngày 17/11/2018 nhân phiên Tòa xét xử tội diệt chúng của Khơ me đỏ:
(https://www.bbc.com/vietnamese/world-46234452?ocid=socialflow_facebook):
          “Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc.
Washington đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford…
 Sau Cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược của Zbigniew Brzezinski ủng hộ Trung Quốc để chia rẽ khối cộng sản và bao vây Liên Xô, và trừng phạt Hà Nội, đồng minh của Moscow tại châu Á.
 Nước Anh trong thời gian bà Margaret Thatcher cầm quyền cũng từng hỗ trợ tích cực cho lực lượng liên minh do Khmer Đỏ chỉ huy trong thời gian 1985-1989.
Và một quốc gia nữa là Bắc Triều Tiên, nơi luôn nhiệt thành ủng hộ lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến Campuchia.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới Thái Lan, quốc gia láng giềng từng một thời để các nhóm quân Pol Pot ẩn náu và làm căn cứ kháng chiến chống lại chính quyền Phnom Penh.

            Bàn tay Trung Quốc
Chương trình trợ giúp của Bắc Kinh cho lực lượng Khmer Đỏ ngay từ khi Pol Pot lên nắm quyền đã được nhiều nguồn tài liệu khai thác.
 Nhưng sau năm 1979, khi Việt Nam đem quân sang lật đổ chế độ này, Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Pol Pot thông qua Trung Quốc.
Theo nhà báo Elizabeth Becker, Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski rất tự hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ tái xây dựng lực lượng.
Ông Brzezinski từng nói về sự kinh tởm đối với chế độ Pol Pol (abomination), vì thế, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giúp Pol Pot trực tiếp, "nhưng người Trung Quốc thì có thể làm điều đó".
Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đặc biệt yêu thích Khmer Đỏ, và giúp cho họ chừng 100 triệu USD viện trợ các loại một năm, theo Gregory Elich viết trên CounterPunch, hồi 2014.
Đặng từng nói năm 1984:"Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà."
Nhờ chiến lược này, Pol Pot có căn cứ trên đất Thái Lan, và ngoài Khmer Đỏ còn có mội đội quân của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, và quân đội riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk (Armée Nationale Sihanoukiste, ANS).
Ngoài ủng hộ ngoại giao cho Pol Pot và liên minh Campuchia chống lại chính quyền Hun Sen cùng Hà Nội và Moscow, Hoa Kỳ còn tác động đến viện trợ quốc tế cho Campuchia.
Theo đó, chính quyền Carter yêu cầu các tổ chức cứu trợ quốc tế không cấp viện cho Hà Nội và Phnom Penh.
Các lá phiếu của Washington và đồng minh đủ mạnh khiến Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu không viện trợ cho Campuchia dưới quyền Heng Samrin và Hun Sen.
Viện trợ trái lại chỉ được chuyển cho người Campuchia sống ở vùng Khmer Đỏ kiểm soát.
Sang thời Reagan và Bush, chính sách chống Hà Nội và Phnom Penh vẫn tiếp tục.
 Tới năm 1985, tiền CIA viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia gồm Khmer Đỏ lên tới 12 triệu. Theo điều khoản McCollum, cơ quan cấp viện USAID cũng chuyển quân trang quân dụng không sát thương dư thừa cho các nhóm du kích đóng ở Thái Lan, đạt con số 13 triệu USD năm 1989.
Nhưng có vẻ như nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc.
Andrew Mertha, tác giả cuốn "Brothers in Arms: China's Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979" từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được đã đến từ Trung Quốc.
Các khoản này gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng tới xe tăng, máy bay, pháo.
"Trong khi chính quyền đang giết dân của họ thì kỹ sư và cố vấn quân sự Trung Quốc vẫn tiếp tục huấn luyện nước đồng minh cộng sản".
          Qua thông tin của bài viết trên BBC, theo người viết bài này là khách quan, bài viết chỉ ra Mỹ và một số quốc gia khác như Thái Lan, Anh, Bắc Triều Tiên… có tham gia việc hỗ trợ cho Khơ Me đỏ, nhưng vai trò bảo trợ chính đổ tiền của nhiều nhất là Trung Quốc…Thế nhưng trong bài của Đại tá Khuất Biên Hòa, Tướng Lê Đức Anh lại không hề nhắc tới Trung Quốc mà chỉ nhắc tới Mỹ và phản động quốc tế đã dung Pol Pot đánh Việt Nam?
          Còn quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN và Mỹ có đúng như lời Tướng Lê Đức Anh do Đại tá Khuất Biên Hòa thuật lại:” Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên.
          Các nước ASEAN phát triển thịnh vượng về kinh tế là do họ biết phát huy nội lực, kết hợp hài hòa quan hệ Đông Tây giữa Mỹ-Tây Âu và Nhật Bản; Họ cũng rất biết tranh thủ Trung Quốc đúng bài, giữ khoảng cách để không để bị lệ thuộc vào Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị văn hóa…
            Thế giới xưa nay đã từng hình thành nên các khối liên minh bởi 2 tác nhân: liên minh tự nhiên do bởi cái hoàn cảnh địa- chính trị-văn hóa… hoặc liên minh do bởi sự áp đặt từ quốc gia này với quốc gia khác ( xâm lược-thực dân): Liên minh bởi ý thức hệ…
            Trong thế kỹ XX, thế giới hình thành “ phe xã hội chủ nghĩa” chiếm ¼ dân số thế giới” để rồi cuối thế kỷ tan như bong bóng xà phòng, bởi đây là khối liên minh ý thức hệ cùng đồng chí cộng sản với nhau…
          Còn khối liên minh EU là khối liên mịnh địa chính trị-kinh tế-văn hóa; Tuy đang có nhiều trục trặc nhưng do trên cơ sở tự nguyện và không có sự áp đặt lẫn nhau từ nội khối nên nó có khả năng tồn tại lâu vì nó có lợi cho các thành viên trong khối…
          Khối liên minh ASEAN là một khối liên minh theo gương của EU, các quốc gia ASEAN xúm lại với nhau, tuy không nêu ra trong cương lĩnh, như các quốc gia tham gia liên mình nhằm mục đích canh chừng ông bạn vàng Trung Quốc, hạn chế “ nhân tố nước lớn” tác động tiêu cực tới các nước trong khu vực ASEAN…
            Người viết bài này cho rằng: Chính Mỹ bật đèn xanh, khuyến khích các nước ASEAN lôi kéo Việt Nam tham gia khối; Chỉ khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì mới có khả năng để tách khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, hạn chế được những tiêu cức bởi nhân tố nước lớn phát xuất từ Trung Quốc.
            Không có chuyện Mỹ dùng ASEAN đế phá Việt Nam, nếu Việt Nam gia nhập ASEAN như nhận định của Tướng Lê Đức Anh… “Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên”…”
          Cho tới năm 2018, người viết bài này chưa thấy nước nào trong khối ASEAN “dựa vào chỗ dựa chính trị” là Việt Nam để vươn lên cả? Mà thế mạnh chính trị của Việt Nam đó là: nhà nước được lãnh đạo toàn diện bởi một đảng marxit-leninnit…
         Về vấn đề này Hồi ký Trần Quang Cơ viết:
              "Ngay say khi ở Thành đô về, ngày 5/9/1990 anh Linh và anh Mười, có thêm anh Thạch và Lê Đức Anh, đã bay sang PhnomPenh thông báo lại với BCT Campuchia nội dung cuộc gặp gỡ cấp cao Việt-Trung. Để thêm sức thuyết phục PhnomPenh nhận Thoả thuận Thành đô, anh Linh nói với lãnh đạo Campuchia: “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.”
        Nhìn lại, trong cuộc gặp Thành Đô, ta đã bị mắc lỡm với Trung Quốc ít nhất trên 3 điểm:
* Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề CPC và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước;
* Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao.
* Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta.
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “giải pháp đỏ”, v.v…

Trích hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" - Trần Quang Cơ, Cố Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao

          Kiểm chứng 4: “ BA LẦN LUI QUÂN” TRƯỚC TRUNG QUỐC?
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đại dương, bầu trời, đám mây, văn bản và ngoài trời

          Về việc lui quân tại chiến trường Vị Xuyên vào đầu năm 1987, tác giả Đại tá Khuất Biên Hòa viết:
           Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20 có ba “cuộc lui quân vĩ đại”. Thứ nhất là quân đội Liên Xô rút khỏi Apghanistan; tuy không có sự xua đuổi nhưng không được người dân “đưa tiễn thắm tình”. Thứ hai là cuộc rút quân về nước trước thời hạn của Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam. Cả đất nước Chùa tháp rực rỡ cổng chào, cờ hoa cùng các tầng lớp nhân dân Campuchia lưu luyến đưa tiễn. Trước Hoàng cung, Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và Vua Sãi Tếp Vông trịnh trọng quàng vòng Nguyệt quế lên cổ Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh rồi thống thiết nói lời cảm ơn Đảng, Nhân dân và Quân tình nguyên Việt Nam đã chịu gian khổ, hy sinh, không tiếc máu xương, sức lực, trí tuệ và của cải để cứu Dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh Đất nước Chùa tháp từ tiêu điều xơ xác trở nên xanh tươi bền vững. Thứ ba là cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói, trong ba cuộc lui quân vĩ đại này, thì hai cuộc sau đều là “cuộc lui quân Đẹp!”, lui quân vô cùng ngoạn mục, mà người được giao trọng trách lớn lao, vừa thiết kế vừa tổ chức thực hiện nó, chính là Đại tướng Lê Đức Anh!”…
          Đem cuộc lui quân của quân đội Liên Xô ra khỏi chiến trường Apghanistan để gộp với 2 cuộc lui quân của Việt Nam tại chiến trường Cămpuchia 1989 và Vị Xuyên 1987 là một sự so sánh khiên cưỡng. Đem 3 cuộc rút lui trên để đánh giá đó là “ ba “cuộc lui quân vĩ đại” của  Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20…” là một kiểu ngoa ngôn, thiếu cơ sở…
          Lịch sử chống xâm lược Trung Quốc đã có những cuộc lui quân được đánh giá cao, được hậu thế ca ngợi: đó là các cuộc lui quân bỏ trống thành Thăng Long của vua tôi nhà Trần trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông; Cuộc lui quân của Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở, bỏ Thăng Long rút về cố thủ Tam Điệp, cuộc lui quân này đã được Quang Trung Nguyễn Huệ khen ngợi…
          Còn về 3 cuộc lui quân trên có đúng là vẻ vang của lịch sử nhân loại thế kỷ XX không? Về cuộc rút lui của quân đội Liên Xô ra khỏi Apghanistan, người viết xin không lạm bàn.
          Riêng đối với Tướng Lê Đức Anh, giai đoạn 1987-1989, thực chất có 3 cuộc lui quân đích thực mà Tướng Lê Đức Anh can dự và trực tiếp quyết định. Ngoài 2 cuộc lui quân: rút ra khỏi chiến trường Cămpuchia và Vị Xuyên, có một cuộc lui quân ở Gạc Ma tháng 3/1988 mà dư luận bấy lâu nay đang bàn tán nhiều…
          Tướng Lê Đức Anh là người chịu trách nhiệm về cuộc rút lui, tạo điều kiện để Trung Quốc đẩy lùi quân ta khỏi hòn đảo này; Hiện tại, Trung Quốc đã bồi đắp thành một căn cứ quân sự trên Biển Đông, có đường băng sân bay…đang gây nên một sự cố hàng hải quốc tế…Đáng tiếc, không rõ vì lý do gì đại tá Khuất Biên Hòa lại không đưa sự kiện lui quân khỏi Gạc Ma và bảng tổng sắp của ông, khi tổng kết về cuộc đời binh nghiệp của Tướng Lê Đức Anh liên quan tới Trung Quốc,liên quan tới những cuộc lui quân?
          Về 3 cuộc lui quân này, nếu so sánh với cuộc lui quân của vua tôi nhà Trần khỏi Thăng Long; cuộc lui quân của Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở thì cũng chưa có thể so sánh được…Đằng này Đại tá Khuất Biên Hòa là thổi lên thành cuộc “rút lui vĩ đại” tầm nhân loại của thế ký XX ?
          Về cuộc lui quân khỏi Cămpuchia, Tướng Lê Đức Anh chỉ là người thừa hành. Mặc dù ông được coi là Tư lệnh đặc trách chiến trường nay. Việc đưa quân vào Cămpuchia năm 1978 và rút ra năm 1989 do Bộ Chính trị quyết định…
          Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến ngay trong nội bộ Việt Nam, nhiều người còn chưa đồng thuận với việc chúng ta đưa quân tham chiến 10 năm tại chiến trường này. Việt Nam đã bỏ ra một lượng xương máu không nhỏ để giúp nhân dân Cămpuchia diệt trừ chế độ diệt chủng; Nhưng kết cục thì “ngựa bất kham lại trở về nơi bồng báo”. Loại được Pol Pot thì đến lượt Hunsen vẫn nằm trong quỹ đạo Trung Quốc.
          Nhiều ý kiến cho rằng: Số phận của nhân dân Cămpuchia do nhân dân nước bạn định đoạt. Đáng lẽ, sau khi chúng ta đánh tan Khmer Đỏ, lúc đó đã có ý kiến đề xuất Việt Nam nên bàn giao chiến trường này cho Liên hiệp quốc, rút quân đội về bảo vệ và xây dựng đất nước.
          Nếu chúng ta rút ra ngay từ năm 1978 thì Trung Quốc không còn cớ gây ra hai cuộc chiến tranh 1979, đánh phá toàn tuyến biên giới; và năm 1984-1989 đánh phá ác liệt Vị Xuyên Hà Giang…Ngoài ra không tạo cớ cho Mỹ bao vây, cấm vận vào tạo điều kiện cho Trung Quốc gạt Việt nam ra để bắt tay với Mỹ…
          Thực ra, kẻ đứng đằng sau xúi dục Khmer Đỏ gây ra cuộc chiến chống Việt Nam, lừa cho Việt nam xua quân vào để có cớ cho Trung Quốc lập công với Mỹ, bình thường hóa quan hệ với Mỹ để bán hàng cho Mỹ và tranh thủ vốn liếng, công nghệ và thị trường Mỹ. Ngay cả Thượng tướng Lưu Á Châu, con rể Lý Tiên Niệm, một tướng văn cũng đã nói toạc ra điều này: Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam, lấy cớ Việt Nam đưa quân vào Cămpuchia để bình thường hóa quan hệ với Mỹ…
Trong hình ảnh có thể có: 3 người
          Âm mưu của Trung Quốc rõ ràng như vậy, thế mà trong bài trước, chúng tôi đã dẫn chứng việc Tướng Lê Đức Anh nhận định: Mỹ là kẻ dùng Pol Pot đánh Việt Nam để trả thù. Còn trong phần đầu chúng tôi đã dẫn ra ý kiến vô cùng lệch lạc của Tướng Lê Đức Anh, người đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và phát biểu ý kiến này sau khi rời cương vị Chủ tịch nước? Tướng Lê Đức Anh cho rằng: Trung Quốc đánh Vị Xuyên không vì mục đích xâm lược Việt Nam…
          Tôi đồ rằng: Do việc Việt Nam chủ trương lui quân tại chiến trường Vị Xuyên 1987 đã bật đèn xanh, tín hiệu cho Trung Quốc lấn tới trong tháng 3/1988 tiến hành đánh chiếm đảo Gạc Ma, một hòn đảo án ngữ trên đường hàng hải quốc tế, nằm giữa quần đảo Sinh Tồn lớn nhất của Việt Nam với đất liện…
          Rõ ràng, sau cuộc lui quân tại chiến trường Vị Xuyên, có đúng “hai nước chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc ???”
          Hậu thể mai đây chắc chắn rồi sẽ còn phải bàn, đánh giá lại cái việc 3 lần lui quân trước Trung Quốc mà tướng lê Đức Anh cạn dự, trong đó có 2 cuộc cá nhân ông phải chịu trách nhiệm!

                                                              P.V.Đ.

Rút từ trọng tập bản thảo: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ chia sẻ bản thảo dày 400 trang A 4 gồm trên 80 bài viết, điều tra, khảo cứu tại : Hoanghtham9@gmail.com-Đt 0382598746

Không có nhận xét nào: