Điều tra của Fb-Blogger Phạm Viết Đào
Bài liên quan:
TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRONG CHIẾN DỊCH MB 84 VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỐN SÂU ( phần 1)
“CHIẾN DỊCH MB 84”-NHỮNG UẨN KHÚC CẦN ĐƯỢC “GIẢI MÔ
“Chiến
dịch MB 84” theo những thông tin đã được công bố trên báo chí thì phía Bộ Quốc
phòng và Quân khu 2 đã xuất trận cùng lúc 5 trung đoàn bộ binh của 3 sư đoàn
chủ lực: F 356 ( 3 trung đoàn tham chiến: 876, 153 và 149), F 316, F 312; Tham
gia chiến dịch còn có sự phối thuộc tham chiến của Lữ đoàn pháo binh 168 và
Trung đoàn pháo của Sư 313…
Mục tiêu
của Chiến dịch MB 84 là đẩy lùi các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở khu vực
Thanh Thủy trong cuối tháng 4 đầu tháng 5/1984, đó là: Cao điểm 685, Cao điểm
772, Cao điểm 300-400 khu vực cửa khẩu Thanh Thủy và Cao điểm 1250…( Trung Quốc
gọi là Giả Âm Sơn; Việt Nam gọi là Đông Sơn)…
Chiến
dịch được mở màn rạng sáng ngày 12/7/1984 và kết quả Chiến dịch MB 84 đã không
đạt được mục tiêu đề ra: không đẩy lùi được quân Trung Quốc chiếm đóng mà các
đơn vị vận động chiến của Việt Nam, phía đã phải chịu tổn thất nặng nề.
Theo
thông tin đã công khai trên báo chí thì tổn thất của Chiến dịch này phía Việt
Nam hy sinh xung quanh con số 1100 cán bộ chiến sĩ; Tổn thất nặng nề nhất là
Trung đoàn 876 của Sư đoàn 356…
Tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng ngồi đeo kính phổ biến kế hoạch Chiến dịch MB 84; Ngồi quay lưng là Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên...
( Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho P.V.Đ)
( Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho P.V.Đ)
”Sự
tích” ngày “Giỗ trận Vị Xuyên” được các
CCB Vị Xuyên lấy ngày 12/7 là ngày mở màn Chiến dịch MB 84. Sau chiến dịch quân
sự này, báo chí và giới quân sự đã bàn luận nhiều về Chiến dịch MB 84 xin được
nêu ra đây một số nhận định.
-“Sau trận đánh này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã rất tức giận, quát
lớn hỏi “Trách nhiệm này là của ai?”. Khi đó, đại tướng Tổng tham Mưu trưởng Lê Trọng Tấn đứng lên nói:-“Thưa
anh, tôi là Tổng Tham mưu trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm”.
(Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ
Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ | hochiminhbao.com
hochiminhbao.com/tuong-hoan-dan/)
“Tháng 6/1984, Quân khu 2
được giao nhiệm vụ tiến hành tiêu diệt một số vị trí bị chiếm đóng, tiến tới
khôi phục các điểm tựa ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định sử
dụng 3 trung đoàn bộ binh trong các đơn vị mới lên tăng cường, được sự chi viện
của đặc công và pháo binh tham gia chiến đấu trong chiến dịch mang tên MB84. Ở
phía đông ( tác giả nhầm, phải viết là tây-Chú thích P.V.Đ) sông Lô, Trung đoàn
876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công điểm tựa 772, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiến
công bình độ 300-400, ở phía tây ( tác giả nhầm, phải viết là đông-chú thích
P.V.Đ) Trung đoàn 141 Sư đoàn 312 tiến công điểm tựa 1030.
Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng
các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công. Tuy nhiên “do công tác chuẩn bị chưa
chu đáo, nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh
chưa phù hợp, biểu hiện sự nóng vội trong chỉ đạo, chỉ huy” nên trận chiến đấu
không thành công. Cả ba trung đoàn đều bị tổn thất lớn, hàng trăm cán bộ chiến
sĩ anh dũng hy sinh, có cả cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn. Chiều 12/7. Bộ tư lệnh
mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang phòng ngự…”
-“Rạng sáng ngày 12 tháng 7
năm 1984 trên cả 3 hướng các đơn vị đồng loạt nổ súng, sau 40 phút hỏa lực bắn
phá, bộ binh bắt đầu xung phong thì cũng lặp lại như trận đánh ngày 11 tháng 6,
pháo đối phương bắn trùm lên đội hình, bộ đội thương vong lớn, không xung phong
được! “Do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, nắm tình hình và đánh giá đối phương
chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp, biểu hiện sự nóng vội trong chỉ
đạo, chỉ huy” nên trận đánh không thành công…”
(VỮNG VÀNG NƠI BẮC SUỐI THANH THỦY- Thiếu tướng Hoàng Văn Toái, Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14//313/ Quân khu 2; Bộ chỉ huy quân sự Hà Giang ấn hành)
Khu vực cửa khẩu Thanh Thủy
Qua những thông tin trên kết hợp với các nguồn tin khác cho thấy đây là 1 chiến dịch lớn, kế hoạch tác chiến do Bộ Tổng tham mưu vạch ra; Người trực tiếp phổ biến Chiến dịch MB 84 là Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng…Trực tiếp đốc chiến là Tướng Lê Duy Mật-Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên-Hà Tuyên…
Tại Bộ chỉ huy Quân khu 2 có mặt lúc mở Chiến dịch MB 84 có: Thượng
tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu 2, Tướng Nguyễn Hữu An, Tướng Hoàng Đan, Tướng
Phạm Hồng Cư, Tướng Nguyễn An…Là những tướng từng có mặt trong Chiến dịch Điện
Biên Phủ và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn 4/1975…
Các đơn vị tham chiến như 312 từng chiến đấu tại Điện Biên Phủ với
Đại đoàn trưởng đầu tiên là Tướng Lê Trọng Tấn, Chính ủy là Tướng Trần Độ; Còn
sư đoàn 356, tiền thân là Sư 316 B, phiên bản của F 316 từng tham chiến tại Điện
Biên Phủ với Đại đoàn trưởng là Tướng Vũ Lập, Chính ủy là Tướng Chu Huy Mân…Sư
316 là sư đoàn tham gia mở màn đánh Buôn Ma Thuột…
Qua một vài dòng trích ngang cho thấy: những đơn vị tham chiến đều
là những sư đoàn tinh nhuệ, lừng danh trong 2 cuộc kháng chiến; Còn Bộ Tổng
tham mưu đứng đầu là Đại tướng Lê Trọng Tấn, một vị tướng được Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đánh giá là đánh trận vào loại giỏi nhất Việt Nam. Còn Tướng Lê Ngọc
Hiền, người trực tiếp vạch kế hoạch tác chiến và phổ biến Chiến dịch MB 84 là
người theo WikiPedia đã soạn vạch kế hoạch tác chiến “Chiến dịch Hồ Chí Minh” tấn
công Sài Gòn tháng 4/1975…
Mặc dù phía Bộ Tổng tham mưu và Quân khu 2 đề ra quyết tâm cao:
quyết đẩy lùi quân Trung Quốc sang bên kia biên giới, thu hồi lãnh thổ nhưng
tương quan lực lượng lại không cân sức đứng về phương diện số lượng. Trong chiến
dịch quân sự này, lợi thế về địa lợi thuộc về Trung Quốc vì họ đã chiếm được
các điểm cao, trong đó có 2 điểm cao lợi hại là 1509 và 1250, họ đã có thời
gian 2 tháng để xây dựng trận địa củng cố hầm hào, công sự. Trong khi đó phía
Việt Nam tuy lực lượng đông nhưng lại vận động chiến, từ dưới leo lên tấn công
các điểm cao từ 800 m tới 1250 m.
Về tương quan lực lượng, phía ta có 9 tiểu đoàn bộ binh trực tiếp
tấn công các cao điểm 772, 685, 300-400, 1250. Còn phía Trung Quốc có 6 tiểu
đoàn bộ binh phòng ngự trên các cao điểm, chưa kể lực lượng dự bị đồn trú ở
chân cao điểm phía Trung Quốc. Về hỏa lực phía Việt Nam toàn bộ chiến trường Vị
Xuyên nếu huy động hết có khoảng 150 khẩu pháo lớn, 200 pháo cối, DKZ. Còn phía
Trung Quốc có 950 khẩu pháo lớn, 500 pháo cối, DKZ…
Ảnh 2 chụp từ đông Sông Lô: Sau chóp mũ của P.V.Đ là Cao điểm 1509 Trung Quốc chiếm 28.4.1984; Dày tháp liền kề là Các cao điểm 772 (ĐỒI THỊT BĂM) và Cao điểm 685 ( LÒ VÔI THẾ KỶ)
Trong khi đó để đánh chiếm cao điểm 1509 trong trận 28/4/1984, phía Việt Nam có 1 đại đội chốt giữ trên đỉnh, có 1 tiều đoàn đóng ở bình độ 1200 để yểm trợ; theo số liệu của Trung Quốc, họ đã phải huy động tới 2 trung đoàn, ôtô chở đạn dược tới chân pháo.
Trong chiến dịch Mb 84, về đạn dược thì phía Trung Quốc dồi dào
hơn ta. Đạn dược được vận chuyển tới trận địa bằng xe cơ giới, và dân binh; còn
phía Việt Nam thì đạn dược được vận chuyển tới trận địa chủ yếu bằng đôi vai và
đôi chân của lình vận tải…
Qua sơ bộ các số liệu thống kê trên cho thấy: sự bất lợi, yếu thế
nghiêng về phía Việt Nam; Sách vở quân sự vẫn thường đúc kết: để vận động tấn
công một căn cứ, cứ điểm tương quan lực lượng phía tấn công tối thiểu phải mạnh
gấp 4 lần. Trong Chiến dịch MB 84, bộ binh của ta tuy dũng cảm nhưng con số chí
đông gấp rưỡi quân Trung Quốc; Trong khi đó thì hỏa lực pháo binh phía Trung Quốc
mạnh gấp 3-4 lần pháo binh của ra…
Dày núi phía sau: Đồi cây lúp xúp là Chốt RỪNG XANH; Dày cao là 1250
Chưa kể pháo binh ta tuy toàn mặt trận có 150 khẩu pháo lớn trên
100 ly nhưng nhiều đơn vị lại không tham chiến do thời tiết sương mù không hiệu
chính đươc phần tử bắn, đơn vị vừa tiếp cận chiến trường chư có điểu kiện chuẩn
bị chu đáo về tắc đạc địa hình. Thậm chí một số nhân chứng tại Tiểu đoàn 2 của
Trung đoàn 876, F 356 còn cho biết: Thương vọng của đơn vị này bị chính pháo
quân ta giã trúng đội hình tấn công…
Những vị tướng sành sỏi, dạn dày chiến trận như Lê Trọng Tấn, Lê
Ngọc Hiền, Vũ Lập, Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu An, Hoàng Đan, Nguyễn An… lầm sao lại xua quân
vào một chiến dịch không chắc thắng như vậy. Có gì uẩn khúc sau cái kế hoạch tác
chiến mà theo nhiều CCB tham gia chiến dịch này mặc dù họ chỉ ở cương vị đại đội,
tiểu đoàn vào trận đã nhận ra khả năng thu về “đáp số âm” của chiến dịch MB 84 này…
Chủ quan khinh địch chăng? Trong trận Quan Độ thời Tam Quốc, tuy lương thảo, quân số
của Tào Tháo ít hơn Viên Thiệu nhưng lại đánh thắng Viên Thiệu. Điều này cho thấy:
không phải cứ nhiều quân nhiều súng đạn hơn là nắm chắc phần thắng. Chúng tôi
đưa ví dụ này để chứng minh: các tướng của ta không chủ quan khinh địch không
phải không tính toán kỹ càng dẫn tới thua trận trong chiến dịch MB 84…
Người viết sẽ lý giải điều này trong kỳ sau; qua lý giải nhằm làm
bật ra số phận của 2000 bộ đôi tinh nhuệ nghi bị mất tích khi đánh vu hồi sang
đất Trung Quốc…
P.V.Đ.
(
Còn nữa…)
Ảnh 3: Ngọn núi phía sau là Cao điểm 1250 bị Trung Quốc chiếm 5/1984
Ảnh 4: 1 trong những Hang dùng làm chốt trên Chốt Rừng Xanh-Pa Hán nhằm phòng ngự không để Trung Quốc từ 1250 lấn sang...
Ành chụp từ phía Đông Sông Lô...
Ảnh 4: 1 trong những Hang dùng làm chốt trên Chốt Rừng Xanh-Pa Hán nhằm phòng ngự không để Trung Quốc từ 1250 lấn sang...
Ành chụp từ phía Đông Sông Lô...
Rút từ: Biên khảo "VỊ XUYÊN
& THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com...
ĐT: 0382598746
Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com...
ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét