Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

GS TRẦN NGỌC VƯƠNG: VAY TIỀN TQ XÂY TUYẾN CAO TỐC LAO CAI-HẢI PHÒNG LÀ HÀNH VI BÁN NƯỚC; XÂY CHO TRUNG QUỐC SỬ DỤNG CHỞ HÀNG; VIỆT NAM GÁNH NỢ VÀ HẬU QUẢ...

Các tuyến đường xâm nhập Việt Nam từ Trung Quốc thời xưa

Trong sách Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư 1 [THQQLBT], Cố Viêm Vũ khảo cứu các con đường xâm nhập Việt Nam với tiêu đề: Nhập Giao Tam Đạo. Nhập Giao Tam Đạo tức 3 tuyến đường xâm nhập Giao Chỉ, xuất phát từ 3 tỉnh Quảng Đông cũ [nay là Khâm Châu thị, Quảng Tây], Quảng Tây và Vân Nam. Để giúp dễ dàng nhận diện, xin tạm đặt tuyến đường thuỷ Quảng Đông cũ là đường Đ, Quảng Tây là đường T, Vân Nam là đường V; đường Quảng Đông theo nhánh sông Bạch Đằng là Đ1, theo nhánh sông Thái Bình là Đ5, v.v..

A. Tuyến đường thuỷ Quảng Đông

Mở đầu Nhập Giao Tam Đạo ghi:
Một tuyến đường do từ Quảng Đông, đường này từ thời Mã Phục Ba [Mã Viện] đến nay thuỷ quân đều dùng. Từ châu Khâm dương buồm xuống biển nam một ngày, đến bờ tây nam tức trấn Triều Dương [tỉnh Quảng Ninh] thuộc Giao Chỉ. Lại bảo rằng đó là đường có thể từ châu Khâm tiến đánh Đô Trai [Cổ Trai] 2.
Đô Trai tức Cổ Trai nay thuộc huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng, là quê hương của Mạc Đăng Dung; được nhà Mạc chọn làm kinh đô cùng với thành Thăng Long. Dưới thời Gia Tĩnh, nhà Minh dự định đánh Việt Nam từ phía Quảng Tây, viên Tri châu Khâm, Lâm Hy Nguyên, dâng biểu vào ngày 6/4 Gia Tĩnh thứ 18 [11/5/1540] xin mở thêm một mũi tấn công từ châu Khâm đến Cổ Trai, với lập luận như sau:
“…Chỗ dựa của Mạc Phương Doanh là Đô Trai [Cổ Trai], vùng này gần biển, bùn lầy hơn 10 dặm thuyền không ghé được. Kế hoạch của chúng nếu kinh thành không giữ được thì chạy đến Đô Trai, Đô trai không giữ được thì chạy ra biển… Nên lấy quân Phúc Kiến vượt biển từ Chi Phong, quân Hồ Quảng xuất phát từ châu Khâm hợp lại đánh Đô Trai, bọn chúng không còn sào huyệt… ”
[Minh Thực Lục, Thế Tông, q.236, tr.2a-3a]
Nhắm phục vụ cho kế hoạch này, Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư chép thêm việc viên Tri phủ Trương Nhạc cho điều tra các con đường thuỷ xâm nhập Việt Nam dưới nhan đề Tây Nam Hải Đạo tức đường thuỷ theo hướng tây nam vào Việt Nam, gồm 1 đường dọc duyên hải Bắc phần và 5 đường nhánh đi vào nội địa. Nay xin nêu từng phần văn bản Tây Nam Hải Đạo, sau đó kê ra những bằng chứng lịch sử để phụ hoạ:
– Đường ven biển từ châu Khâm Trung Quốc đến tỉnh Thái Bình Việt Nam [đường Đ]Tây Nam Hải Đạo ghi như sau:
“Về đường thuỷ, dưới thời Gia Tĩnh [triều Minh], viên Tri phủ Trương Nhạc tìm hỏi được con đường từ Quan Sơn Tiền Hải châu Khâm [Quảng Tây] đáp thuyền thuận gió bắc trong 1, 2 ngày có thể đến phủ Hải Đông [tỉnh Quảng Ninh], Giao Chỉ. Nếu theo bờ biển mà đi thì từ lãnh Ô Lôi [châu Khâm] đi thuyền 1 ngày đến Bạch Long Vĩ [huyện Phòng Thành, Quảng Tây], từ Bạch Long Vĩ 2 ngày tới cửa Ngọc Sơn [Mũi Ngọc, Quảng Ninh, Việt Nam], lại 1 ngày đến châu Vạn Ninh [tây bắc Quảng Ninh], từ Vạn Ninh 2 ngày đến Miếu Sơn, từ Miếu Sơn 3 ngày đến phủ lỵ Hải Đông, từ phủ lỵ Hải Đông 2 ngày đến xã Kinh Thục, có đê đá do nhà Trần xây để ngăn quân Nguyên. Lại 1 ngày đến cửa sông Bạch Đằng [ranh Quảng Ninh, Hải Phòng], qua tuần ty Thiên Liêu, phía nam đến cửa biển An Dương [sông Cấm, Hải Phòng], rồi theo nam đến cửa biển Đa Ngư [sông Văn Úc, Hải Phòng]; mỗi cửa đều có nhánh cảng để vào Giao Châu.”

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một

Bởi
 AdminTD
 -

Nguyễn Tiến Trung
5-10-2019
Duyệt binh khoe vũ khí để răn đe Việt Nam
Cuối cùng thì lễ duyệt binh hoành tráng của Tập Cận Bình trước Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc đã lắng lại. Các loại vũ khí tối tân nhất đã được cộng sản Trung Quốc đưa ra cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới chiêm ngưỡng: tên lửa hành trình tầm bắn xa nhất thế giới 15 nghìn km DF-41, đầu đạn siêu thanh DF-17 bay ở vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh…
Tất nhiên, thực tế các loại vũ khí này có thể sử dụng được hay không lại là một câu chuyện khác, khi cộng sản Trung Quốc nổi tiếng là những người sẵn sàng nói dối không biết ngượng miệng. Chẳng phải Tôn Tử đã dạy họ rằng, “binh bất yếm trá” đó ư?

Bút ký Nguyễn Hữu Hạnh - Kỳ cuối: Ngày lịch sử

04/10/2019 09:07 GMT+7

TTO - 'Thưa đại tướng, về chính trị là quyền của đại tướng. Riêng về quân sự, đại tướng phải quyết định gấp. Tình hình quá nguy ngập không cho phép chúng ta chần chừ nữa…'.

Bút ký Nguyễn Hữu Hạnh - Kỳ cuối: Ngày lịch sử - Ảnh 1.
Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu
Mờ sáng 30-4, trước khi về gặp ông Dương Văn Minh, tôi đã trình bày tình hình quân sự với trung tướng Vĩnh Lộc và trung tướng Nguyễn Hữu Có.
Chỉ còn ít giờ nữa
"Phía sân bay Tân Sơn Nhứt, quân của Biệt khu thủ đô đang chạm súng với Việt cộng. Có thể họ sẽ giữ nổi nhưng phải chịu nhiều thiệt hại về người và vật chất. Tuy nhiên phía Biên Hòa và Thủ Dầu Một, Quân đoàn 3 không còn để chỉ huy các đơn vị của họ.
Trung tướng Toàn đã di tản ra nước ngoài. Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 5 thiết giáp kẹt ở tuyến sông Đồng Nai. Hướng Thủ Dầu Một bị bỏ ngỏ.
Một đoàn chiến xa của Việt cộng đang tiến về Sài Gòn và đã đi qua Búng. Mặt trận phía này chúng ta không có quân xung kích mà chỉ có lực lượng phòng thủ. Tôi e trong thời gian ngắn nữa chúng ta không thể đỡ gạt nổi…", tôi nói.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỒN SÂU… ( Phần kết)

Điều tra của Blogger-Fb Phạm Viết Đào.

TƯỚNG LÊ DUY MẬT ( NGUYÊN PHÓ TƯ LỆNH QK2-CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG): MỘT SĨ QUAN CAO CẤP TỔNG CỤC 2 BÁN CÁC BÍ MẬT CÁC TRẬN ĐÁNH Ở VỊ XUYÊN CHO TRUNG QUỐC ( clip ghi 2012)
Tướng Lể Duy Mật và Phạm Viết Đào.
(Ảnh chụp tại nhà riêng của ông trước khi ông qua đời 1 tháng 2015)

Bài liên quan:

>TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC ( phần 1)

Cuộc chiến tại chiến trường Vị Xuyên, nhiều xương máu đã đổ xuống xung quanh các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở Tây Sông lô và Đông Sông Lô; Có một chiến địa mà vì nhiều lý do để giữ quan hệ làm ăn với ông bn vàng mà chúng ta không hề nhắc đến 1 dòng tin, một cái tên, một tầm bia mộ ghi danh những người lính anh hùng ngã xuống tại chiến địa này… Đó là những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc, thường là những trận đánh cảm tử và số chiến sĩ quay được về được Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ là vô cùng ít ỏi. Họ đã bị phục kích trên đường hành quân, trên đường rút lui nên đã phải hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Nhừng trận đánh sang đất Trung Quốc là các trận đánh vào kho tàng, trận địa pháo, hệ thống cầu cống, trận địa ra đa, doanh trại nơi tập trung quân Trung Quốc...
Những lực lượng luồn sâu sang đất Trung Quốc đều là các tinh binh, tinh nhuệ, phần lớn là đặc công. Tôi rất mong được các CCB và cơ quan chức năng Quân khu 2 cung cấp tư liệu để viết về những chiến binh cảm tử này vì khí phách anh hùng và sự hy sinh vĩ đại của họ. Theo nhiều CCB thì quân ta thường luồn sang đất Trung Quốc từ phía Đông Sông Lô…
Trong các trận đánh cảm tử đó, không phải bộ đội ta hy sinh tất cả, có những trận chúng ta đã lập được những chiến công oanh liệt ví như trận đánh phá trận địa ra đa rất hiện đại Trung Quốc nhập về bị đặc công ta phá hủy. Vụ phá hủy trạm ra đa hiện đại do Trung Quốc vừa mua về được báo chí Trung Quốc đưa tin và Đặng Tiểu Bình đã nổi xung lên sau chiến công của các chiến sĩ đặc công Việt Nam…
Những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc thường là những trận đánh cảm tử, bí mật tối đa cả về mục tiêu tấn công, đơn vị và danh tính đơn vị tấn công đúng như lời một bài thơ được phổ nhạc của Lê Anh Xuân: Không một tấm hình, không một dòng địa chỉAnh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ…”
Do đặc thù của các trận đánh luốn sâu nên sự hy sinh cũng như danh tính của những người anh hùng này ít người và cơ quan chức năng biết đến, vì nếu họ bị phát hiện hy sinh thì phần lớn trên đất Trung Quốc. Hai kỳ vừa rồi, trên FB-Blog Phạm Viết Đào đã đưa ra con số thương vong của lực lượng luồn sâu này ước tính là 2000; con số này khiến cho nhiều độc giả ngay cả nhiều CCB Vị Xuyên cũng đã sửng sốt , phản hồi, gọi điện yêu cầu nên cẩn thận về thông tin này. Tôi đã trả lời các bạn, các CCB chịu khó đợi kỳ thứ ba này tôi sẽ công bố cơ sở nào để tôi đưa ra con số 2000 bộ đội mà tôi nghi là đã hy sinh trên đất Trung Quốc…

Bãi Tư Chính, Nguyễn Phú Trọng, và màu của máu…

Phạm Chí Dũng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiDiyhZkxGUQrOYxK0kfEUXtkIwQYoP5GcOn1w9BTzIuJBjU8JsnJzGoD9JBIZmsHUbiAEx9a1O7t7OuZxKr3gG89AJMTAy7CewDtJxIaLn6NneeOPEw1A2e-7kDeUby7GDQG9IlWUFuw/s640/Viet-Nam-TuChinh-01-696x430.jpg
Việt Nam đã mua sắm tàu ngầm Kilo từ Nga, nhưng tương quan lực lượng quân sự quá nhỏ bé trước Trung Quốc. (Hình: Getty Images)
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 18 Tháng Chín, 2019, không những khẳng định vùng biển ở Bãi Tư Chính (nằm ở Đông Nam Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính”, là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận quốc tế và dư luận tại đại lục để nhảy sang hành động tiếp biến khó lường: Chiến tranh!
Hải Quân Việt Nam sẽ cầm cự được bao lâu?
Khác với thái độ đe nẹt có mức độ trong vài lần ra tuyên bố từ lúc cho tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính vào đầu Tháng Bảy, 2019, tuyên bố ngày 18 Tháng Chín thực chất là một tối hậu thư đối với giới “văn dốt, võ dát” ở Ba Đình.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Ai sẽ thay ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư? (Phần 1)

Bởi
 AdminTD
 -

Hồng Hà
2-10-2019
Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam còn hơn một năm nữa mới diễn ra. Song, ngay bây giờ không khí đã nóng lên.
Theo lịch trình, ĐH đảng viên hoặc ĐH đại biểu đảng bộ cơ sở không quá 2 ngày; bắt đầu từ tháng 4/2020, hoàn thành trước ngày 30/6/2020. ĐH đại biểu đảng bộ cấp huyện và tương đương không quá 3 ngày; hoàn thành trước ngày 31/8/2020. ĐH đại biểu đảng bộ trực thuộc Trung ương không quá 4 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2020.
ĐH đảng toàn quốc sẽ diễn ra trong quý I năm 2021.
Tháng 1/2016, đại hội 12 kết thúc, thắng lợi dành cho ông Nguyễn Phú Trọng; ông Nguyễn Tấn Dũng phải ngậm ngùi từ giã chính trường.
Ông Nguyễn Phú Trọng trao quyết định nghỉ hưu cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Photo Courtesy

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỒN SÂU… ( Phần kết)


Điều tra của Blogger-Fb Phạm Viết Đào.

TƯỚNG LÊ DUY MẬT ( NGUYÊN PHÓ TƯ LỆNH QK2-CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG): MỘT SĨ QUAN CAO CẤP TỔNG CỤC 2 BÁN CÁC BÍ MẬT CÁC TRẬN ĐÁNH Ở VỊ XUYÊN CHO TRUNG QUỐC ( clip ghi 2012)
Tướng Lể Duy Mật và Phạm Viết Đào.
(Ảnh chụp tại nhà riêng của ông trước khi ông qua đời 1 tháng 2015)

Bài liên quan:

>TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRONG CHIẾN DỊCH MB 84 VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỐN SÂU ( phần 1)

Cuộc chiến tại chiến trường Vị Xuyên, nhiều xương máu đã đổ xuống xung quanh các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở Tây Sông lô và Đông Sông Lô; Có một chiến địa mà vì nhiều lý do để giữ quan hệ làm ăn với ông bn vàng mà chúng ta không hề nhắc đến 1 dòng tin, một cái tên, một tầm bia mộ ghi danh những người lính anh hùng ngã xuống tại chiến địa này… Đó là những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc, thường là những trận đánh cảm tử và số chiến sĩ quay được về được Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ là vô cùng ít ỏi. Họ đã bị phục kích trên đường hành quân, trên đường rút lui nên đã phải hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Nhừng trận đánh sang đất Trung Quốc là các trận đánh vào kho tàng, trận địa pháo, hệ thống cầu cống, trận địa ra đa, doanh trại nơi tập trung quân Trung Quốc...
Những lực lượng luồn sâu sang đất Trung Quốc đều là các tinh binh, tinh nhuệ, phần lớn là đặc công. Tôi rất mong được các CCB và cơ quan chức năng Quân khu 2 cung cấp tư liệu để viết về những chiến binh cảm tử này vì khí phách anh hùng và sự hy sinh vĩ đại của họ. Theo nhiều CCB thì quân ta thường luồn sang đất Trung Quốc từ phía Đông Sông Lô…
Trong các trận đánh cảm tử đó, không phải bộ đội ta hy sinh tất cả, có những trận chúng ta đã lập được những chiến công oanh liệt ví như trận đánh phá trận địa ra đa rất hiện đại Trung Quốc nhập về bị đặc công ta phá hủy. Vụ phá hủy trạm ra đa hiện đại do Trung Quốc vừa mua về được báo chí Trung Quốc đưa tin và Đặng Tiểu Bình đã nổi xung lên sau chiến công của các chiến sĩ đặc công Việt Nam…
Những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc thường là những trận đánh cảm tử, bí mật tối đa cả về mục tiêu tấn công, đơn vị và danh tính đơn vị tấn công đúng như lời một bài thơ được phổ nhạc của Lê Anh Xuân: Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ; Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường; Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ…”

Bao nhiêu người bị hại chết trong các chiến dịch của ĐCSTQ 70 năm qua?

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức bắn pháo hoa mừng ngày giành được chính quyền (1/10), khi những người lính ĐCSTQ hành quân qua Quảng trường Thiên An Môn, thì người dân Trung Quốc không được quên quang cảnh ‘hoành tráng’ mà chính quyền này đạo diễn được lát bằng máu và sự áp bức vô số người dân trong hơn 70 năm qua. Chỉ tính 70 năm xây dựng chính quyền kể từ năm 1949, ĐCSTQ đã gây ra nhiều tội ác ngút trời, không sách nào kể hết.
ĐCSTQ giết hại người dân
Trong 70 năm xây dựng chính quyền, ĐCSTQ đã giết chết hàng chục triệu người qua các mục tiêu chiến dịch như: Trấn áp phản cách mạng (1950), trấn áp phản động (1955), chống hữu khuynh (1957), nạn đói lớn (1958 – 1961), Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976), Thiên An Môn (4/6/1989), Pháp Luân Công (1999). Hình ảnh từ mạng internet.

Chiến dịch trấn áp phản cách mạng

Trong những ngày đầu xây dựng chính quyền, để loại bỏ những thế lực đối lập gây nguy hại quyền lực, tháng 3/1950, ĐCSTQ đã phát động “Chỉ thị về Nghiêm trị phần tử phản cách mạng”.

Tưởng Năng Tiến – Trường Chinh

Tình thương non nước bao la

Năm châu vô sản chan hòa anh em

Sóng Hồng – Trường Chinh

Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:
Trường Chinh

Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!

Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”

Kami - Từ Cầu Thăng Long đến ĐS Cát Linh - Hà Đông: Liệu Trung Quốc sẽ lại trở mặt một lần nữa?

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC. Sau nhiều lần điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư, vốn của Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã tăng từ 8.769,97 tỉ đồng lên 18.001,59 tỉ đồng, vượt xấp xỉ 10.000 tỉ đồng theo dự toán ban đầu. 
 
ĐS Cát Linh - Hà Đông
Được biết, theo dự kiến ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên cao, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được 2 bên thống nhất lùi lại, khởi công vào năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. 

Báo cáo về dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định "Nguyên nhân chậm trễ chủ yếu là do tổng thầu Trung Quốc. Dự án Cát Linh – Hà Đông là một bài học kinh nghiệm rất lớn". Theo báo cáo của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho đến nay vẫn chưa thể đưa vào vận hành được. Với lý do, khối lượng xây lắp của dự án còn lại 1% chưa hoàn thành, do chưa hoàn thành công tác chỉnh trang, hoàn thiện mỹ quan và hồ sơ hoàn công, thủ tục nghiệm thu chưa xong. Mặt khác, các thiết bị đã lắp đặt phía tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đầy đủ chứng chỉ, hồ sơ để hoàn tất đánh giá an toàn hệ thống.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỒN SÂU… ( Phần 2)

                       Điều tra của Fb-Blogger Phạm Viết Đào
Bài liên quan:
TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRONG CHIẾN DỊCH MB 84 VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỐN SÂU ( phần 1)


“CHIẾN DỊCH MB 84”-NHỮNG UẨN KHÚC CẦN ĐƯỢC “GIẢI MÔ

“Chiến dịch MB 84” theo những thông tin đã được công bố trên báo chí thì phía Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 đã xuất trận cùng lúc 5 trung đoàn bộ binh của 3 sư đoàn chủ lực: F 356 ( 3 trung đoàn tham chiến: 876, 153 và 149), F 316, F 312; Tham gia chiến dịch còn có sự phối thuộc tham chiến của Lữ đoàn pháo binh 168 và Trung đoàn pháo của Sư 313…
Mục tiêu của Chiến dịch MB 84 là đẩy lùi các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực Thanh Thủy trong cuối tháng 4 đầu tháng 5/1984, đó là: Cao điểm 685, Cao điểm 772, Cao điểm 300-400 khu vực cửa khẩu Thanh Thủy và Cao điểm 1250…( Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn; Việt Nam gọi là Đông Sơn)…
Chiến dịch được mở màn rạng sáng ngày 12/7/1984 và kết quả Chiến dịch MB 84 đã không đạt được mục tiêu đề ra: không đẩy lùi được quân Trung Quốc chiếm đóng mà các đơn vị vận động chiến của Việt Nam, phía đã phải chịu tổn thất nặng nề.
Theo thông tin đã công khai trên báo chí thì tổn thất của Chiến dịch này phía Việt Nam hy sinh xung quanh con số 1100 cán bộ chiến sĩ; Tổn thất nặng nề nhất là Trung đoàn 876 của Sư đoàn 356…
Tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng ngồi đeo kính phổ biến kế hoạch Chiến dịch MB 84; Ngồi quay lưng là Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên...
( Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho P.V.Đ)

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỐN SÂU… ( Phần 1)

Điều tra của Fb-Blogger Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng, thực vật, cỏ, núi, thiên nhiên và ngoài trời
Ngọn núi cao phía sau là Cao điểm 1250, Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn, ( Núi Bạc); Dày đồi lúp xúp cây xanh gọi là Chốt Rừng Xanh Pa Hán
Nhận được tin nhắn của một số CCB của Sư 328, (không rõ F 328 có được thành lập trên cơ sở của Trung đoàn Trung Dũng 328, thành lập 1953 với vị Trung đoàn trưởng đầu tiên là Lê Duy Mật, sau này là Tướng Lê Duy Mật, Phó Tư lệnh Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên Hà Tuyên…), từ ngày 22 tới 25/9/2019, khoảng 200 CCB của F 328 sẽ quay lại thăm chiến trường Đông Sông Lô; CCB này nhắn: Nếu tôi muốn lấy thông tin và viết về chiến trường Đông Sông Lô thì có thể tham gia đoàn, kinh phí đóng góp là 2 triệu/ người…
Chắc các CCB F 328 cũng đã theo dõi các bài viết của tôi và họ thấy chưa có bài nào viết về chiến trường Đông Sông Lô nên họ nhắn tin. Nhận được tin nhắn, lập tức tôi đăng ký với CCB Bạch Văn Khoát và chuyển khoản cho anh để được “bám càng”. Tôi dặn Khoát: hạn chế không thông tin việc có tôi bám càng; Vì tôi đã gặp nhiều trưởng hợp khi biết tính danh của tôi rất nhiều CCB tìm cách lảng tránh khi được tiếp cận, hỏi thông tin…Một CCB binh đã từng thành thật: Muốn lấy tài liệu để viết về chiến trưởng Vị Xuyên thì chỉ có thể khai thác qua các CCB là lính trơn và những sĩ quan cao cấp khi họ sắp qua đời…
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Vinh Trung Pham, cây, ngoài trời và thiên nhiên
Một trong những hang làm nơi trú ẩn chốt giữ của chốt Rừng Xanh Pa Hán

Không chỉ P.V.Đ mà vừa qua báo chí.nhà nước được hé miệng về cuộc chiến này cũng chỉ được loanh quanh ở khu vực Tây Sông Lô...Sau chuyến đi du lịch bụi với gần 200 CCB F 328 P.V.Đ mới vỡ ra: sự khốc liệt đẫm máu do tổn thất của bộ đội ta ở Đông Sông Lô không kén hơn Tây Sông Lô. Theo một số CCB có những chiến dịch dòng nước sông Lô nhuộm máu đỏ tươi màu máu của binh lính hai bên không phải là cách nói hình tượng mà là sự thật...