Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc?; CẤP BÁO...CẤP BÁO...TÌNH HÌNH KHU VỰC TƯ CHÍNH NGUY NGẬP; GIẶC TÀU TRÀN NGẬP ĐÔNG NHƯ "QUÂN NGUYÊN..."


Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời và nước

Được biết tình hình khu vực Tư Chính giờ căng như sợi chỉ. Lực lượng tàu của ta không xuể so với tàu dân quân biển của "bạn vàng". Mong mọi người dân VN gác bỏ mọi riêng tư, đồng lòng hướng về biển Đông. 
- Hoàng Việt.


Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục ‘bất tuân’ Trung Quốc?

26/07/2019

Giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4/2018.



Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc

07:51 - 25/07/2019

Mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn" đều làm giảm sức mạnh lớn nhất của Việt Nam, sẽ gây tai hại cho Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chia sẻ với Tuần Việt Nam liên quan đến những căng thẳng do Trung Quốc gây ra ở bãi Tư Chính, Chủ tịch Viện Michael Dukakis, Cựu Thống đốc bang Massachusetts, Hoa Kì - ông Michael Dukakis cho rằng, mọi sự né tránh, sợ sệt, ngụy biện, “nhịn để được yên ổn" của chúng ta đều không phù hợp, không hiệu quả.
Người Mỹ đánh giá thế nào về thái độ của nước Mỹ trước những diễn biến ở Biển Đông hiện nay? Ta xem nước Mỹ đã phản ứng thế nào qua tuyên bố của người phát ngôn Morgan Ortagus: “Trung Quốc nên chấm dứt hành vi áp chế, và kiềm chế các hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này". Thực ra, nước Mỹ luôn phản đối sự áp chế và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải.
Rõ ràng, Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực khi cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp ở Biển Đông, sử dụng lực lượng dân quân hàng hải để khiêu khích, đe dọa, áp chế các nước khác nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp ở vùng biển này.
Những gì đang diễn ra ở vùng Biển Đông thực sự đáng quan ngại vì đây là tuyến đường hàng hải quan trọng. Người ta ước tính rằng, hàng hóa trị giá hàng ngàn tỷ đô la được vận chuyển qua tuyến biển mỗi năm, chiếm khoảng 30% giao dịch hàng hải toàn cầu, bao gồm lượng lớn dầu và ngàn ngàn tỷ đô la thương mại hàng năm của Mỹ. Nước Mỹ có quyền lợi ở đây.
Nhìn lại sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014, Mỹ đã gọi đây là hành động đơn phương của Trung Quốc theo cách suy yếu hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời bày tỏ quan ngại về cách làm nguy hiểm này. Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, đảm bảo tự do hàng hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Ông Michael Dukakis: "Tôi muốn nhấn mạnh lại, Việt Nam có thể xác lập vị thế với cả Mỹ và Trung Quốc một cách mạch lạc, rõ ràng".

Nhịn Trung Quốc vì hòa bình là một sách lược hay ảo giác?

Blogger Viết từ Sài Gòn

Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình
 AFP














Không riêng gì vấn đề bãi Tư Chính bị Trung Quốc gây hấn trong những ngày này, mà dường như từ những năm trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã phân thành hai nhóm trong vấn đề quyết đánh hay chịu nhục trước kẻ xâm lăng Trung Quốc. Mà hình như từ thời xa xưa đã có những kẻ chủ hòa và những người chủ chiến. Trong vài ngày trở lại đây, lực lượng chủ hòa và chủ chiến hiện ra rất rõ, và không ngoại trừ xuất hiện lực lượng thứ ba! Vấn đề ở đây là giữa hòa và chiến cũng như các chủ trương của lực lượng thứ ba, đâu là ảo tưởng, đâu là thực tế? Chủ hòa sẽ đi đến đâu? Chủ chiến sẽ ra sao? Lực lượng thứ ba sẽ mang lại điều gì?

Bãi Tư Chính: Trung Quốc ‘tinh vi’, Việt Nam ‘yếu thế’?

Quốc Phương

Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực
Bãi Tư Chính là vấn đề "rất rắc rối" và Trung Quốc muốn thử nghiệm một cách chơi mới khi "thử phản ứng" của Việt Nam và các nước, nhưng dù phản ứng thế nào, Việt Nam đều 'thua' Trung Quốc, theo một nhà nghiên cứu chính trị và Trung Quốc học thuộc Đại học Maine Hoa Kỳ.
"Vấn đề Bãi Tư Chính cũng rất rắc rối, nhưng tôi muốn chú trọng vào vấn đề này là Trung Quốc thăm dò coi Việt Nam phản ứng như thế nào. Mà phản ứng như thế nào thì Việt Nam cũng thua Trung Quốc," Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận với BBC Tiếng Việt hôm 19/7/2019, bên lề một Hội thảo tư về Việt Nam học ở Porto, Bồ Đào Nha.
Và ông giải thích quan điểm của mình và phân tích các kịch bản tình huống:
"Tại sao tôi nói như vậy? Trước hết, thực ra chúng ta không biết nhiều thông tin chính xác là Trung Quốc đang làm gì. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải đưa ra những thông tin đó thì những người như chúng tôi mới có thể đánh giá được.
"Nhưng tôi giả dụ là những tàu của Trung Quốc đi sang, họ làm việc đó để xem Việt Nam phản ứng như thế nào. Nếu Việt Nam phản ứng mạnh mà những nước khác nhìn vào, thì Trung Quốc nói đây là vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề song phương.
"Nhưng nếu Việt Nam không phản ứng hay phản ứng nhẹ nhàng, mà các nước khác không phản ứng, thì Trung Quốc cũng nói đây là vấn đề song phương. Mà nhất là mỗi năm, Việt Nam đều đưa nhiều người sang Trung Quốc.
trung quốcBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionTàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014
"Kỳ này như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, sang và bà nói bất cứ chuyện gì giữa Việt Nam và Trung Quốc chúng ta đã đồng ý chúng ta sẽ giải quyết vấn đề một cách yên lành thế này, thế kia.

VỤ "BÃI TƯ CHÍNH" MỸ DÙNG VÕ GIA CÁT KHÍCH TƯỚNG CHU DU: TRUNG QUỐC GIỎI THỬ ĐỤNG VA NGA VÀ NHẬT XEM SAO...

Vụ Bãi Tư Chính: Công ty Nga và Nhật ‘gây phức tạp’ cho Trung Quốc

24/07/2019


Tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc "vờn nhau" ở Biển Đông năm 2014.



Chuyên gia về Biển Đông nói với VOA tiếng Việt rằng sự liên quan của công ty Nga và Nhật trong vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở Bãi Tư Chính đã “gây phức tạp” cho quyết sách của chính quyền Bắc Kinh.

Ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cho biết rằng tính tới ngày 23/7, các tàu hải cảnh của Trung Quốc “vẫn hoạt động gần giàn khoan dầu của Nhật ở phía tây Bãi Tư Chính”, trong khi tàu Haiyang Dizhi 8 “tiếp tục tiến hành khảo sát địa chấn tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở phía tây quần đảo Trường Sa”.

Tin cho hay, công ty Rosneft của Nga thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan thăm dò Nhật Bản (JDC) để thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí tại Lô 06.1 của Việt Nam ở Biển Đông trong khu vực mà Hà Nội tuyên bố là Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

VOA tiếng Việt đã liên lạc với Rosneft và JDC để hỏi phản ứng về vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chưa nhận được hồi đáp.

Ông Martinson nói rằng ông “không ngạc nhiên” về việc hai công ty này không muốn lên tiếng.

Giám đốc FBI cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng nhất từ Trung Quốc

0:00/0:00
Báo nói Dân trí

Dân trí Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo không nước nào đặt ra mối đe dọa phản gián với nước Mỹ nghiêm trọng như Trung Quốc. 
>>Huawei bị "tố" bí mật thu thập dữ liệu ở Séc, chia sẻ với Đại sứ quán Trung Quốc 
>>Mỹ “tố” Trung Quốc trộm bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 
>>Ông Trump “xoáy sâu” tốc độ tăng trưởng thấp kỷ lục của kinh tế Trung Quốc

Giám đốc FBI cảnh báo mối đe dọa nghiêm trọng nhất từ Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Giám đốc FBI Christopher Wray (Ảnh: AP)
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ ngày 23/7, Giám đốc FBI Christopher Wray đã đề cập tới mối đe dọa từ Trung Quốc khi được hỏi liệu FBI đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ tầm ảnh hưởng nào từ các cường quốc bên ngoài hay chưa.
“Tôi muốn nói rằng không nước nào đặt ra mối đe dọa phản gián với Mỹ nghiêm trọng hơn Trung Quốc. Điều này đã được nói nhiều rồi và tôi không nói đùa”, ông Wray cho biết.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai; 10 năm nhìn lại biển Đông: Trung Quốc từng bước leo thang

Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai

11/09/2017 17:40 GMT+7

TTO - Đó là nhận định đầy lo lắng của cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon.

Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai - Ảnh 1.
Ông Steve Bannon (phải) từng rất thân cận với tổng thống Donald Trump - Ảnh: REUTERS
Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon cho rằng nếu Mỹ không kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước này có thể đi theo "con đường đen tối" của Đức hồi thập niên 1930.
"Trung Quốc bây giờ là nước Đức hồi những năm 1930. Họ đang ở giữa ngã ba đường và có thể đi về một trong hai phía. Thế hệ trẻ (Trung Quốc) bây giờ quá sức yêu nước, gần như là dân tộc cực đoan" - ông Bannon trả lời phỏng vấn báo New York Times.
"Một trăm năm nữa, con người khi đó sẽ nhớ những gì chúng ta đã làm để ngăn chặn Trung Quốc thống trị thế giới" - cựu quân sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả, đi kèm là lời kêu gọi Washington cứng rắn hơn nữa với Bắc Kinh.

Có phải tài nguyên năng lượng ở Biển Đông thúc đẩy Trung Quốc hiếu chiến?

Jackhammer Nguyễn, gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco
24-7-2019
Sau những tin tức về căng thẳng tại bãi Tư Chính, giữa tàu võ trang Việt Nam và Trung Quốc, báo Tiếng Dân có đăng bài nhan đề: Băng cháy và sự điên cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông, của tác giả Mạnh Quân.
Nội dung chính của bài này trích dẫn một số thông tin từ Việt Nam, cho rằng Biển Đông của Việt Nam chứa một lượng rất lớn nhiên liệu dưới dạng “băng cháy”, và đây là một nguồn năng lượng rất lớn cho tương lai. Vì thế Bắc Kinh đang điên cuồng muốn chiếm bằng được Biển Đông để sở hữu nguồn tài nguyên này.
Trước đó, vào năm 2017, hai đài tiếng Việt tại Mỹ là VOA và RFA cũng đưa tin trích lại từ nguồn truyền thông Trung Quốc, cho biết, nước này đang khai thác một lượng lớn băng cháy tại Biển Đông.
Vào năm 2014, nhà địa chất Việt Nam là ông Nguyễn Thanh Giang cũng có nói với tôi về tiềm năng băng cháy tại Việt Nam.
Thực sự Bắc Kinh thèm khát tài nguyên Biển Đông cho tương lai nên hung hăng như vừa qua?
Bắc Kinh thèm tài nguyên thiên nhiên là điều không phải bàn cãi, nhưng liệu có phải là băng cháy ở Biển Đông, hay gần hơn là dầu mỏ của Biển Đông, làm cho họ bất chấp tất cả để thống trj vùng biển này?
Băng cháy là gì?
Nói nôm na nó là một loại khí bùn ao được hình thành dưới biển sâu, thay vì trong ao hồ làng quê mà nhiều người Việt chúng ta đều biết. Trong sách vở mà chúng ta học thời trung học, nó có tên là khí methane, với công thức hóa học là CH4. Ở chỗ sâu và nhiệt độ thấp, nó bị đóng băng lại, tạo thành những cục nước đá, có thể cháy được, gọi là băng cháy.

NGUYỄN ĐÀO TRƯỜNG: CẢM NHẬN VỀ BIÊN KHẢO "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT - TRUNG" CỦA PHẠM VIẾT ĐÀO

Nguyễn Đào Trường.
 
            Cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, do bọn cộng sản bành trướng Trung Quốc phát động đến nay đã lùi vào dĩ vãng, lớp bụi năm tháng phủ mờ sự việc.
Thời gian 1979 - 2019 dù cách xa 40 năm, với lịch sử chỉ là chớp mắt. Những thế hệ sinh sau 1979 nhiều người không biết đến cuộc chiến ác liệt đẫm màu này.  Những người cầm quyền vì một động cơ nào đó, đã cố ý lãng quên, giấu giếm sự thật lịch sử: "Cái kim bọc giẻ lâu ngày vẫn ra". Ngày nay bao cán bộ chiến sỹ người trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên, Thanh Thủy, Hà Giang thời ấy, chứng nhân lịch sử tường thuật, ghi chép kể lại trong cuốn "Vị Xuyên & Thế sự Việt - Trung" qua các bài: Bút ký, tiểu luận, điều tra, của những người trong cuộc làm sáng tỏ sự thật, bao hy sinh mất mát tính mạng, tài sản do bọn Tàu cộng sản gây ra cho dân tộc, tổ quốc Việt Nam. Chúng ta lật những trang sách dưới đây để thấy rõ hơn bao giờ hết.

                 
Gần đây tôi đọc cuốn"VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT - TRUNG". Bút ký - Tiểu luận - Điều tra của tác giả nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào. Một cuốn sách dầy dặn, đồ sộ, ngồn ngộn, đầy ắp tư liệu về cuộc chiến tranh toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam 17/2/1979, do bọn bành trướng cộng sản Tàu phát động chống nhân dân ta, làm món quà, ngoại giao để Đặng Tiểu Bình Tổng bí thư đảng cộng sản Tàu giâng lên quan thày Mỹ, với chiêu bài "Dạy cho Việt Nam bài học".