Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Trung Quốc đòi được làm đường cao tốc bắc nam bằng được; Trung Quốc đứng sau dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Diễm Thi, RFA

Người lái tàu cao tốc chạy tuyến Bắc Kinh và Quảng Châu. Ảnh chụp hôm 26 tháng 12 năm 2012.
Người lái tàu cao tốc chạy tuyến Bắc Kinh và Quảng Châu. Ảnh chụp hôm 26 tháng 12 năm 2012.
 AFP






















Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa 14 diễn ra ở Hà Nội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhiều cử tri, trong đó có những chuyên gia kinh tế, kỹ thuật rất bức xúc về thông tin chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc - Nam. Quan ngại này từng được nêu ra qua Bản Tuyên bố liên quan do các tổ chức dân sự độc lập và người quan tâm tham gia ký tên.
Dự án “khủng”
Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam là dự án lớn nhất của ngành giao thông Việt Nam từ trước đến nay. Dự án được cho biết có tổng chiều dài hơn 1.560 km nối Hà Nội và TP. HCM, đi qua 20 tỉnh, thành với 27 nhà ga, khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Hòa Hưng (TP HCM). Tổng mức đầu tư dự tính khoảng 58,71 tỷ USD cho các hạng mục: Giải phóng mặt bằng, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, lãi, phí, phí dự phòng… Số tiền 58,71 tỷ USD mới chỉ là chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Còn khi vận hành, thời gian đầu sẽ lỗ, nhà nước phải hỗ trợ 10-12 năm qua chi phí duy tu, bảo dưỡng.

Thông điệp ông Trump gửi tới TQ: Mỹ sẽ không mắc lừa một lần nữa

Quá mệt mỏi với lịch sử thất hứa của Bắc Kinh, chính quyền Tổng thống Trump quyết tâm thiết kế các điều khoản để buộc Trung Quốc tuân thủ bất cứ cam kết nào đưa ra trong đàm phán.
Những quan chức đứng đầu phái đoàn đàm phán Mỹ là Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, tuần này đã bắt đầu cáo buộc phía Trung Quốc muốn đàm phán lại những nhượng bộ mà Bắc Kinh chấp nhận trước đó trong quá trình đàm phán.
Để trừng phạt sự bội ước này, Mỹ được cho là sẽ mạnh tay leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, bắt đầu vào ngày 10/5 bằng việc tăng thuế từ 10% lên 25% với lượng hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông cũng sẵn sàng áp đặt mức thuế 25% lên lượng hàng hóa nhập khẩu khác trị giá 325 tỷ USD từ Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị tăng thuế trong giai đoạn ông Trump nắm quyền.
Thong diep ong Trump gui toi TQ: My se khong mac lua mot lan nua hinh anh 1
Tàu hàng Trung Quốc đỗ tại cảng Đông Hoản, tỉnh Quảng Châu. Ảnh: UPI.
Hai nước vẫn còn mâu thuẫn trong một số vấn đề cơ bản, Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công nghệ và ép buộc chuyển giao bí mật kinh doanh. Washington coi đây là một phần trong chiến dịch tăng cường của Bắc Kinh nhằm giúp các công ty Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực sản xuất robot, xe điện và những ngành công nghiệp cao cấp khác.

Tám lần thất hứa

Khi quá trình đối thoại bắt đầu vào năm ngoái, có vẻ như Trung Quốc đã cố gắng gây ấn tượng tốt với ông Trump bằng cách tăng cường nhập khẩu hàng hóa Mỹ, đặc biệt là đậu tương và khí tự nhiên hóa lỏng, động thái sẽ làm giảm bớt một chút thâm hụt thương mại khổng lồ giữa hai nước. Con số này lên tới 379 tỷ USD vào năm 2018..

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Trung Quốc muốn ‘liên minh với Nga để chống Mỹ’ nhưng khó thành

04:34, 11 Jun 2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Twitter)
Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Nga trong ba ngày và được giới quan sát cho rằng Bắc Kinh đang muốn “liên minh với Nga để chống Mỹ”.
Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ “ngồi xem hổ đấu”. Trả lời phóng viên hôm 7/6 về việc liệu Nga có “chọn phe” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, ông Putin trích dẫn một câu ngạn ngữ Trung Quốc, nói rằng “khi hai con hổ đánh nhau, thì những con khỉ thông minh sẽ ngồi bên cạnh và chờ xem con nào thắng”, The New York Times đưa tin.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"


Kết quả hình ảnh cho Lão Sơn
Dày 700 trang khổ 240x160cm
Một công trình khảo cứu về cuộc chiến chống sự xâm lược của 60 vạn quân Trung Quốc
tại Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang giai đoạn 1979-1990.
Tác giả: Nhà văn Phạm Viết Đào.
Địa chỉ liên hệ: Hoanghtham9@gmail.com
ĐT 0382598746



Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông

Thứ Hai, ngày 3/6/2019 - 15:23

Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông
(PLO)- Trung Quốc ngang nhiên cho mình có mọi quyền triển khai quân đội và chế tạo vũ khí trên các đảo và rạn san hô mà họ đang chiếm đóng, cải tạo trái phép.

Trung Quốc bị tố 'gây khó dễ' tàu, máy bay ở Biển Đông

Dự luật Mỹ trừng phạt hành vi phi pháp của TQ trên Biển Đông

Tàu chiến Mỹ xuất hiện trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Theo tờ Philstar, Tướng Ngụy Phương Hòa, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore đã ngang nhiên cho rằng: Trung Quốc có quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng trên các đảo tự nhiên và nhân tạo ở Biển Đông.
“Đây là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền để thực hiện xây dựng trên lãnh thổ của mình”, ông Ngụy khẳng định.
Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa phát biểu hôm 1-6 tại Đối thoại Shangri-la 2019. Ảnh: IISS
Một vị tướng Trung Quốc khác, ông Hà Lôi đã phản bác lại các cáo buộc của Mỹ rằng Trung Quốc đang cưỡng ép và đe dọa các nước láng giềng bằng các hoạt động quân sự ở vùng biển giàu tài nguyên này.

ng Quốc ngang nhiên thừa nhận quân sự hóa biển Đông; 5 năm Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa - Kỳ 1: Bãi đá Huy Gơ

Thanh Niên

Tháng 1.2014, tàu Thiên Kình của Trung Quốc hoạt động suốt ngày đêm bồi đắp đảo. Đến thời điểm hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ đã hoàn tất.
Tòa nhà bê tông 2 tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đá Huy Gơ nằm trong cụm đảo Sinh Tồn (H.Trường Sa, Khánh Hòa), hay còn gọi là đá Tư Nghĩa (tiếng Anh là Hughes Reef, phía Trung Quốc tự đặt tên là Dongmen Jiao - Đông Môn tiêu) là bãi đá san hô chỉ nổi lên khi thủy triều xuống.
Ngày 28.2.1988, phía Trung Quốc bất ngờ cho lực lượng đổ bộ chiếm đóng bãi Huy Gơ và dựng lên đó nhà tạm để chốt giữ, phòng thủ.

[HỒ SƠ] Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: 'Đầu rồng' bị chém, đuôi quẫy mạnh

TPO - Thâm Quyến trở thành mặt trận chính trong chiến tranh thương mại sau khi Mỹ tấn công Huawei – “đầu rồng” của trung tâm công nghệ cao Trung Quốc.

[HỒ SƠ] Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: 'Đầu rồng' bị chém, đuôi quẫy mạnh
Người Trung Quốc có câu “Nhất diệp tri thu” – Nhìn một chiếc lá rụng là biết mùa thu tới. Cách nhìn nhận của những người trong cuộc về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Thâm Quyến và phản ứng của thành phố này có thể cung cấp bức tranh rộng lớn hơn về sự đối đầu hiện tại và tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Quá trình hình thành các vùng biên giới Việt Nam

This entry was posted on Tháng Sáu 7, 2019, in Lịch sử Việt Nam and tagged . Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

viet nam
Việt Nam bao gồm đất, nước và con người (Ảnh Dân Trí)
Nguyễn Văn Huy
Lời mở đầu
Cho tới nay công cuộc mở mang bờ cõi thường được biết đến qua cuộc Nam tiến, tức sự nới rộng lãnh thổ về phía Nam. Cuộc Nam tiến này thật ra cũng ít người nắm vững, người ta đại khái chỉ biết là nó bắt đầu từ năm 1069 và kết thúc vào khoảng thế kỷ 18, kéo dài hơn gần bảy thế kỷ, và cũng không ít người cho rằng hình thể đất nước Việt Nam có được ngày nay là do cuộc Nam tiến đó.
Thực tế đã không hẳn như vậy. Cuộc Nam tiến của người Việt cho đến đầu thế kỷ 18 chỉ chinh phục được một dải đất hẹp chạy dài từ vùng đồng bằng duyên hải miền Trung đến vùng ven biển tỉnh Đồng Nai, sau đó tỏa rộng xuống châu thổ sông Cửu Long trong từng giai đoạn. Vùng đất rộng lớn trên cao nguyên miền Trung hoàn toàn xa lạ với người Việt và chỉ mới hội nhập vào Việt Nam hồi đầu thế kỷ này mà thôi.