Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Tàu Trung Quốc vẫn hoạt động ở vùng biển Việt Nam

Theo ghi nhận của ông Ryan Martinson, người đầu tiên đăng các hình ảnh theo dõi tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính, tàu giám sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) tính đến hôm qua 21/7. 
Thông tin từ Twitter của Ryan Martison: Cập nhật (21/7): Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản đồ cho thấy hoạt động từ 20-21/7.
Trợ lý giáo sư Martinson, người làm việc tại trường Hải chiến Hoa Kỳ cũng thông tin trên Twitter rằng Trung Quốc đã điều thêm một tàu tuần duyên số hiệu 3402 nặng 4.000 tấn tới gây sức ép đối với hoạt động dầu khí của Việt Nam ở phía tây Bãi Tư Chính.
Chính quyền Trung Quốc hiện giữ im lặng sau khi bị Hà Nội tố cáo đích danh vi phạm chủ quyền và bị Mỹ lên án đối với hành vi bắt nạt láng giềng trên biển Đông. 
Việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất cùng các tàu hải giám hộ tống đã gây ra cuối đối đầu căng thẳng với lực lượng hải giám Việt Nam trong hơn chục ngày qua. 
Bản đồ do ông Martinson cập nhật đến hôm 21/7 cho thấy nhóm tàu này từ ngày 3/7 đến 21/7 vẫn liên tục hoạt động tại vùng EEZ của Việt Nam. 

Nhớ Tư Chính thời TC-93 và PV-94

Bởi
 AdminTD
 -

21-7-2019
Mấy ngày nay Trung Quốc cho tàu ”Haiyang Dizhi-08” ngang nhiên thu nổ địa chấn tìm kiếm dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam tạo nên điểm nóng cực kỳ nguy hiểm khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng quan ngại làm tôi nhớ tới vùng biển đó thời TC-93 & PV-94.
TC-93 là chương trình thu nổ địa chấn đầu tiên nhằm đánh giá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của khu vực bãi Tư Chính do Petrovietnam giao cho Công ty Thăm Dò & Khai Thác Dầu Khí PVEP triển khai. Chúng tôi đã thuê tàu khảo sát “M/V Akademik Gambursev” của “Liên Đoàn Địa Vật Lý Viễn Đông-DMNG” thực hiện thu nổ thành công 9.500km tuyến địa chấn 2D mạng khu vực và bán chi tiết từ tháng 3 đến đầu tháng 7 năm 1993.

“Băng cháy” và sự điên cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông

Bởi
 AdminTD
 -

21-7-2019
Hôm nay (21/7), trên Tuần Việt Nam có 1 bài báo ghi lại ý kiến rất đáng chú ý của ông Nguyễn Trường Giang, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Brunei, nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Bài này có tựa: “Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông”.
Trong bài có đoạn viết: “Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lượng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới.
Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỷ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, Trung Quốc nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt”.
Đây là một đánh giá rất đáng chú ý và chưa nhiều ngườì biết đến băng cháy là gì.

Ai là kẻ thù đích thực của Việt Nam?


 11:29 20/07/2019

Pháp là nước từng đô hộ VN hơn 80 năm, nhưng người Việt ngày nay cũng không còn xem Pháp là kẻ thù. Vì sao? Vì cho đến khi bị đánh đuổi, Pháp không chỉ không thể lấy đi một mét đất nào, họ còn giữ nguyên vẹn lãnh thổ và biển đảo, không để các láng giềng lấn chiếm.
Nói chung, chưa có một nước nào lấy đi của VN một mét đất nào ngoại trừ Trung Hoa. Cho nên không phải bây giờ, mà từ thời lập quốc (thế kỷ 10 sau công nguyên), kể cả lúc mới hình thành quần thể Lạc Việt sống theo bộ lạc ở Châu thổ Sông Hồng, thì Việt Nam chỉ có một kẻ thù duy nhất là Trung Hoa.
Vì sao Trung Hoa là kẻ thù của Việt Nam? Không khó để trả lời vì chỉ có Trung Hoa mới có động cơ cướp nước Việt Nam để sát nhập vào lãnh thổ của họ, Hoàng – Trường Sa là một ví dụ. Cũng không chỉ căn cứ vào lịch sử ngàn năm chiếm đóng của họ, không chỉ căn cứ vào những cuộc chiến chống xâm lược Trung Hoa kéo dài suốt chiều dài lịch sử VN, mà còn căn cứ vào số phận của những nước láng giềng Trung Hoa. Các nước ấy diện tích lớn hơn và mạnh hơn VN, có lúc họ từng xâm chiếm và cai trị Trung Hoa như Mông, Hồi, Mãn, Tạng…thì nay đã bị Trung Hoa xóa tên trên bản đồ thế giới. Không chỉ có thế, sự tàn ác và diệt chủng của Trung Hoa đối với nhân dân các nước mà họ đánh chiếm và sát nhập là kinh khủng không lời nào tả xiết. Không khó để hình dung sự tàn ác man rợ đó khi nhìn thấy những gì Trung Cộng đã và đang làm với Tân Cương và Tây Tạng hiện nay. Trong mười năm giặc Minh cướp nước ta, chúng bắt dân ta làm nô lệ, lên rừng tìm trầm hương, sừng tê giác, xuống biển mò ngọc trai v.v…những trang sử đau thương ấy vẫn chưa, và chẳng ai có thể xóa nhòa.
Nhìn lại lịch sử VN, chỉ những lúc VN vững mạnh về chính trị, giữ mối quan hệ ngoại giao chiếu lệ, triều cống lấy có để không làm mất mặt nước lớn, là lúc yên bình nhất của đất nước. Vì người Trung Hoa đã có nhiều bài học lịch sử để hiểu được những lúc như thế mà cố đấm ăn xôi xâm lược VN thì phần chắc là chuốc lấy thảm bại.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

BỘ MẶT GIAN MANH CỦA TRUNG QUỐC; VIỆT NAM TIẾP TỤC THỚ LỢ VỚI TRUNG QUỐC; MẶC DÙ TQ TỐ CÁO VN ĐANG XÂM CHIẾM LÃNH THỔ TQ TẠI TƯ CHÍNH...

TÀU NÓ VÁC DAO DÍ VÀI ĐÍT RỒI MÀ NGÀI THƯỞNG VẪN YÊN CHÍ CHÚC MAO ĐÀI VÀ DIỄN TUỒNG VỚI ĐÁM LÒNG LANG DẠ THÚ....
CHỊU CÁC NGÀI HÓA RA TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG VỚI BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC CỦA 96 TRIỆU DÂN CŨNG CHỈ LÀ TRÒ HỀ VÀ CHẤT LIỆU TUỒNG ĐƯỢC RU...
BỌN TÀU CỰC ĐỂU CỰC THÂM CÒN QUAN CHỨC VIỆT THÌ RA DÁNG Ú Ớ VIỆT GIAN....
VIỆT NAM LUÔN CHẤP NHẬN CHIẾU DƯỚI TỨC VUI VẺ KHI ĐƯỢC...HIẾP?!

Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc


Vấn đề trên biển, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ thẳng thắn đề nghị cần thực hiện tốt những nhận thức chung đã đạt được của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước.

Thực hiện chương trình hợp tác giữa hai đảng về nghiên cứu lý luận, sáng nay, tại thành phố Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, đã khai mạc hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ đề “Một số vấn đề có tính quy luật trong quá trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”.
Chú thích ảnh
Ông Võ Văn Thưởng (bên trái) và ông Hoàng Khôn Minh

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

NGA HẬU THUẪN VIỆT NAM CHỐNG LẠI SỰ GÂY HẤN CỦA TRUNG QUỐC

Tổng thống Putin phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Việt Nam

Ngày 18/7, khi căng thẳng xoay quanh cuộc đối đầu giữa tàu chấp pha’p Việt Nam với các tàu Trung Quốc hoạt động phi pha’p gần bãi Tư Chính đang là chủ đề nóng trong dư luận thì Tổng thống Nga Putin bỗng nhiên pha’t biểu cảm ơn giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Vietnam BV – một công ty liên doanh giữa Việt Nam và Nga đang khai thác ở mỏ Lan Đỏ thuộc lô 6.1.
Thông tin này được tờ Sputniknews phiên bản tiếng Việt loan báo hôm 18/7. Nội dung tin tức như sau: Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảm ơn giám đốc lô khai thác của công ty Rosneft Vietnam BV Hoàng Vũ Nam, theo chỉ thị tương ứng của nguyên thủ quốc gia Nga. Lời cảm ơn được gửi đến nhà quản lý hàng đầu này vì những công lao trong việc pha’t triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng.
Rosneft Vietnam BV, công ty con của ”Rosneft”, vào tháng 5 năm 2018 đã bă’t đầu khoan giếng sản xuất LD-3P (mỏ Lan Đỏ) trong khuôn khổ chương trình pha’t triển Lô 06.1 trên thềm lục địa Việt Nam. Độ sâu dự kiến ​​của giếng khoan sẽ là khoảng 1,2 nghìn mét, độ sâu của biển trong khu vực khoan là khoảng 160 m, công ty lưu ý. Dự trữ địa chất ban đầu của mỏ Lan Đỏ được ước tính khoảng 23 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.
Tổng thống Putin phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Việt Nam
Rosneft là một công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga.

TÔI YÊU CẦU CHÍNH PHỦ: KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC RA HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ LA HAY


Phạm Viết Đào.

Theo các hãng tin quốc tế, đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn cho chiếc tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hộ tống vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hoạt động trái phép này diễn ra ở bãi Tư Chính từ ngày 3/7/2019 đến nay…
Về phía Việt Nam, ngày 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê thu Hằng đã chính thức lên tiếng phản đối hành động xâm phạm đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phía Trung Quốc, ngày 12/7/2019, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố với giọng điệu thách thức « Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải trên Biển Đông »;
Ngày 17/7/2019 người phát ngôn ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tiếp tục lên tiếng thách thức yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình.”

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2019

Đô đốc Mỹ: Trung Quốc bắn tên lửa có năng lực chở đạn hạt nhân vào Biển Đông

Minh Hòa | ĐKN 8 giờ trước

Ông Ngụy Phượng Hòa tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc ngày 19/3/2018 (Ảnh: AP)
Hãng tin UPI hôm thứ Sáu (19/7) đăng bài báo cho biết Trung Quốc gần đây đã bắn thử một tên lửa đạn đạo chống hạm mới ở Biển Đông có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tại Diễn đàn an ninh Aspen hôm thứ Năm (18/7), Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết Trung Quốc đã bắn 6 tên lửa vào Biển Đông vào tháng trước, trong đó bao gồm một tên lửa đạn đạo chống hạm mới, được phóng từ tàu ngầm có tên là JL-3.

‘Chỉ có Trung Quốc mới làm đường sắt tốc độ cao 350km/h’

Thaotin | 

Trung Quốc có địa hình rộng, dân số đông mới làm đường sắt 350km/h. Nhu cầu của Việt Nam chưa bức thiết tới mức phải gắng sức bỏ ra số tiền khổng lồ trong thời gian dài.

Nhận định này được nguyên Phó chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Bộ Lĩnh đưa ra tại hội thảo giải pháp công nghệ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam diễn ra hôm qua.
Theo ông Lĩnh, vận tải hành khách tốc độ cao phải đặt trong bức tranh vận tải tổng thể. Chúng ta có quy hoạch 31 sân bay, trong đó 26 sân bay đáp ứng tốt nhu cầu đi lại nhanh chóng của hành khách.
“Lượng hành khách đi thẳng một mạch từ Hà Nội vào Sài Gòn sẽ không chọn đường sắt tốc độ 350km/h, kể cả là 500km/h vì không giải quyết được vấn đề tốc độ. Vinh hay các nơi khác thì lượng hành khách quá thấp”, ông Lĩnh lưu ý.


Ảnh: T.Hằng

Trung Quốc sợ nhất ‘Phùng cửu tất loạn’: Cuộc chiến nhân quyền năm 2019 đã khai hỏa

Thanh Lâm | ĐKN 3 giờ trước

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Telegraph)
“Phùng cửu tất loạn” ý nói gặp năm có đuôi 9 ắt sẽ có loạn, lịch sử lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chứng minh điều đó, không chỉ là những biến cố do chính họ chủ động gây ra mà còn là hậu quả tất yếu từ chính sách cai trị của chính quyền này.
Có thể tóm tắt “Phùng cửu tất loạn” của lịch sử Trung Quốc hiện đại như sau:
Năm 1949 xảy ra nội chiến với quân đội của Tưởng Giới Thạch, thành lập chính quyền của ĐCSTQ. Trong năm này chiến tranh làm số người chết nhiều vô kể.
Năm 1959 xảy ra nạn đói lớn trong 3 năm liền trên cả nước bởi hậu quả của phong trào Đại Nhảy Vọt và Công xã nông thôn, gây ra nạn chết đói cho gần 40 triệu người ở Trung Quốc; đồng thời diễn ra Khởi nghĩa Tây Tạng chống lại chính quyền Trung Quốc.
Năm 1969 xảy ra chiến tranh biên giới Trung – Xô;
Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới với Việt Nam;
Năm 1989 xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6;
Năm 1999 mở đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công;
Năm 2009 xảy ra sự kiện Bạo loạn ngày 5/7 ở Tân Cương.
Như vậy cứ 10 năm vào năm kết thúc bằng số 9, lại xảy ra một sự kiện chính trị, xã hội lớn. Đây dường như đã trở thành qui luật lịch sử của ĐCSTQ mà không phải là mê tín, theo nhà phân tích Thái Văn Văn đăng trên Epoch Times.

Vua Gia Long và phong thủy kinh thành Huế

Sau ngày lên ngôi, vua Gia Long đích thân nghiên cứu tìm hướng tốt và cuộc đất thuận tiện xây dựng kinh thành Huế. 

Đáp ứng lòng người trước khi định đô
Dân cư của 8 làng phải di dời đi nơi khác gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, trong đó đất làng Phú Xuân hầu hết đều nằm gọn trong phạm vi kinh thành sẽ xây. Vì thế, vua Gia Long đã cấp 30 mẫu ruộng, 3 khoảng đất để dựng nhà và 1000 quan để giúp dân Phú Xuân – 7 làng còn lại theo tài liệu của Tả tham tri Bộ binh Võ Liêm mỗi nhà “được cấp 3 lạng và mỗi ngôi mộ dời đi được cấp 2 lạng”. Nhà vua nghĩ rằng việc đền bù nhà cửa, ruộng vườn cần phải chu đáo, giữ yên lòng dân để bắt tay xây dựng trên tổng diện tích 520ha và chu vi 9.889m. Huỳnh Đình Kết nhận định đây là đợt giải tỏa lớn, triệt để và khẩn trương, tiến hành trong vòng 2 năm, riêng phần mộ vắng chủ quy tập về nghĩa trang Ba Đòn có đến 10.000 ngôi.
 Ngọ môn Huế. 
Di dời xong, Gia Long chọn ngày tốt vào tháng tư âm lịch, nhầm 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72) – theo Võ Liêm. Sau đó, công việc tiếp tục qua nhiều giai đoạn, song nhìn toàn cục kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông nam (Tốn) thay vì hướng chính Nam như các vua chúa thường chọn theo thuật phong thủy để xây cung điện của mình.