Gần 15 năm trước, khi làm Tòa soạn báo Thanh Niên, tôi đã tổ chức một nhóm phóng viên đi dọc quốc lộ 1 từ Nam ra Bắc để bắt quả tang cảnh sát giao thông mãi lộ trên đường. Chỗ nào cũng gặp. Với những chứng cứ không thể chối cãi, một loạt cảnh sát giao thông đã bị kỷ luật. Nhưng những cuộc tham gia của báo chí chẳng “gãi ngứa” được tình trạng mãi lộ. Mãi lộ chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông, dù không ai định lượng được.
Bốn thập niên trôi qua, cuộc chiến biên giới năm 1979 do Trung Quốc phát động đã chính thức bị “lãng quên” ở Hà Nội.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, khi sương mù vẫn còn bám dày trên những tảng đá lởm chởm ở vùng biên giới Việt-Trung, hơn 400.000 lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tràn vào miền Bắc Việt Nam.
Lúc đó, Lý Thi Khâm, 25 tuổi, còn là một người lính bí mật trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được bố trí ở phòng tuyến biên giới. Trong một cuộc trò chuyện gần đây tại nhà ông ở thị trấn biên giới Đồng Đăng, người cựu chiến binh có giọng cọc cằn hồi tưởng lại tầng tầng lớp lớp lính của Quân đội Nhân dân Trung Quốc hành quân trong ánh sáng mờ ảo, với tiếng trống giòn giã và tiếng còi inh ỏi.
Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho bọn đầu sỏ tham nhũng
Bá Tân
6-3-2019
Dàn lãnh đạo, cựu lãnh đạo TPHCM gặp nhau hồi tháng 4/2018. Ảnh trên mạng.
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2018, thành ủy TP Hồ Chí Minh công bố văn bản, trong đó khẳng định: TP không có tham nhũng. Báo chí quốc doanh rầm rộ “tán phát” thông tin này, coi đó như là thành tựu vang dội của Nguyễn Thiện Nhân, là người kế vị Đinh La Thăng, bề tôi trung thành của Nguyễn Tấn Dũng, bị sập bẫy trong công cuộc đốt lò của bác Trọng.
Sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn còn nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cọng sản,..nên thường lý luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa bãi. Chính những cuốn sách này, đã khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là “ Những người lãnh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ “, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhã . Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tựdo, vì không giữ được lời hứa “ bảo đãm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt “. vẫn cứ phải loay hoay giữa “ tự ái và lương tâm “ khi muốn giải đáp trước công luận, lý do tại sao “ Một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay “, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cọng sản Bắc Việt ? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Ðông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rõ phần nào giải đáp trên, khi đã biết rõ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn
(Thời sự) - Thiếu nguồn cung, chi phí phát sinh thực tế lớn, khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá, giá thành điện hiện nay thấp,… đó là những lý do được tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra để quyết định tăng giá 8,36%. Điều gì khiến tập đoàn Điện lực lãi đậm nghìn tỷ nhưng vẫn tăng giá?
Ai cũng biết rằng điện là một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng và cần thiết với đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Và kinh tế đất nước phát triển ra sao cũng phụ thuộc rất lớn vào ngành điện (để tăng trưởng 1% GDP, riêng ngành điện phải tăng trưởng 1,5%). Tăng giá điện 8,36%, chẳng biết sẽ có bao nhiêu con người phải ngày đêm lo nghĩ, muộn phiền? Chưa nói đến các doanh nghiệp vận hành khối lượng máy móc khổng lồ khác hoặc các ngành đặc thù sử dụng điện với công suất tối đa như sản xuất gang thép, xi măng,… Số tiền bỏ ra để mua điện e rằng chiếm một phần ba doanh thu mất rồi. Thế nên, quyết định tăng giá điện chẳng khác nào đưa dao kề cổ người dân hoặc doanh nghiệp bắt buộc họ phải chịu như thế hoặc dùng ít đi như câu nói của vị lãnh đạo nào đó: “Thu nhập thấp thì có trách nhiệm dùng ít điện”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tỏ thái độ cứng rắn: “Nếu để thiếu điện, một số đồng chí phải mất chức” tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ ngày 3/11/2018.
Quốc Hội Trung Quốc khai mạc phiên họp toàn thể ngày 05/03/2019 tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh.REUTERS/Jason Lee
Trong khóa họp Quốc Hội thường niên cách đây tròn một năm, ông Tập Cận Bình đứng trên đỉnh cao quyền lực. Tại khóa họp năm 2019, « quyền lực của ông bị rạn nứt », theo nhận định của nhật báo Le Figaro. Hai lý do chính là cuộc chiến thương mại dai dẳng Bắc Kinh- Washington và tăng trưởng của Trung Quốc bị chững lại.
Dù quyền lực của ông Tập không bị đe dọa nhưng ông bị chỉ trích trong nội bộ đảng và trong tầng lớp trí thức. Sự bất bình về chế độ chuyên quyền gia tăng khi ông bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch vào tháng 03/2018. Một số người thì lấy làm tiếc về chính sách đối ngoại hống hách của ông, mà theo họ, đang chịu trách nhiệm về sự xuống cấp trong quan hệ Mỹ-Trung, không chỉ dừng ở vấn đề thương mại. Một số khác thì chỉ trích sự ưu ái dành cho các tập đoàn nhà nước, gây bất lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Theo Le Figaro, những dấu hiệu trên cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ đảng, giữa một bên là bảo thủ và bên kia là cải cách về chính sách kinh tế.
Vụ thảm sát Gạc Ma có thể xem như “liều
thuốc thử” cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Sự kiện này ảnh hưởng như thế nào đến
quan hệ Việt- Trung xưa và nay?
Ngày
14.3.1988, Trung Quốc đã bất ngờ cho quân cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ
quyền của Việt Nam. 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến
đấu tới hơi thở cuối cùng và hy sinh để bảo vệ cờ Tổ quốc và chủ quyền biển
đảo. Năm nay, tròn 30 năm kỷ niệm trận chiến Gạc Ma bi hùng, Sputnik Việt Nam
đã phỏng vấn Thạc sĩ Trần Trung Hiếu — giáo viên trường THPT chuyên
Phan Bội Châu, Nghệ An, thành viên của Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình
giáo dục phổ thông môn Lịch sử nhân kỷ niệm 30 năm "sự kiện Gạc Ma"
(14/3/1988 —14/3/2018).
1: Ở góc nhìn của một nhà
nghiên cứu lịch sử, theo Thầy, ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Gạc Ma 1988
là gì?
Giá trị
lớn nhất và thiết thực nhất của mọi sự kiện, biến cố lịch sử là rút ra bài học
lịch sử từ quá khứ cho hiện tại và cho cả tương lai. Sự kiện Gạc Ma tròn 30 năm
trước (14.3.1988 — 14.3.2018) dù muốn hay không thì nó đã xảy ra, dù với
nguyên nhân và hệ quả như thế nào. Tôi cho rằng ở sự kiện này trong bối cảnh
lịch sử khi nó xảy ra,chúng ta không nên dùng cụm từ "ý nghĩa" với
nghĩa hẹp. Tôi nghĩ, giá trị lớn nhất của sự kiện này có thể được xem như là
một "liều thuốc thử" cho cả 2 bên, từ đó cả hai bên đều phải rút ra 1
bài học lịch sử dắt giá trong việc giải quyết các bất đồng lên quan đến chủ
quyền và tranh chấp biển đảo ở Biển Đông.
2: Sự kiện Gạc Ma ảnh hưởng như
thế nào đến quan hệ Việt- Trung xưa và nay?
Trong các
mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước khác từ xưa tới nay, bên cạch
tính bình thường và phổ biến trong quan hệ quốc tế, quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc còn mang những nét đặc thù địa-chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hóa
hàng ngàn năm qua.
Khi vở diễn Trump-Kim đã hạ màn, khách khứa đã về nhà mình, và 2600 nhà báo đã xong việc, thì bụi đường Hà Nội cũng tạm lắng xuống. Việc đánh giá thất bại hay không chỉ là quan niệm tương đối, vì “Hà Nội không vội được đâu”. Bên cạnh quan hệ Mỹ-Triều, các mối quan hệ khác có liên quan vẫn nổi cộm trong đầu chủ nhà. Đó là quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Việt trong tam giác Mỹ-Trung-Việt, với tầm nhìn “Indo-Pacific tự do và rộng mở”. Xét cho cùng, cuộc gặp Trump-Tập sắp tới còn quan trọng hơn, và liên quan mật thiết với nhau.
Phản ứng của thị trường
Sau cuộc gặp cấp cao Trump-Kim lần đầu tại Singapore (12/6/2018) mà nhiều người đã phê phán là thiếu kết quả cụ thể, thì nhiều người kỳ vọng vào cuộc gặp Trump-Kim lần thứ 2 tại Hà Nội (27-28/2/2019). Nhưng thiên hạ không hiểu rằng 8 tháng là khoảng thời gian quá ngắn để hai bên đạt được kết quả cụ thể về 2 vấn đề lớn: (1) Bình Nhưỡng “phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” và (2) Washington “bỏ cấm vận Bắc Triều Tiên”, trong khi hai bên vẫn còn chưa rõ và chưa thống nhất về định nghĩa cũng như giới hạn của hai vấn đề cơ bản nói trên. Việc Trump dùng những lời lẽ hoa Mỹ để lấy lòng Kim trong “ngoại giao cá nhân” (personal diplomacy) không thay thế được những lỗ hổng về truyền thông (communication gaps) và sự thiếu hụt về độ tin cậy lẫn nhau trong việc xây dựng lòng tin (confidence building).
Nghi vấn gia tăng về một tiền đồn quân sự của Trung Quốc, núp dưới danh nghĩa là một khu nghỉ dưỡng tại Campuchia.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy, một đường băng lớn với chiều dài khoảng 3.400 mét đã được hình thành tại khu du lịch đủ cho máy bay quân sự vận hành.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã gửi thư cho Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bày tỏ lo ngại rằng dự án của công ty du lịch Trung Quốc đã được phát triển cho mục đích quân sự.
Đất "dự án du lịch" dự kiến được công ty đầu tư trả lại cho Campuchia vào năm 2108, nhưng một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ tìm cách để có quyền sở hữu vĩnh viễn.
Campuchia đã giao 45.000 ha đất và 20% đường bờ biển ở tỉnh Koh Kong cho một công ty của Trung Quốc, để phát triển một dự án du lịch có tên Mecca, nhưng nhiều dữ kiện cho thấy, Bắc Kinh sử dụng khu du lịch này cho mục đích quân sự, theo SCMP.
Công ty tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc là chủ đầu tư của Mecca. Theo kế hoạch, ở đây sẽ mọc lên một khu du lịch cao cấp thu hút khách từ Đại lục, với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Theo hợp đồng, Campuchia sẽ thu về 1 triệu đô la tiền thuê đất trong năm đầu tiên.
Nghi vấn về một đường bay quân sự nơi hẻo lánh
Sự hoài nghi đã gia tăng trong việc Bắc Kinh dùng công ty UDG làm vỏ bọc, để phát triển một tiền đồn quân sự trên đất Campuchia. Những hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cho thấy, đường băng được xây dựng ở khu du lịch này dài hơn nhiều so với một đường băng dành cho các máy bay dân sự.
VNTB - Nếu hiểu chiến tranh là để hủy diệt nhằm thôn tính đất đai, tài nguyên, thì xứ mình vẫn chiến tranh suốt mấy mươi năm quá đó chứ. Giặc là ai à? Trung Quốc đó. Họ cướp tài nguyên dầu khí của Việt Nam ở biển Đông. Họ gieo rắc cái chết dần mòn trong dân chúng do ô nhiễm bởi công nghệ lạc hậu từ phương Bắc thi nhau trút vào Việt Nam. Và họ cũng từng dùng súng đạn để xâm lược Việt Nam...
Tàu cá Trung Quốc, Philippines căng thẳng gần đảo Thị Tứ ở biển Đông 6/3/2019
Chiều ngày 5-3, nhiều bản tin trên báo chí Việt Nam bắt đầu nhuốm mùi thuốc súng, khi diễn tả lại một bản tin nước ngoài nói rằng lính Trung Quốc dưới màu áo dân sự là ngư dân, đã vây quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng hiện do Philippines khai thác ngư trường. Phía Trung Quốc cấm mọi tàu cá của các quốc gia khác bén mảng ở đảo Thị Tứ.
Trong một diễn biến khác, báo chí Việt Nam cũng rút tít đầy mạnh mẽ “Đài Loan tuyên bố 'sẵn sàng chiến đấu vào bất kỳ thời điểm nào'” trong bản tin được trích dẫn từ Reuters, mà bản tin gốc tiếng Anh vốn có tít rất hiền lành: “Rise in China's defense budget to outpace economic growth target”.
“Trung Quốc đã liên tục tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, do đó chúng tôi luôn phải thận trọng” - ông Tô Trinh Xương nhấn mạnh trong ngày 5-3 khi được hỏi về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.
“Chúng tôi không ngán chiến tranh và sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu vào bất kỳ thời điểm nào” - hãng tin Reuters dẫn lời người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan khẳng định. [*]
Ba năm về trước, trong bản tin phát hành nội bộ đầu tháng 1 năm 2016 của nhóm nghiên cứu thị trường chứng khoán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã đưa ra cảnh báo với sự giảm tốc ngày càng rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, quốc gia này có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang các nước khác, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn và gần gũi về mặt địa lý, trong đó có Việt Nam.