Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Tướng Trần Việt Khoa: Có thời điểm nước ngoài đưa 35 - 40 tàu xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông


Hoàng Đan | 


Tướng Trần Việt Khoa: Có thời điểm nước ngoài đưa 35 - 40 tàu xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông
Trung tướng Trần Việt Khoa.

Theo Trung tướng Trần Việt Khoa, có những thời điểm, nước ngoài đưa 35 - 40 tàu xuống để bảo vệ tàu khảo sát và thăm dò phi pháp trên Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.

Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 30/10, Trung tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng cho biết, năm 2019, tình hình an ninh, chính trị thế giới có nhiều biến động, đặc biệt, các nước lớn đã điều chỉnh chính sách quốc phòng, quân sự, tăng chi ngân sách quốc phòng, tăng cường luyện tập, diễn tập, thực binh ở quy mô vừa, lớn.


Đối với tình hình khu vực Biển Đông, theo Trung tướng Khoa, thời gian qua có nhiều diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn ở khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng vào bậc nhất thế giới. Đồng thời, đe dọa tới an ninh khu vực, an ninh các nước có chung khu vực Biển Đông.
"Từ tháng 5 khi chúng ta hoạt động dầu khí trên biển và nhất là từ đầu tháng 7 đến cuối những ngày tháng 10 vừa qua, nước ngoài đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta hết sức phi lý. Đây là điều chúng ta không thể chấp nhận được.
Ngoài ra, họ đưa tàu xuống khảo sát và thăm dò, có những thời điểm đưa tới 35 - 40 chiếc tàu xuống để bảo vệ", tướng Khoa thông tin.
Theo Giám đốc Học viện Quốc phòng, trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiến hành ngoại giao để đấu tranh trên cơ sở đấu tranh pháp lý nhằm khẳng định chủ quyền của nước ta.
Trên thực địa, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, Kiểm ngư thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình, tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng để khẳng định khu vực chủ quyền, quyền chủ quyền của chúng ta không thể chối cãi theo luật pháp quốc tế, Luật Biển 1982.
Ông nói thêm, có thể khẳng định, dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại của dân tộc ta và quy luật đó hiện nay thể hiện ở 2 khía cạnh là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong tình hình hiện nay với đặc điểm, những yếu tố tác động tới sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, theo tướng Khoa, đòi hỏi chúng ta có giải pháp phù hợp để đấu tranh trong việc giữ vững môi trường độc lập, phát triển đất nước.
Tướng Khoa cho hay, năm 2018, sau khi Bộ Chính trị thông qua kết luận các chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Quân uỷ Trung Ương, Bộ Quốc phòng đã tiến hành quán triệt sâu sắc các chiến lược này.
"Đây là cơ sở để Quân ủy Trung Ương, Bộ Quốc phòng xây dựng tổ chức biên chế quân đội và mua sắm vũ khí, trang bị, bảo đảm theo tinh thần tinh, gọn, mạnh, đáp ứng với các kiểu chiến tranh hiện đại trong điều kiện mới.
Có thể nói đất nước ta đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và chúng ta thấy được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh, sự mất mát của mỗi gia đình, dòng họ.
Do đó, việc bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân", tướng Khoa nêu rõ.
Trung tướng Khoa nhấn mạnh thêm, chúng ta cũng luôn luôn phải cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra vì lợi ích quốc gia của dân tộc.
"Vì độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ và đẩy lùi các nguy cơ chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước", tướng Khoa khẳng định.
theo Trí Thức Trẻ

Việt Nam luôn sẵn sàng các phương án cao nhất bảo vệ chủ quyền

Giám đốc Học viện Quốc phòng nói Bộ Chính trị đã thông qua các chiến lược để xây dựng quân đội "tinh gọn, mạnh, đáp ứng với các kiểu chiến tranh hiện đại".
Video Player is loading.
Bỏ qua quảng cáo sau 5 giây
Video: Giám đốc Học viện Quốc phòng Trần Việt Khoa phát biểu.
Sáng 30/10, các đại biểu Quốc hội bắt đầu 2 ngày thảo luận ở hội trường về kết quả kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2019; kế hoạch năm 2020.
Đại biểu Trần Việt Khoa - Giám đốc Học viện Quốc phòng đề cập tới việc nhiều nước trên thế giới điều chỉnh chiến lược, tăng chi ngân sách quốc phòng, tăng cường diễn tập thực binh quy mô vừa và lớn. Trong khi đó, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, đe doạ tới an ninh khu vực, ảnh hưởng an toàn hàng hải quốc tế...
Ông Khoa nói: "Từ tháng 7 tới tháng 10, nước ngoài đưa lực lượng xuống phản đối hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam hết sức phi lý và không thể chấp nhận được. Ngoài ra, họ còn đưa tàu xuống khảo sát và thăm dò, có thời điểm họ đưa tới 35 - 40 tàu theo hộ tống". 
Trước tình hình trên, Bộ Chính trị, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao cùng kiên quyết đấu tranh. Một mặt đấu tranh về ngoại giao, pháp lý để khẳng định chủ quyền. Mặt khác, trên thực địa, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phong chỉ đạo các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình, và tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
Giám đốc Học viện Quốc phòng cũng cho biết, năm 2018 sau khi Bộ Chính trị thông qua các chiến lược về quốc phòng, quân sự, bảo vệ biên giới quốc gia và bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng..., Quân uỷ Trung ương đã quán triệt sâu sắc và đây là cơ sở để Việt Nam xây dựng tổ chức, biên chế quân đội, mua sắm vũ khí, trang bị, bảo đảm theo tinh thần "tinh gọn, mạnh, đáp ứng với các kiểu chiến tranh hiện đại trong tình hình mới".
Ông Khoa chia sẻ thêm, "đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, sự mất mát của mỗi gia đình, dòng họ". Theo ông, việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, "chúng ta phải cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với những tình huống có thể xảy ra".
Đại biểu Lê Công Nhường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Đại biểu Lê Công Nhường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Đại biểu Lê Công Nhường nhắc lại chủ trương đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu rõ là những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
"Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, ngư dân là lực lượng tham gia đóng góp lớn, nhưng chính sách cho bà con lại chưa được quan tâm đúng mức", ông Nhường nói và đề cập đến việc triển khai đóng tàu cá đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 (ban hành năm 2014).
Ông Nhường thông tin, tổng số nợ các ngân hàng cho ngư dân vay đóng tàu cá trên toàn quốc đến nay là gần 11.700 tỷ đồng; công suất của các tàu cá đã vượt qua nguồn lợi thuỷ sản tại vùng biển Việt Nam, nên nhiều ngư dân đã vi phạm khi đánh bắt vùng biển bên ngoài. Mặt khác, nhà chức trách công bố 21 mẫu tàu vỏ thép được cấp phép đóng mới theo Nghị định 67, nhưng khi áp dụng từng địa phương chưa phù hợp; một số tàu vừa hoạt động một năm đã hư hỏng. 
Tại Bình Định hiện có 47 chủ tàu nợ gần 208 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 104 tỷ, lãi 107 tỷ đồng. Theo quy định, các chủ tàu này không được hỗ trợ lãi suất ngân hàng, việc thu nợ khó khăn. "Thực tế này cho thấy chúng ta đã quá vội vàng khi triển khai Nghị định 67, có những ngư dân giỏi đã trở thành con nợ xấu", ông Nhưỡng nói và cho rằng để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép.
Ông đề nghị các cơ quan quản lý nhanh chóng đưa ra hướng dẫn để xử lý, trong đó có việc bàn giao khoản nợ từ chủ tàu cũ sang chủ tàu mới; quy định cụ thể về nợ quá hạn, lãi suất cho vay để địa phương có cơ sở thực hiện.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Đại biểu Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Trong lĩnh vực kinh tế, đại biểu Hoàng Quang Hàm nêu vấn đề, Việt Nam vẫn là quốc gia thu nhập trung bình thấp, "chưa hoá rồng, hoá hổ". Ông phân tích, nhìn lại cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người Việt Nam là 100 USD thì thế giới ở mức 4.000 USD. Năm 2017, Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới là 10.700 USD.
Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là 2.590 USD, thế giới đã hơn 11.000 USD. 
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân Việt Nam khoảng 7% mỗi năm, ở mức cao trong khu vực, thế giới nhưng xét về số tuyệt đối GDP thế giới ngày càng cách xa nước ta", ông Hàm nói và giải thích, Việt Nam "đi được nhiều bước, có lúc tăng trưởng cao thuộc top đầu khu vực, nhưng là bước ngắn nên vẫn tụt hậu so với nhiều nước, họ dù đi chậm lại bước dài hơn". 
Ông Hàm cho rằng Việt Nam cần có đột phá để thay đổi, và nếu không khắc phục những bất cập này thì đất nước có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Điều này càng bức thiết trong thế giới diễn biến khó lường, "chủ nghĩa bảo hộ quay lại thì việc tận dụng thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để phát triển sẽ ngày càng khó khăn, càng khó thoát khỏi thế gia công lắp ráp".
Ba mũi nhọn để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, theo ông Hàm là nâng cao trình độ lao động, phát triển khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. "Muốn làm được cần đổi mới mạnh mẽ giáo dục, gắn với nhu cầu thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp", ông Hàm nói.
Chiều nay Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội.
Trong phát biểu trước Quốc hội sáng 30/10, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình 39 nạn nhân tử vong trong container tại Essex (Anh). Ông mong các gia đình "không nên trao niềm tin, số phận, tiền bạc cho bọn buôn người".

Hoài Thu - Hoàng Thuỳ

Không có nhận xét nào: