Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Cuộc chiến 1979: Mạc Ngôn nhìn người Trung Quốc như nạn nhân

Nguyễn An Nam

Nhà văn Mạc NgônBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhà văn Mạc Ngôn
Lịch sử cuộc chiến chống Trung Quốc xâm phạm biên giới phía Bắc năm 1979 được báo chí, sách vở chính thống nhắc lại khá đậm và tổng lực, sau 40 năm. Nhưng lịch sử chính trị, tư tưởng hay nói khác đi, bản chất, nguyên nhân thúc đẩy sâu xa của cuộc chiến ấy vẫn là một "làn ranh đỏ" mà hệ thống thông tin chính thống Việt Nam chưa thể vượt qua.
Hạn mức và ý nghĩa của sự "được nói" vẫn là thứ mà chúng ta cần suy nghĩ.
Bài viết này không tô đậm thêm chiến dịch truyền thông về cuộc chiến đang rất ồ ạt, cũng không có tham vọng bóc tách về những nguyên nhân phía sau cuộc chiến, mà đưa ra một góc nhìn khác. Góc nhìn từ phía bên kia, qua hai tác phẩm văn học của Mạc Ngôn (Nobel Văn học 2012).

Tranh cãi

Năm 2008, Công ty sách Phương Nam & NXB Văn học ấn hành cuốn Ma chiến hữu (tựa gốc: Chiến hữu trùng phùng) của Mạc Ngôn. Cuốn tiểu thuyết này ban đầu không gây chú ý bằng những cuốn đồ sộ khác của Mạc Ngôn đã từng được dịch sang tiếng Việt như: Đàn hương hình, Báu vật của đời hay Cao lương đỏ... Thế nhưng, sau khi phát hành phiên bản tiếng Việt chừng một năm, Ma chiến hữu trở thành cuốn sách nóng bỏng, được độc giả lùng mua khi có những "quy kết" rằng đây là sách viết về chiến tranh biên giới "được nhìn từ bên kia"; ca ngợi lý tưởng anh hùng của đội quân đã từng đi xâm lược Việt Nam sao lại xuất bản tại Việt Nam (trong khi đó, những gì cần biết về chiến tranh biên giới còn chưa được phép nói rõ ngay cả trong các sách lịch sử giáo khoa chính thống).

Làm cách nào để “giải độc” lịch sử chiến tranh?

Nguyễn Quang Duy

Trên vietnamnet.vn (*), Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt-Trung.
Trung cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.
Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.
Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để “giải độc” lịch sử Giáo sư Tung đề nghị:
Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung – Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước”.
Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này.
Giáo sư Phạm Hồng Tung hiện là Chủ biên chương trình Lịch sử giáo dục phổ thông tổng thể đang sửa soạn ra bộ sách giáo khoa Lịch sử nên đề nghị của ông cần được xem xét cẩn thận.

Trường hợp hai nước Pháp và Đức

Giáo sư Tung cho biết Đức và Pháp trong lịch sử cũng đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu như Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần thứ hai, Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870,… các nhà sử học, các nhà giáo dục hai nước đã tổ chức nhiều diễn đàn gặp gỡ nhau trước khi cùng nhau soạn một bộ sách giáo khoa Lịch sử chung.
Giáo sư Tung quên rằng Pháp và Đức là hai quốc gia tự do, các sử gia đều độc lập với hệ thống chính trị. Nên ngay thời Chiến Tranh Pháp-Việt vẫn có những sử gia Pháp công khai ủng hộ Việt Nam.

Giọt nước mắt tưởng nhớ đồng đội trên đỉnh Pò Hèn

Dân trí Dưới cơn mưa tầm tã giữa tiết xuân, họ, những cựu chiến binh, những người lính sống sót trong trận chiến bảo vệ biên giới phía Bắc mùa xuân năm ấy đã trở lại đỉnh thiêng Pò Hèn vào sáng nay, 17/2. Họ run run thắp nén hương rồi lặng lẽ bên nhau tưởng nhớ tới những đồng đội đã khuất... 
>>Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt của 2 liệt sĩ đã hy sinh từ mùa xuân năm 1979 
>>Ngọn lửa tháng 2 năm ấy vẫn cháy mãi trên đỉnh Pò Hèn!


Giọt nước mắt tưởng nhớ đồng đội trên đỉnh Pò Hèn - 1
Các cựu chiến binh dâng hương tưởng niệm ngày giỗ chung các liệt sĩ

Từ sáng sớm 17/2, khuôn viên Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Pò Hèn đã rất đông người có mặt. Bất chấp mưa gió, những bó hoa tươi cùng những lễ vật nho nhỏ được mang tới.
Trời mưa mỗi lúc một nặng hạt nhưng dường nhưng dòng người đổ về đây mỗi lúc một đông hơn.
Trong khuôn viên nhà tưởng niệm, những cựu chiến binh Đồn Pò Hèn năm ấy cũng đã tề tựu đông đủ. Trước Đài tưởng niệm cũng có nhiều đoàn khách phương xa đã đến và chờ để được thắp nén hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Đâu cũng những ánh mắt đượm buồn, những gương mặt suy tư và đâu đó còn có cả những giọt nước mắt.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

LÊ DUẨN VỚI TRUNG QUỐC HAY LÊ DUẨN VỚI "TÍN DỤNG ĐEN"...

Hôm nay kỷ niệm 30 năm ngày mất của Lê Duẩn. Di sản của ông thì cơ bản mọi người đã biết rồi, mình không nhắc lại nữa. Duy có 1 vấn đề mà nhiều người hiểu sai lệch mà mình muốn nhắc lại cho rõ, đấy là quan hệ giữa Lê Duẩn và TQ.


Đa số chúng ta, cả những người theo lề phải lẫn nhiều người theo lề trái đều cho là LD là 1 người mạnh mẽ chống TQ, đơn giản là vì LD gây ra nạn kiều để đuổi Hoa kiều về nước và chiến tranh biên giới Việt Trung năm 79, kéo dài cho đến khi ông Duẩn chết năm 86. Thực ra không thể kết luận đơn giản như vậy.

Lê Duẩn là người quyết liệt nhất với việc giải phóng miền Nam, bằng mọi giá. Vì thế việc LD thân LX hay TQ đều nhằm mục đích để chiến thắng Mỹ và VNCH, chứ không phải do vấn đề e ngại TQ muốn chiếm đất hay biển đảo VN (ở đây không nói đến VNCH nên VN được hiểu là VNDCCH).

MỘT BÀI VIẾT TRÊN INFONET CHỨNG MINH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG " CHƠI RẮN" VỚI TRUNG QUỐC


Bật mí cuộc đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Hồ Cẩm Đào: “Cái đường đó (đường lưỡi bò) đâu phải là đường lịch sử để lại, đường đó là của Tưởng Giới Thạch".
Trong buổi nói chuyện ngày 9/7 tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.HCM, trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy quân khu 7 đã đề cập đến cuộc nói chuyện giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Hồ Cẩm Đào vào năm 2011. Qua đó có thể thấy lãnh đạo Đảng ta đã có thái độ chính trực, mềm dẻo nhưng rất cương quyết khi đề cập đến vấn đề chủ quyền quốc gia.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc: Ảnh: Trí Dũng 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp năm 2011 với Tổng bí thư Trung Quốc: Ảnh: Trí Dũng 

Theo trung tướng Phạm Văn Dỹ, cuộc gặp diễn ra vào tháng 10/2011. Trong một buổi nói chuyện Tổng bí thư Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào đã nói rất rõ với đại ý: “Tôi là người Trung Quốc tôi không nói Nam Sa – Tây Sa là của tôi thì tôi không phải là người Trung Quốc. Cũng như các đồng chí là người Việt Nam mà không nói Hoàng Sa – Trường Sa là của các đồng chí thì các đồng chí không phải là người Việt Nam”.

Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực

19:31 | 08/01/2019

   

Ngày 08/01, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink đến chào xã giao. Đại sứ khẳng định Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực và mong muốn phát triển quan hệ với Việt Nam cũng như ASEAN vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

hoa ky coi viet nam la doi tac quan trong hang dau o khu vucThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Hoa Kỳ
hoa ky coi viet nam la doi tac quan trong hang dau o khu vucĐại sứ Hà Kim Ngọc gặp gỡ các tổ chức, doanh nghiệp Hoa Kỳ
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng về những tiến triển thực chất trong quan hệ hai nước trong năm 2018, trong đó hai bên duy trì thường xuyên tiếp xúc, trao đổi đoàn; quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục phát triển năng động, xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam (tính đến hết tháng 10/2018) tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, hai bên hợp tác tốt trong cơ chế TIFA.
hoa ky coi viet nam la doi tac quan trong hang dau o khu vuc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink. (Ảnh: Tuấn Anh)
Quan hệ an ninh - quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh cũng có nhiều tiến triển, trong đó hai bên đã hoàn thành dự án tẩy độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng và bước đầu đang tiến hành dự án tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa; dự án trường Đại học Fulbright Việt Nam cũng được hai bên phối hợp triển khai hiệu quả.  

BÁO LỀ PHẢI ĐÃ LÊN TIẾNG VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TPHCM DỜI LƯ HƯƠNG CHÂN TƯỢNG TRẦN HƯNG ĐẠO..(ĐỌC NGAY KẺO SẮP BỊ XÓA)

Dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo: cần sửa ngay một quyết định vội vã

  00:32 | Thứ ba, 19/02/2019 0
Đọc tin trễ mới biết lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo đã bị cẩu đi, đúng ngày 17.2.2019  - ngày kỷ niệm 40 năm quân dân ta đánh trả cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta. Đầu giờ chiều nay, 18.2.2019, chúng tôi ra xem tượng đài ở công trường Mê Linh (quận 1) thì thấy quả thật không những lư hương không còn mà trước tượng đài (nơi tay Đức Thánh Trần chỉ ra bờ sông) đã thấy vật chắn và dây giăng, không cho vào! 
    Ảnh chụp tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh lúc 14:30 chiều 18.2.2019 cho thấy lư hương trước tượng đã di dời. Ảnh: Phúc Tiến

    Ở đấy, có một tấm bảng to ghi rõ "Công trường đang thi công". Lạ nhỉ, công trường gì mà mới khoảng 2 giờ chiều chỉ thấy mấy bao xi măng hay đất cát gì đó,  bỏ vương vãi. Công nhân hay kỹ sư làm việc đi đâu hết rồi? 
    Theo luật, nếu thi công xây sửa gì thì ngoài bảng tín hiệu còn phải thông báo công trình này là gì? Quy mô ra sao? Ai làm? Ai đầu tư? Ai giám sát? Ngày khởi công - ngày hoàn thành? Bản vẽ phối cảnh công trình?... Huống chi đây còn là công trình công cộng, đông người qua lại, nhất là vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm. Song tuyệt nhiên, chúng tôi không thấy bóng dáng những thông tin này! 
    Thêm nữa, lư hương trước tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo trước nay vẫn là một phần thiết kế của công trình, có chức năng để cắm nhang tưởng nhớ người hoặc sự việc được dựng tượng, đúng theo truyền thống Việt Nam. Thiết kế này đã có 52 năm qua và không có gì sai trái về khía cạnh văn hóa, sao bỗng dưng thay đổi, đem ra nơi khác?
    Việc này có thông qua các Sở chuyên môn về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, văn hóa... hay không? Có hỏi ý kiến người dân, ít nhất là thông qua các tổ chức của nhân dân (Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội thanh niên...) hay không? Và nếu có, thì ý kiến của các sở chuyên môn và các tổ chức nói trên ra sao, thiết nghĩ cũng cần công khai cho người dân được biết.
    Đừng quên, các công trình công cộng - trong đó có tượng đài, luôn được xem là lợi ích của người dân. Người dân có quyền được biết (trước khi diễn ra các động thái của chính quyền) vì sao công trình ấy tồn tại và không tồn tại. Một hàng cây cũng phải thế chứ đừng nói là cái lư hương trước một tượng đài đã trở nên thiêng liêng với người dân - ngôi tượng để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc đã ba lần chỉ huy đánh thắng giặc phương bắc trong lịch sử. 
    Lư hương trước tượng đài anh hùng Trần Hưng Đạo trước nay vẫn là một phần thiết kế của công trình nhưng từ ngày 17.2.2019 đã bị di dời. Ảnh: Phúc Tiến

    Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: “Một cuộc chiến tranh hèn nhát, bất lực, kém cỏi nhất”



     

    Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: Một cuộc chiến vô nghĩa, trái đạo lý và thảm bại (Phần 1)

    VietTimes -- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày 17.2.1979, Trung Quốc huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của hàng nghìn xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công xâm lược vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. 
    Nữ dân quân Cao Bằng dẫn giải tù binh Trung Quốc bị bắt
    Nữ dân quân Cao Bằng dẫn giải tù binh Trung Quốc bị bắt
    Chính quyền Bắc Kinh khi đó nói, họ tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc của Việt Nam”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”... Rằng, họ đã giành chiến thắng và cuộc chiến “phản kích tự vệ” đó đã đạt được mục đích đề ra” v.v. và v.v.. Tuy nhiên, sau 40 năm, ngày càng có nhiều người Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm phản bác lại những điều mà họ từng ngộ nhận; công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy...
    “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”
    Dưới tiêu đề “Cựu binh tham chiến vạch ra 11 vấn đề bên trong của Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, diễn đàn Cường quốc của báo điện tử “Nhân dân Nhật báo” (bbs1.people.com.cn) ngày 13.7.2016 đã đăng hình ảnh cô nữ du kích người Tày súng trong tay đang dẫn giải toán tù binh Trung Quốc kèm theo chú thích: “Nữ binh Việt Nam giám sát các binh lính Trung Quốc bị bắt trong Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam năm 1979; mà đó là cả một đại đội đầu hàng tập thể”.

    Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

    Posted on  by The Observer

    Print Friendly, PDF & Email
    Tác giả: Ngô Di Lân
    Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trinh an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
    Hệ thống liên minh quân sự toàn cầu mà nhiều thế hệ lãnh đạo người Mỹ dày công xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những trụ cột chính yếu của trật tự thế giới tự do cũng như đại chiến lược Mỹ.[1] Mạng lưới căn cứ quân sự và đồng minh toả khắp năm châu là nền tảng vững chắc cho sức mạnh Mỹ, cho phép nước này triển khai sức mạnh quân sự tới bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ trong vỏn vẹn một giờ đồng hồ.[2] Không có các đồng minh, Mỹ không thể duy trì được ưu thế áp đảo quân sự cũng như sức ảnh hưởng chính trị ở tất cả các khu vực trọng yếu cùng lúc. Vì vậy, Tổng thống Trump dù đã nhiều lần đe doạ rút khỏi các cam kết an ninh của Mỹ nhưng đến nay vẫn duy trì các mối quan hệ đồng minh đã được thiết lập.[3]

    Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

    Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Gác lại quá khứ, hướng đến tương lai

    08:20 18/02/2019

    Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2-1979, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lâm vào tình trạng không bình thường. Từ cuối những năm 1980, trước những biến đổi mới của tình hình quốc tế, tình hình mỗi nước, hai nước đã bắt đầu tiến trình đưa quan hệ trở lại quỹ đạo bình thường hóa.


    Từ giữa những năm 1980, tình hình quốc tế sau một thời gian căng thẳng đã dần dần hòa dịu. Hai nước Xô - Mỹ đã đạt được nhiều thỏa thuận nhằm giảm sự đối đầu, nhất là ký kết Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung(INF). 
    Quan hệ giữa Liên Xô và các nước Tây Âu dần dần được cải thiện. Đặc biệt, từ năm 1985, Liên Xô bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ; đồng thời cũng bắt đầu tiến trình bình thường hóa với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Xô - Trung đạt những tiến triển tích cực. Về tổng thể, thế giới bước vào thời kỳ hòa hoãn, đối thoại thay thế cho đối đầu.
    Sau khi phát động tấn công quy mô lớn trên toàn biên giới của Việt Nam, mà thực chất là khẳng định với Mỹ sự điều chỉnh chiến lược đi với Mỹ chống Liên Xô, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình một mặt thúc đẩy cải cách mở cửa; mặt khác, nắm bắt tình hình mới có sự hòa hoãn Xô – Mỹ và cải tổ của Liên Xô để bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, giải quyết vấn đề biên giới với Liên Xô, ổn định biên giới phía Bắc.
    Tuy nhiên, trước những vấn đề nội tại trong nước làm mất đi sự ổn định và đang bị Mỹ và phương Tây bao vây cấm vận, Trung Quốc đã phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại, ổn định biên giới phía Nam và tìm kiếm sự giúp đỡ trong quan hệ với Nhật Bản ở phía Đông.
    Tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước và nắm bắt xu thế chung của thế giới, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã quyết định tiến hành công cuộc Đổi mới. Nhằm tạo dựng môi trường bên ngoài hòa bình, ổn định cho công cuộc Đổi mới tiến hành thuận lợi, việc bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, trước hết là với Trung Quốc, trở thành một yêu cầu cấp thiết có tính chiến lược.
    Sau một thời gian với sự nỗ lực và thiện chí của mỗi bên, từ ngày 5 đến 10 -11-1991, nhận lời mời của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Chính phủ ta do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt đã đi thăm chính thức Trung Quốc. Thông cáo chung được công bố sau chuyến thăm nêu rõ, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan hệ theo 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Cũng trong chuyến thăm này, hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cũng khôi phục quan hệ bình thường theo các nguyên tắc: Độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    Có thể nói, bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc là kết quả của sự nỗ lực và thiện chí của mỗi bên, đáp ứng nguyện vọng cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước cũng như yêu cầu của công cuộc Đổi mới và Cải cách của hai Đảng hai nước; đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển.
    Tổng Bí thư Đỗ Mười hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân tại Bắc Kinh ngày 6-11-1991. Ảnh: TTXVN

    Nguyễn Hùng - Mười ‘tiết lộ’ về Cuộc chiến Việt Trung 1979

    Dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến màn mở miệng của phần lớn báo chí trong nước, vốn dè dặt trong hàng chục năm trở lại đây mỗi khi đề cập tới những ngày đẫm máu tại sáu tỉnh biên giới giáp Trung Quốc từ tháng Hai năm 1979.

    Quân Trung Quốc tải thương.
    Cuộc chiến trên thực tế còn kéo dài tới tận năm 1989 dù với quy mô, không gian và thời gian phần lớn hạn chế hơn. Mặc dù Đài Truyền hình Việt Nam đúng hôm 17/2 bị chỉ trích vì không dám một lần nhắc tới hai chữ ‘Trung Quốc’ khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, phần đông báo chí Việt Nam đã không ngần ngại nhắc tên nước láng giềng từng bị gọi là “bành trướng, dã man”.

    KHÔNG CHỊU XÓA " QUÂN XÂM LƯỢC BÀNH TRƯỚNG DÃ MAN"...CA KHÚC CỦA NS PHẠM TUYÊN BỊ LOẠI RA KHỎI TỔNG TẬP

    VÌ SAO CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN KHÔNG ĐƯỢC VÀO TỔNG TẬP ?

    Xuân Ba
    Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019 9:17 AM


    Đành trưng ra cái tít bài hơi bị dài ấy bởi nhiều duyên do! Mà còn dài nữa. Tạm đủ phải là ca khúc Chiến đấu vì độc lập Tự do. Và Tổng tập ấy của một Bộ nghành lớn có tên là Những khúc quân hành vượt thời gian.
    … Ông đang ngồi kia. Ơn giời, sắp cửu tuần mà vẫn nhúc nhắc đi lại được. Và cái lưng vẫn thẳng, tiêu chí không dễ mà sụm đột ngột của những bậc cao lão.
    Nhạc sĩ đang bị… hành! Hành là cách nói thân ái chỉ thể trạng cánh báo chí quấy quả chăm sóc người của công chúng nào đó. Bốn giờ chiều ngày thứ sáu 15-2-2019, tôi đang đợi tốp phóng viên truyền hình thực thi phận sự phỏng vấn ghi hình. Như nhạc sĩ cười, như vậy là từ sáng đến giờ có 6 cơ quan báo chí đến làm việc với ông. Mà đâu đã hết. Còn phóng viên 3 tờ báo nữa đã đăng ký từ hôm qua.

    Chiến tranh biên giới 1979: Bọn Trung Quốc buộc chặt cổ nhiều người vào thành xe, trói chằng chân vào nhau; Quân Trung Quốc là đội quân ăn cướp và phá phách


    Linh Cảm | 


    Chiến tranh biên giới 1979: Bọn Trung Quốc buộc chặt cổ nhiều người vào thành xe, trói chằng chân vào nhau

    Tất cả mọi người đều bị buộc chặt cổ vào thành xe, vì vậy, mỗi lần xe xóc, cổ người nào cũng bị nghẹn cứng, đặc biệt chân bị trói chằng vào nhau rất chặt, xe chạy được một quãng, chân mọi người đều sưng vù lên.

    Đồng chí Mã Lục Duyên, chiến sĩ của một đơn vị hỏa lực, dân tộc Nùng, quê ở bản Bó Thóc, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, bị thương và bị bọn Trung Quốc xâm lược bắt trưa ngày 21-2-1979.
    Cùng số phận còn có đồng chí Lan, trung đội trưởng và đồng chí Hùng, một cán bộ chính trị. Trước hết, chúng trói giật cánh khuỷu cả ba người và lôi xềnh xệch xuống chân đồi, đưa tới một bãi đất. Tại đây, đã có một cụ già và một thanh niên cũng bị trói chặt.
    - Chúng mày có phải là lính của trung đoàn 246 không?
    - Có phải chúng mày vừa chặn đánh một đoàn xe của chúng tao không? Thủ trưởng của đơn vị chúng mày tên là gì? Hiện nay sở chỉ huy trung đoàn của chúng mày đóng ở chỗ nào? 

    Từ Biển Đông đến bẫy nợ, chính quyền Trump cảnh cáo Trung Quốc tại hội nghị quốc tế

    13:16, 17/02/2019

    Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó tổng thống Mike Pence (Ảnh: Getty)
    Cấp phó của Tổng thống Trump hôm thứ Bảy (16/2) đã liệt kê chi tiết những vấn đề mà Trung Quốc tiếp tục bị nhắm tới theo lập trường cứng rắn của ông chủ Nhà Trắng.
    Tại một diễn đàn quốc tế của Liên minh châu Âu mang tên Hội nghị An ninh Munich 2019 diễn ra từ ngày 15-17/2, Phó Tổng thống Mike Pence nói rằng thực trạng thương mại của Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất mà chính quyền Trump nhắm tới.