Phạm Viết Đào ghi
Trong
cuộc trò chuyện về cuộc đời binh nghiệp của ông với chủ blog, đã có lúc thấy
Tướng Lê Duy Mật chùng xuống, nghẹn lại; Tướng Lê Duy Mật cho biết: ông không
thiếu dũng khi lâm trận nhưng đôi khi sự Dũng trong ông cũng bị chùng xuống bởi
những “nhát dao đâm từ sau lưng” của những kẻ vẫn ngỡ là đồng chí, đồng đội của
mình…
Xin
giới thiệu về một trong những “nhát dao đâm vào lưng” Tướng Lê Duy Mật khi ông
chỉ huy chiến dịch MB 84, phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn thiện chiến, mở
màn 12/7/2984 bị thất bại …
Tướng
Lê Duy Mật là một trong những vị tướng trung dũng của Quân đội nhân dân Việt
Nam; Ông sinh năm 1929 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng…
Tướng
Lê Duy Mật có mặt trong đội quân của Tướng Nguyễn Bình, giải phóng và xây đặc
khu Đông Triều; đặc khu giải phóng này được xây dựng trước khi cách mạng tháng
Tám thành công; Lê Duy Mật là đồng đội cùng với các tướng lĩnh lừng danh sau
này như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo chiến đấu tại đặc khu Đông Triều…
Năm
1953 sau khi cộng tác với ông Đỗ Mười, Chính ủy Quân khu Tả ngạn vào tiếp quản
“Khu 300 ngày “, ông được bổ nhiệm từ Trung đoàn phó lên Trung đoàn trưởng
Trung đoàn Trung Dũng ( E 238 )…
Năm
1963, ông là một trong những sĩ quan cao cấp được cử vào Nam chiến đấu đi bằng
những chiếc tàu không số xuất phát từ Hải Phòng…
Vào Nam
ông được giao trọng trách Tư lệnh phó-Tham mưu trưởng Quân khu 8 và Quân khu 9;
ông chiến đấu tại miền Tây Nam bộ 10 năm; Năm 1975 ông được điều về làm Cục phó
Cục Tác chiến…
Sau khi
giải phóng miền Nam, Tướng Lê Duy Mật được điều sang Cămpuchia dưới quyền chỉ
huy của Tướng Lê Đức Anh…
Năm
1981 ông được cử sang Liên Xô học tại Học viện quân sự đào tạo Tham mưu trưởng
Vorosilov…
Năm
1984 ông được điều động về Quân khu 2 với chức vụ Phó Tư lệnh quân khu 2, Tham
mưu trưởng và kiêm Tư lệnh Mặt trận Hà Giang…cho đến năm 1988…
Mặc dù
Lê Duy Mật là vị tướng có trong tay “ bộ tứ tử “: Nam chinh Bắc chiến; Chinh
đông, chinh Tây…(ông đã chiến đấu ở Cămpuchia trong bộ chỉ huy do Tướng Lê Đức
Anh làm Tư lệnh và chiến đấu ở chiến trường Lào dưới quyền chỉ huy của Tướng
Hoàng Sâm và vào Nam trên những con tàu không số lênh đênh trên Biển Đông)
…nhưng đời binh nghiệp của ông lại kết thúc với một kết cục không ít những nỗi
buồn…
Tướng
Lê Duy Mật:- Tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trung Dũng (
Trung đoàn 328 ) vào cuối năm 1953, sau đó về làm Trưởng phòng tác chiến quân
khu tiếp quản “Khu 300 ngày”, xây dựng kế hoạch tiếp quản cùng với ông Đỗ Mười…
Ông Đỗ
Mười lúc đó là Chính ủy quân khu nói rằng: Tôi là người ở Trung đoàn Trung Dũng
lâu nhất, thành tích nhiều nhất cho nên nên trở về chỉ huy trung đoàn này…Do đó
tôi quay về làm Trung đoàn trưởng…
-Chỉ
gặp khi ông Đỗ Mười làm Chính ủy đơn vị tiếp quản “Khu 300 ngày “ ( Là khu theo
Hiệp định Giơnevơ ta đồng cho Pháp được đồn trú tại Hải Phòng 300 ngày ), sau
đó có gặp ông Đỗ Mười khi vợ ông chết…Sau này, do ông Đỗ Mười nghe ông Lê Đức
Anh, một con người không nhìn hiện tại, quá khứ và tương lai cho nên, khi Lê
Đức Anh không dùng tôi nữa vì thế lực đỡ đầu của Lê Đức Anh là thế lực của Cụ
Duẩn, Cụ Thọ, còn thế lực của tôi là thế lực của ông Giáp, ông Lê Trọng Tấn,
ông Hoàng Văn Thái…Khi ông Lê Đức Anh lên làm BT Bộ Quốc phòng ông thay đổi
toàn bộ bộ sậu cán bộ cũ…
Ông Lê
Đức Anh lấy cớ khi tôi chỉ huy mặt trận Hà Giang không chịu nghe cấp trên nên (
sau khi Tư lệnh Quân Khu 2 là Tướng Vũ Lập mất đột ngột, Bộ Quốc phòng đã không
đề bạt, cất nhắc ông Lê Duy Mật đương là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân
khu 2 lên thay thế mà điều ông tướng Đặng Quân Thụy lên làm Tư lệnh quân khu
2-Chú thích-P.V.Đ) việc ông Lê Đức Anh không đưa tôi lên mà điều tôi làm Tư
lệnh quân khu, bản chất ông Lê Đức Anh muốn cơ cấu lại tay chân ( cùng ekip )
của ông ta…
-Hồi chỉ huy mặt trận Hà Giang bác đã có những
việc làm gì không tuân lệnh cấp trên ?
-Nhiều
cái tôi không nghe lệnh cấp trên. Ví dụ: Bộ tổng tham mưu gợi ý cho tôi đưa
quân sâu vào trong Trung Quốc 18 km, đánh vào huyện lỵ Malefo, một huyện lỵ
toàn đá tai mèo, tôi đã không chấp hành…Tôi bảo tôi không thể đánh được! Bộ
Quốc phòng muốn đánh thì ra lệnh bằng dấu đỏ xuống đây, nếu tôi đánh thắng hay
bại là do các anh chứ tôi không chịu trách nhiệm.
Có
phương án sử dụng trực thăng để ngăn chặn địch, tiêu diệt địch trong đất ta,
cái đó tôi không nghe vì tôi cho là không đủ khả năng và không có hiệu quả,
đánh kiểu đó sẽ thất bại…
Ông
Nguyễn An cũng là tướng chiến với tôi gợi ý tôi đánh theo kiểu Liên Xô: tức là
đánh cả phía trước, cả phía sau, làm theo kiều điều lệnh Liên Xô tôi cũng không
nghe…
Tôi cho
rằng với kẻ thù là Trung Quốc, với địa hình như Hà Giang không thể đánh theo
kiểu Liên Xô được…( Hồi đó cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Hà Giang )…Theo
cách đánh của Liên Xô thì chỉ nên học từng việc, không thể bê nguyên xi bài bản
cách đánh của Liên Xô để áp dụng cho đánh Trung Quốc..
- Thưa bác, trận 12/7/1984 thì ai là tác giả, vạch kế hoạch tác chiến: huy động 1 lúc 4 trung đoàn để đánh trận đánh một số cứ điểm ở đây ? Có ý kiến cho rằng: Trận này ta thất bại là do áp dụng máy móc chiến thuật “ biển người “ nên gặp phải hỏa lực pháo binh của Trung Quốc quá mạnh, nên phải chịu thất bại ?
- Thưa bác, trận 12/7/1984 thì ai là tác giả, vạch kế hoạch tác chiến: huy động 1 lúc 4 trung đoàn để đánh trận đánh một số cứ điểm ở đây ? Có ý kiến cho rằng: Trận này ta thất bại là do áp dụng máy móc chiến thuật “ biển người “ nên gặp phải hỏa lực pháo binh của Trung Quốc quá mạnh, nên phải chịu thất bại ?
– Trận
này tôi vạch kế hoạch và có sự chứng kiến của Phó Tổng tham mưu trưởng Lê Ngọc
Hiền. Trận này có mật danh M 86. ( Chỗ
này Tướng Lê Duy Mật nhớ nhầm, sau này ông đã cải chính; Chiến dịch này mang
mật danh MB 84 và do Bộ Tổng tham mưu soạn-Chú thích: Phạm Viết Đào)
-Trận này ta thất bại phải chăng do áp dụng chiến thuật biển người ?
-Trận
này chịu thất bại là một cán bộ lớn của ta làm tay sai cho Tình báo Hoa Nam,
khi ta chuẩn bị đánh đâu thì nó báo cho Trung Quốc nên trước khi mình nổ súng
thì phía Trung Quốc đã tề binh mã…
-Theo Trung tá pháo binh Hoàng Văn Xiển của Sư
313 kể: khi pháo binh mình nổ súng thì phía Trung Quốc cho rút quân ra toàn
bộ…để cho mình bắn thoải mái…Khi quân mình lên, các hầm hố bị phá hết, lúc đó
pháo Trung Quốc bắn lại quân mình không chịu nổi nên phải rút ?
-Đó là
trận khác…Phía ta đã tiến hành 3, 4 đợt đánh lớn để lấy lại 1509…Trận đánh lớn
nhằm lấy lại 1509 đầu tiên ( có lẽ là khoảng tháng 5-6/1984, Tướng Lê Duy Mật
không còn nhớ rõ ) đó là trận mang mật danh M.76, quân ta đã tiến lên tới bình
độ 800, là một thảo nguyên ở trên 1509; Lúc đó gần sáng, mình nổ súng thì phía
Trung Quốc tập trung 27 trung đoàn pháo và pháo phối thuộc của 4-5 sư đoàn nó
bắn mình, mình không thể nào tiến lên được. Quân mình cứ ở đấy liền dãn ra và
tiến lên tới bình độ 900 thì gần sáng không thể tiến lên được nữa; Quân mình
vẫn ở trên cho tới 4-5 giờ chiều hôm sau, thấy không thể lấy lại 1509, tôi đề
nghị Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng: Ta không thể tiến được nữa, tôi đề
nghị anh cho lui quân. Ông Lê Ngọc Hiền báo cáo lên trên, trên nói thôi đành
phải như thế…Tôi cho lui quân vào 4 giờ rưỡi chiều hôm sau…
-Thưa bác như vậy trận 12/7/1984 là trận quân
ta đánh định chiếm lại một số vị trí xung quanh 1509 nhưng do mình không lường
trước được lực lượng pháo binh của nó quá mạnh, gây tổn thất lớn cho quân ta
nên phải chịu thất bại ?
-Mình
biết hỏa lực mạnh của Trung Quốc chứ, mình đánh theo kiểu của chúng ta, dùng
yếu tố tập kích bất ngờ để khi Trung Quốc biết nhưng trở tay không kịp, cho dù
có hỏa lực mạnh; Vì có người của Cục Quân báo hay của Tổng Cục 2 đầu hàng nó, báo
cho nó biết nên đã mất yếu tố bất ngờ…Ta tổ chức đánh ngày nào, giờ nào, bao
nhiêu quân nó báo cho Trung Quốc biết hết…Cho nên khi quân mình đụng chạm một
cái là nó nổ súng mấy tiếng đồng hồ do quân mình không tiến lên được, phải dãn
quân ra…nó ở trên cao nó nhìn thấy hết, do đó cứ thế nó bắn, nó chặn đứng mình
lại…
-Cao điểm 1509 là cao điểm cao trên 1500 m quân
ta phải trèo cả ngày mới lên được chứ ?
-Quân
ta tập kết từ 4 giờ chiều từ bình độ số 200 để leo dần lên bình độ 800…
-Trung đoàn 876 Sư 356 đơn vị của chú em cháu
được giao nhiệm vụ đánh 772 ngày 12/7/1984 ?
-Trận 12/7/1984 là trận ta đánh chiếm lại các
cao điểm 772, Đồi Cô Y., đánh 774, Đồi không tên, những cụm cao điểm bên bờ
sông Lô, không phải trận mà tôi vừa kể…
-Thế trận đánh để chiếm lại 1509 như bác vừa kể
chắc phải xảy tháng 4 hoặc 5/1984 ?
-Có 3
chiến dịch lớn: Đánh chiếm lại 1509, đánh cụm cao điểm xung quang 772, thứ 3 là
đánh bên Minh Tân, thứ 4 là đánh đuổi địch ở 685…Như vậy là ta đã mở 4 đợt lớn,
nhưng đợt thứ 4 không đánh do tôi và ông Nguyễn Hữu An cãi nhau nên không thực
hiện được…Trong 2 năm 1984-1985 ta đã mở 3 đợt đánh lớn… Phần 3: -Hồi ấy sau
những trận đánh lớn không thành công, chắc Bộ chỉ huy mặt trận có họp rút kinh
nghiệm, vậy Bộ chủ huy có rút ra kinh nghiệm gì, ưu khuyết điểm gì ? -Tôi đã
viết một bản báo cáo dày 20 trang gửi cho Quân khu 2 về cách đánh và kinh
nghiệm đánh Trung Quốc cho hôm nay và cho mai sau…
Bác có nhớ những ý chính trong bản báo cáo đó
không ? Theo bác nguyên nhân thất bại không lấy lại được 1509 là gì không ?
-Không
lấy lại được vì nó phòng ngự chắc quá, hậu cần của nó nhiều quân quá, địa hình
của 1509 thì quá cao và hiểm trở; Trung Quốc chiếm được trước nên có lợi hơn
ta…
-Có ý kiến cho rằng: Tại sao mình không
dùng hỏa lực mạnh để khi Trung Quốc chiếm điểm cao nào thì ta dùng hỏa lực diệt
gọn ?
-Mình
có vũ khí đâu mà tiêu diệt quân Trung Quốc. Pháo binh của ta chỉ có một lữ
đoàn, với 3 dàn hỏa tiễn H 12 ( Cachiusa ) với một ít ĐKZ…
-Một lữ đoàn pháo có bao nhiêu khẩu ?
–
Có hơn bốn chục khẩu pháo 105 mm…
-Nghe nói hồi đó mình có mang bom bay lên Hà
Giang có không?
-Chỉ
có hỏa tiễn H 12 thôi…không có bom bay!
– Thế bác rời khỏi Hà Giang lúc nào ?
-Vào
đầu năm 1988 sau khi tôi không được cơ cấu Tư lệnh quân khu 2 thay tướng Vũ Lập
bị chết do bị bệnh, trên cử Tướng Đặng Quân Thụy lên thay và tôi trở về chờ ở
Trạm 66 ( Hà Nội ) và không làm gì nữa…
P.V.Đ ghi
Rút từ trọng tập bản thảo: "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ chia sẻ bản thảo dày 400 trang A 4 gồm trên 80 bài viết, điều tra, khảo cứu tại : Hoanghtham9@gmail.com-Đt 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét