Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho bọn đầu sỏ tham nhũng

https://baotiengdan.com/2019/03/07/thanh-pho-ho-chi-minh-bao-che-cho-bon-dau-so-tham-nhung/

Thành phố Hồ Chí Minh bao che cho bọn đầu sỏ tham nhũng

Bá Tân
6-3-2019
Dàn lãnh đạo, cựu lãnh đạo TPHCM gặp nhau hồi tháng 4/2018. Ảnh trên mạng.
Sơ kết 6 tháng đầu năm 2018, thành ủy TP Hồ Chí Minh công bố văn bản, trong đó khẳng định: TP không có tham nhũng. Báo chí quốc doanh rầm rộ “tán phát” thông tin này, coi đó như là thành tựu vang dội của Nguyễn Thiện Nhân, là người kế vị Đinh La Thăng, bề tôi trung thành của Nguyễn Tấn Dũng, bị sập bẫy trong công cuộc đốt lò của bác Trọng.

Thành ủy TP Hồ Chí Minh, nhất là Nguyễn Thiện Nhân, đinh ninh rằng, thông qua dàn đồng ca báo chí quốc doanh, dư luận xã hội cũng như các bậc bề trên ngoài trung ương coi thành phố này là “đất sạch”, mọi thứ sâu bọ đã bị diệt trừ. Nếu đúng như vậy, Nguyễn Thiện Nhân, đầu đàn cầm quyền TP có hơn 5 triệu người, không phải là người đáng được một số người tôn lên làm thánh.
Khốn khổ cho dàn lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, sau đó không lâu, cả một bầy quan chức sa lưới pháp luật. Phó bí thư thường trực thành ủy, Tất Thành Cang, bị thải loại khỏi ủy viên trung ương đảng, mất chức phó bí thư thành ủy. Hai phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh (Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín) bị khởi tố và bị bắt giam. Một lũ quan tham cấp sở gây ra trọng án, bị bắt, đang chờ ngày đưa ra xét xử.
Dàn lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, trước hết là Nguyễn Thiện Nhân, hết đường che giấu, chối cãi, nếu bị người khác dùng xà beng cạy miệng cũng không dám nói rằng TP không có tham nhũng. Xin được “biến tấu” câu nói của ai đó: đừng nghe lãnh đạo TP Hồ Chí Minh nói, mà hãy nhìn việc làm của họ. Đã trở thành thông lệ, Nguyễn Thiện Nhân luân chuyển đến đâu, ở đó có thêm bê bối.
Cang, Tín, Tài trở thành những đại quan tham bởi hội đủ hai yếu tố: chủ quan và khách quan. Yếu tố chủ quan, đó là bản chất dòng giống của bọn quan tham, là “ham muốn tột bậc” của bọn cầm quyền, làm giàu bằng mọi giá. Chúng nó (cũng như bè lũ đồng minh) nói một đường, làm một nẻo.
Ngoài yếu tố chủ quan, những Cang, Tín, Tài (kể cả “bố già” Lê Thanh Hải) trở thành đại quan tham nhờ có yếu tố khách quan, đó là sự bao che. Nếu không được bao che, Cang-Tín-Tài (và còn nhiều kẻ khác) đừng hòng biến tiền thuế của dân thành kho báu của riêng chúng nó. Kể cả Lê Thanh Hải (cựu bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh) nếu không được Ba Dũng bao che, đã bị “toi mạng” sau đại án tham nhũng hầm chui sông Sài Gòn. Lần đó, hành vi đại tham nhũng của quan chức Việt Nam bị bại lộ nhờ phát giác từ phía đối tác Nhật Bản.
Bao che chỉ diễn ra một chiều, bề trên bao che cho thuộc cấp. Muốn bao che phải có quyền lực. Quyền lực càng cao, sự bao che “phủ sóng” càng rộng. Riêng khoản này, ít nhất trong vài ba nhiệm kỳ vừa qua, bóng ma bao che không ai vượt qua Nguyễn Tấn Dũng.
Chỉ có kẻ làm bậy mới cần sự bao che. Sai phạm càng lớn càng cần sự bao che từ nhiều phía, nhất là của những kẻ có quyền sinh, quyền sát. Muốn được bao che, phải mua, phải chạy. Làm gì có chuyện bao che nhờ vào cái bắt tay, nói suông những lời xã giao. Bên cần bao che phải nôn ra tiền, bên bao che ôm về cả bị tiền. Chúng nó là ngưu, là mã với nhau.
Bao che cho thuộc cấp, ngoài hưởng lợi vật chất đếm không xuể, bọn bề trên còn tạo ra ekip dễ bề sai khiến, nhóm lợi ích cướp đoạt vô tội vạ. Danh hiệu cán bộ – đảng viên chỉ là cái áo cà sa khoác lên thân thể bọn tướng cướp, đại lưu manh.
Ở các nước văn minh, luật pháp khách quan như chiếc đồng hồ chỉ giờ, xẩy ra những đại án như TP Hồ Chí Minh, sẽ có nhiều quan chức (trước hết là người đứng đầu) đứng ra từ chức, nếu không, sẽ bị phế truất. Trung ương, cụ thể là bác Trọng, nhiều lần khẳng định như đinh đóng cột: ở đâu xẩy ra sai phạm nghiêm trọng, người đứng đầu ở đó phải chịu trách nhiệm.
TP Hồ Chí Minh gây ra nhiều đại án nhưng người đứng đầu vẫn cứ bình chân như vại. Bao che cho bè lũ đại quan tham nhưng Nguyễn Thiện Nhân vẫn ngày ngày núp bóng báo chí quốc doanh, nhất là VTV, đánh bóng tên tuổi, lớn giọng dạy đời, dạy người. Về mặt tự trọng và tôn thờ chữ tín, GSTS Nguyễn Thiện Nhân không bằng người mù chữ nhưng luôn đầy ắp nhân cách, tự trọng.

Không có nhận xét nào: