Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

VNTB - Formosa Hà Tĩnh đang thua lỗ và vẫn... ô nhiễm trầm trọng


Nguyễn Hồng Phúc

(VNTB) - Theo con số ghi nhận từ báo cáo tài chính, đến cuối năm 2018, Formosa Hà Tĩnh lỗ lũy kế gần 14.000 tỷ đồng.

Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh.


Hiện tại, Formosa cũng cắt giảm 20% sản lượng cán nóng thường xuyên của nhà máy, và giảm giá 25 USD/ tấn cho cuộn cán nóng.

Thua lỗ dù nhiều ưu đãi

Chọn đầu tư vào Việt Nam, phía Formosa đã nhận được rất nhiều ưu ái từ phía Đảng và Nhà nước Việt Nam, như được thuê diện tích đất rộng lớn gần 3.300 ha trong thời gian 70 năm (dù quy định chỉ cho phép cho thuê tối đa 50 năm) với giá 4,455 triệu USD, tương đương hơn 96,22 tỉ đồng; mức giá này quá thấp coi như bằng không, do đó Formosa đã trả ngay một lần. 

AI QUYẾT TÂM CHƠI VỚI TRUNG QUỐC?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Người Việt đầu thế kỉ 20 trong hồi ký của một vị Toàn quyền Đông Dương

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.
Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.

Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).

Người ta chê Trump ngu, nói láo nhưng ông đã diệt được gã đầu độc hơn 90 triệu dân Việt – Formosa

Thứ Năm, 04.07.2019, 16:00

Kệ ai chê mặc ai – Trump đã tăng thuế 456.23% mặt hàng thép gốc Đài Loan xuất khẩu từ VN – Tức là hàng thép từ FORMOSA.
Không ai giết được thằng Formosa chỉ có Mỹ (Thị trường thép lớn nhất) tăng thuế hàng của nó thì hy vọng nó sẽ đóng cửa nhà máy. Không những thằng Formosa mà Tôn Hoa Sen trước đây cũng định mở nhiều nhà máy để nhập phôi thép TQ về làm sản phẩm nay cũng bị khánh tận vì thuế Mỹ tăng.
Người nào đã ngày đêm vận động Bộ Thương Mại Mỹ, gửi thư cho Trump – tới tận Washington để đưa danh sách những nhà máy ô nhiễm tại VN cho chính phủ Trump?

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Trung Quốc ngăn cản nhân dân Việt Nam đấu tranh thống nhất đất nước

(Chính trị) - Bất chấp Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, nhằm tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam châu Á, đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở khu vực này, hòng bao vây uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Thất bại trong việc dùng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã lao vào cuộc phiêu liêu quân sự chống nhân dân Việt Nam, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 Ngày 30-4-1975, người dân Sài Gòn nô nức xuống phố đón chào Đoàn quân Giải phóng.
Ngày 30-4-1975, người dân Sài Gòn nô nức xuống phố đón chào Đoàn quân Giải phóng.

PGS Vũ Đức Phúc nói về Nhân văn Giai phẩm (Phần 1)


Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Năm 2014, tôi có 2 ngày (chính xác là 2 buổi chiều) gặp gỡ và hỏi chuyện cụ Vũ Đức Phúc. Lần nào cũng có cô Vũ Ý Nhi con gái cụ giúp một ấm trà để hai ông cháu trò chuyện. Cụ Phúc đã 95 tuổi mà vẫn nhớ rành rõ nhiều chuyện.
Dưới đây là cụ nói về Phong trào chống Nhân văn Giai phẩm.
1/ Lúc bấy giờ Trung ương mới quyết định phải chống Nhân văn Giai phẩm, có Nghị quyết của Bộ Chính trị, mới giao cho ông Tố Hữu. Nhưng ông Tố Hữu lúc bấy giờ chần chừ. Sau này phải chống. Phải chống nhưng ông Tố Hữu ông khôn. Ông phải đề cái chữ “Hồ Chủ tịch nói như thế này” ( ^_^). Ông ấy phải đội Cụ Hồ lên thì cái này để đủ biết là ông ấy rất là ngại.

Nguyễn Phú Trọng phải ‘đốt’ vụ Thủ Thiêm thì dân mới tin! (Kỳ 1)

Trên 15.000 hộ dân trong tổng số 15.853 hồ sơ bị bồi thường ngược đãi giải toả nhà đất giao cho chính quyền địa phương thực hiện dự án. Trong đó có hơn 3.000 căn nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị chính quyền cưỡng chế đập phá tan tành. Nhà thờ, nhà nguyện, nhà chùa cũng phải “bái phục” lợi ích nhóm. Tại thời điểm 2013, Sở Tài chính TP.HCM đã giải ngân gần 40 ngàn tỷ đồng. Đến nay, 23 năm trôi qua, vùng đất vàng này vẫn bị bỏ hoang. Đã có hơn 11.000 đơn thư khiếu nại tố cáo trong suốt thời gian dài. Dự án này đã trở thành đỉnh điểm đạt nhiều kỷ lục: số diện tích đất thu hồi trái phép ngòai ranh quy hoạch nhiều nhất. Số người chết oan nhiều nhất. Số vụ kiện dân sự ra toà nhiều nhất. Số người bị thất nghiệp nhiều nhất ...dẫn đến số lãnh đạo trả lời trái luật và hứa lèo với dân nhiều nhất. Số km đường có kinh phí xây dựng đắt nhất thế giới. Nỗi đau chồng chất nỗi đau ! Nỗi ám ảnh hàng ngàn năm sau đối với người dân Thủ Thiêm. Kể từ hôm nay, Việt Nam Thời Báo sẽ đăng những phần chính quá trình diễn kịch của UBND TP.HCM trong suốt thời gian 23 năm thực hiện một dự án đầu tư đầy máu và nước mắt!
Kỳ I:    Tìm mọi cách đánh tráo quy hoạcThủ Thiêm  
Sau khi có Thông báo số 36-TB/TW ngày 23/11/1992 của Bộ Chính Trị về việc  quy hoạch tổng thể xây dựng TP. HCM và Kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị thường trực của Chính phủ ngày 10-3-1992. Ngày 16/01/1993, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 20/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng TP.HCM. “ Cần xây dựng TP.HCM thực sự là thành phố văn minh của Nhân dân lao động…” Điều 2 quyết định này nêu rõ: “ Cho phép UBND TP.HCM thực hiện quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố để tập trung đầu mối trong quản lý xây dựng tại thành phố. Giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế kiến trúc sư trưởng TP.HCM và ban hành điều lệ quản lý xây dựng tại thành phố bảo đảm việc xây dựng theo đúng quy hoạch đã được duyệt.”  
Căn cứ vào Quyết định số 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/1996 UBND TP.HCM có Tờ trình số: 1861/TT-UB-QLĐT kèm theo bản đồ quy hoạch gửi Thủ tướng Chính phủ “xin phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000”. Căn cứ Tờ trình này và Văn bản đề nghị số 621/BXD-KTQH ngày 15/5/1996 của Bộ Xây dựng. Ngày 04/6/1996, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 367/TTg “ Phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.” với quy mô tổng diện tích 930 ha, trong đó: Khu đô thị mới 770 ha. Khu tái định cư 160 ha. Về quy hoạch phân khu chức năng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quyết định 367/TTg quy định rõ: trong diện tích 770 ha bao gồm 133 ha mặt nước sông Sài Gòn và 637 ha được phân ra các khu chức năng như sau:
–       Khu Trung tâm thương mại, tài chính dịch vụ:    92 ha.
-       Khu Trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế:          100 ha. 
–       Khu nhà ở cao cấp:                                            55 ha.
-       Khu Trung tâm văn hoá, du lịch giải trí:               100 ha.
-       Khu công viên trung tâm:                                     95 ha.
-       Khu Trung tâm hành chính:                                  18 ha.
-       Đất dành cho giao thông:                                     177 ha.

TRUNG QUỐC ĐƯA QUÂN LẤN CHIẾM BIÊN GIỚI VỊ XUYÊN TỪ NĂM NÀO?


Ghi chép của Phạm Viết Đào.


Nhân chứng 1: Cựu Chiến Binh F 313 Tạ Văn Phòng (CCB Tạ Văn Phòng) (Quê Đan Phượng - Hà Nội):
Phạm Viết Đào: - Chào bác, hôm nay ( 3/2013) có cuộc gặp của các Cựu Chiến Binh Sư 313 từng chiến đầu tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, xin bác cho biết tên là gì ?
CCB Tạ Văn Phòng: - Tôi là Tạ Văn Phòng quê ở Đan Phượng, Hà Nội…
Phạm Viết Đào: - Bác lên (mặt trận) Hà Giang từ năm nào?
CCB Tạ Văn Phòng: - Tôi trước ở F 414 sau đó chuyển qua 313 từ năm 1980…
Phạm Viết Đào: - Bác rời Hà Giang năm nào?
CCB Tạ Văn Phòng: - Năm 1982 tôi có quyết định về nghỉ
Phạm Viết Đào: -Từ năm 1980 - 1982 bác đã chứng kiến những trận đánh nào lớn ở mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang?
CCB Tạ Văn Phòng: -Tôi đã chứng kiến những trận đánh lớn ở Cao điểm 1800 A ở Lao Chải từ năm 1980 (tên 1800 A chỉ độ cao của cao điểm này 1800 m so với mặt biển)
Phạm Viết Đào: - Năm 1979 Trung Quốc đã đưa quân đánh Vị Xuyên Hà Giang chưa?
CCB Tạ Văn Phòng: - Năm 1979 Trung Quốc đánh Hà Giang rồi. 4 h sáng ngày 17/2/1979 Trung Quốc nổ súng ở khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên…
Phạm Viết Đào: - Các trận đánh ở Cao điểm 1800 A năm 1980 kéo dài bao nhiêu ngày?
CCB Tạ Văn Phòng: - Cao điểm 1800 nằm giữa đường biên Việt Nam - Trung Quốc; Do mình đưa một đơn vị lên chốt giữ và sau đó đã mất liên lạc… Mình tổ chức đánh lên lấy lại…
Phạm Viết Đào: - Theo tôi được biết Cao điểm 1800 A và 1509 hiện nay đã bị Trung Quốc chiếm giữ, mình phản công nhưng không lấy lại được…Chắc bác không biết…
CCB Tạ Văn Phòng: - Có thể vì tôi chiến đấu ở khu vực cửa khẩu Thanh Thủy…chỗ Thanh Hương?
Phạm Viết Đào: - Quân Trung Quốc có tràn sang đông không? Hồi đó lực lượng phòng thủ của ta gồm những đơn vị nào?
Rút từ: " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM “LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ” TRONG VỤ KHỞI TỐ TỘI TRỐN THUẾ CỦA GIA ĐÌNH ÔNG TRẦN VŨ HẢI

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho Trần Vũ hải
-Vụ vợ chồng ông Trần Vũ Hải nếu mua nhà tại Nha Trang Khánh Hòa đóng thuế thấp hơn so với đơn giá quy định của địa phương (Nếu xác thực)-Trách nhiệm pháp lý thuộc Cục thuế Khánh Hòa?
-Việc tính thuế không sát đúng quy định của đơn giá đất địa phương; Cục trưởng Cục thuế Khánh Hòa đã vi phạm Điều 165 của Bộ Luật Hình sự 1999: Tội cố ý làm trái; Hành vi này không thuộc trách nhiệm pháp lý của vợ chồng ông Trần Vũ Hải và chủ bán nhà!
Điều tra mở rộng vụ luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế

Dư luận đang xôn xao trước việc  Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố vụ án, tiến hành khám xét trụ sở làm việc của LS Trần Vũ Hải tại đường Nguyễn Thái Học Hà Nội sáng ngày 2/7/2019.
Đầu đuôi vụ việc theo thông tin báo chí:
TTO - Theo thông tin chính thức của Bộ Công an chiều 2-7, có 4 người bị khởi tố trong vụ luật sư Trần Vũ Hải.
Theo đó, ngoài khởi tố 2 vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Ngô Văn Lắm, cùng trú tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Cả 4 bị can đều bị khởi tố về hành vi "trốn thuế" quy định tại điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp ngăn chặn "tạm hoãn xuất cảnh", "cấm đi khỏi nơi cư trú" đối với bị can Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương tại thành phố Hà Nội.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

5 quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc

(Kinh tế) - Trong gần một thập kỷ qua, Trung Quốc đã từng bước lan tỏa ảnh hưởng của mình ra thế giới. Với nguồn tài chính dồi dào, Bắc Kinh mở hầu bao hào phóng với chính phủ tham nhũng của các quốc gia từ Đông Âu tới Châu Phi rồi sau đó buộc các nước này cắt đất để cho Trung Quốc thuê đóng căn cứ quân sự trong dài hạn. Chiến lược này đã thành công ra sao? Dưới đây là 5 quốc gia đang đã rơi vào bẫy nợ Trung Quốc.

5 quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc
5 quốc gia đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc
1. Sri Lanka
Năm 2010, Sri Lanka vay Trung Quốc 1,5 tỷ USD để xây một cảng cỡ lớn tại thị trấn Hambantota. Sau khi hoàn thành, cảng này gần như không có tàu bè neo đậu và vận chuyển hàng hóa. Do giá trị kinh tế của cảng biển mới này quá thấp và không sinh lời, Sri Lanka không có tiền để trả lại Trung Quốc, vì thế họ đã ký hợp đồng cho thuê luôn toàn bộ cảng cho Trung Quốc trong vòng 99 năm. Công ty China Merchants Port Holdings có 70% cổ phần chi phối tại cảng Hambatota.

NHỮNG AI GÂY RA SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG TRONG VỤ THỦ THIÊM?

Những ai gây ra vi phạm nghiêm trọng trong vụ Thủ Thiêm?

© Ảnh: vnexpress
XÃ HỘI
URL rút ngắn

 0  0Cá»­ tri nói về các sai phạm tại dá»± án Khu đô thị Thủ Thiêm.
“Sau kết luận thanh tra về vụ Thủ Thiêm, có rất nhiều điều cần phải được làm rõ: Ai là người đã gây ra vi phạm nghiêm trọng như thế này? Ai không chấp hành nghiêm quy hoạch Thủ tướng đã phê duyệt và làm sai lệch quy hoạch? Cái lợi ấy thuộc về ai? Nhóm lợi ích ấy là nhóm lợi ích nào?". Ông Lê Như Tiến trò chuyện với PV Tiền Phong về vụ Thủ Thiêm
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu hàng loạt câu hỏi về sai phạm ở Thủ Thiêm.
Tìm cho ra nhóm lợi ích
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra toàn diện ở Thủ Thiêm. Cá nhân ông nhìn nhận, đánh giá gì về kết luận này?
Qua tiếp cận thông tin về vụ Thủ Thiêm, cá nhân tôi thấy kết luận thanh tra vừa qua cũng tương đối rõ ràng. Mặc dù có hơi muộn, nhưng kết luận thanh tra cũng đã làm nức lòng người dân và cử tri. Điều đó cho thấy quyết tâm trong việc tuyên chiến với tham nhũng, tuyên chiến với các sai phạm.
Chỉ có điều, vụ việc này đã rộ lên từ mấy năm qua. Nếu như kết luận thanh tra được đưa ra từ vài năm trước thì sẽ an dân hơn, người dân cũng không phải vất vả, khổ sở và hoang mang trong suốt mấy năm qua. Cũng có rất nhiều lãnh đạo của TPHCM, rồi của quận lên trả lời người dân, nhưng người ta cũng không biết nguyên nhân vì sao, giải pháp thế nào, đặc biệt hướng xử lý cho người dân ra sao?
Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến