Tình thương non nước bao la
Năm châu vô sản chan hòa anh em
Sóng Hồng – Trường Chinh
Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:
Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!
Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”
Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là “kiêu ngạo nhận vơ!” mà thôi!”
Nhận xét thượng dẫn về “Cụ Trường Chinh” khiến tôi chợt nhớ đến công trình biên soạn rất công phu (Bên Thắng Cuộc) của nhà báo Huy Đức. Tác giả đã dành nguyên một chương (chương 10, tập I) cho Trường Chinh, nhân vật được mô tả như một vị thánh tử vì đạo và người đã đặt nền móng cho chính sách “đổi mới” ở Việt Nam:
Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình.
Cách nhìn của những người ngoại đạo, hay đã bỏ đạo (cộng sản) lại hoàn toàn khác:
– Nguyễn Minh Cần:
Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên làm TBT. Ông vốn là một “lãnh tụ” nổi tiếng “giáo điều.” Ngay cái biệt hiệu của ông cũng nói lên đầu óc sùng bái họ Mao… Cũng trên cương vị TBTĐCSVN, hồi những năm 50, Trường Chinh đã lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) Ở NÔNG THÔN MIỀN Bắc rập khuôn theo hình mẫu trung quốc đã đem lại vô vàn tai hoạ cho nhân dân. (Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016).
– Vũ Thư Hiên:
Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp (*) của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville.
Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông, trừ đoạn mở đầu rất đẹp, là một áng văn rất hay ... (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. 2sd ed. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).
Riêng trong lãnh vực thi ca thì Trường Chinh không hoàn toàn không bị tai tiếng gì ráo trọi. Ông sáng tác mình ên, không “mượn” câu chữ nào – nửa chữ cũng không – bất kể là của Tây hoặc của Tầu. Thơ của Trường Chinh, với bút hiệu Sóng Hồng, chỉ có chút khuynh hướng (và hơi hướng) Mạc Tư Khoa thôi:
Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.
(Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942)
Hơn 40 năm sau, sau khi kêu gọi giới thi sĩ “cùng công nông vun sới cuộc tương lai,” đến năm 1986 (vào lúc cuối đời) chả hiểu sao bỗng Anh Cả Trường Chinh đổi ý. Ông Tổng Bí Thư đến già mới chợt tỉnh :
“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế – nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày. Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân!” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tiếc rằng ông không “tỉnh” được lâu. Chỉ hai năm sau, năm 1988, Trường Chinh đột ngột từ trần. Thôi thế cũng xong. Cuối cùng, rồi ông cũng thoát. Thoát khỏi cái XHCN do chính ông đã dụng công xây đắp nhưng giai cấp công nhân thì không. Họ kẹt: kẹt lớn, kẹt lắm, và (chắc chắn) sẽ kẹt luôn – nếu chế độ hiện hành vẫn tiếp tục tồn tại.
Vietnamnet ái ngại loan tin: “Lương tối thiểu mới đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu tối thiểu.” Và đó là mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chớ giới công nhân thì còn tệ hơn thế nữa!
Thế họ sống làm sao?
Thưa họ “ăn thịt mình để sống” – như nguyên văn lời Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, PGS-TS Lê Bạch Mai:
“Những khảo sát của viện năm đó cho thấy chất lượng bữa ăn của công nhân không khác gì hai chữ ‘tồi tệ’ khi trong khẩu phần ăn chỉ có 12% protein (chất đạm), 16% chất béo… Khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì (cơ thể) phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi đó khối cơ của người lao động bị bào mòn, bị lấy đi hằng ngày… và họ rơi vào thực trạng ‘như ăn thịt mình …’ Họ chưa chết đói. Nhưng sẽ đói đến lúc chết”.
Bản thân ông Trường Trinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:
“Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, tr. 208).
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người… đã chết. Vấn đề, chả qua, vì chẳng đặng đừng – như “lời trăng trối” của triết gia (ngoại đạo) Trần Đức Thảo:
Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.
Tưởng Năng Tiến
(*) Vì thấy nhà văn Vũ Thư Hiên đánh dấu hỏi (?) sau chú thích về cuốn sách của Roger Garaudy nên chúng tôi tìm hiểu thêm, và được biết tên chính xác của tác phẩm là Le communisme et la renaissance de la culture français – Paris, Éditions sociales, 1945 – chứ không phải là Le Marxisme et la Renaissance de la culture Français.
Trong cuốn Những Lời Trăng Trối (trang 309) Trần Đức Thảo cho biết là ông được giao trách nhiệm “dịch ngược” tác phẩm Đề Cương Văn Hoá Văn Nghệ Cách Mạng ra Pháp ngữ, và được chính Trường Chinh mời gặp để “bắt tay” cùng với lời cảm ơn.
Năm châu vô sản chan hòa anh em
Sóng Hồng – Trường Chinh
Tôi vừa được đọc một bài viết thú vị (“Kiêu Ngạo Nhận Vơ”) của blogger Hà Hiển, với câu kết khá bất ngờ:
Trường Chinh |
Từ năm 1954 đến 1975, đúng là “ta” đã chiến thắng được “hai đế quốc to” cùng với được hơn chục nước trên thế giới đã đi theo con đường mà Lê nin đã chọn, tức theo CNCS, từ đó các Cụ nhà mềnh thấy CNCS “oách” quá, cứ đà này cả thế giới gần 200 nước sẽ theo CNCS hết sạch, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Mác Lê nin sẽ đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác rồi tiến lên giải phóng cả Hoa Kỳ, Ý, Đức, Anh, Pháp …abc… thoát khỏi ách bóc lột của CNTB …hu hu…!!!
Từ những nguyên nhân trên các Cụ lớn nhà mềnh mới sinh ra thói “Kiêu ngạo cộng sản” tuy không tốt nhưng có cái để …kiêu ngạo, nhưng các cụ nối ngôi sau này chẳng có cái gì lận lưng để mà “kiêu ngạo” cả. Chỉ là ăn theo thôi! Nên đúng là… “kiêu ngạo vì những cái không phải của mình” hay còn gọi là “kiêu ngạo cộng sản!”
Sau Cụ Trường Chinh, nếu có thì chỉ là “kiêu ngạo nhận vơ!” mà thôi!”
Nhận xét thượng dẫn về “Cụ Trường Chinh” khiến tôi chợt nhớ đến công trình biên soạn rất công phu (Bên Thắng Cuộc) của nhà báo Huy Đức. Tác giả đã dành nguyên một chương (chương 10, tập I) cho Trường Chinh, nhân vật được mô tả như một vị thánh tử vì đạo và người đã đặt nền móng cho chính sách “đổi mới” ở Việt Nam:
Trong những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trường Chinh đều đã có mặt: có khi là để lãnh đạo Việt Minh cướp chính quyền như hồi năm 1945, có khi đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân về sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất năm 1956, và trong thập niên 1980 là tự thức tỉnh và dẫn dắt Đảng thoát ra khỏi sự bế tắc bởi chính những đường lối của mình.
Cách nhìn của những người ngoại đạo, hay đã bỏ đạo (cộng sản) lại hoàn toàn khác:
– Nguyễn Minh Cần:
Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên làm TBT. Ông vốn là một “lãnh tụ” nổi tiếng “giáo điều.” Ngay cái biệt hiệu của ông cũng nói lên đầu óc sùng bái họ Mao… Cũng trên cương vị TBTĐCSVN, hồi những năm 50, Trường Chinh đã lãnh đạo cuộc cải cách ruộng đất CCRĐ và chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) Ở NÔNG THÔN MIỀN Bắc rập khuôn theo hình mẫu trung quốc đã đem lại vô vàn tai hoạ cho nhân dân. (Nguyễn Minh Cần. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016).
– Vũ Thư Hiên:
Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp (*) của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville.
Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông, trừ đoạn mở đầu rất đẹp, là một áng văn rất hay ... (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. 2sd ed. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997).
Riêng trong lãnh vực thi ca thì Trường Chinh không hoàn toàn không bị tai tiếng gì ráo trọi. Ông sáng tác mình ên, không “mượn” câu chữ nào – nửa chữ cũng không – bất kể là của Tây hoặc của Tầu. Thơ của Trường Chinh, với bút hiệu Sóng Hồng, chỉ có chút khuynh hướng (và hơi hướng) Mạc Tư Khoa thôi:
Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy!
Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi.
Thôi thôi đừng khóc gió với than mây,
Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ.
Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ
Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy;
Cùng công nông vun xới cuộc tương lai
Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.
(Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942)
Hơn 40 năm sau, sau khi kêu gọi giới thi sĩ “cùng công nông vun sới cuộc tương lai,” đến năm 1986 (vào lúc cuối đời) chả hiểu sao bỗng Anh Cả Trường Chinh đổi ý. Ông Tổng Bí Thư đến già mới chợt tỉnh :
“Hoàng Ước, thư ký của Trường Chinh bảo tôi là một hôm Trường Chinh nói với mấy người giúp việc rằng ta trả cho người lao động đồng lương bóc lột. Hoàng Ước bèn nói lương chúng tôi chỉ đủ sống mười ngày. Trường Chinh cau mày khó tin – bóc lột thì có nhưng sao lại có thể ác nghiệt hơn cả đế quốc đến thế – nhưng hôm sau ông bảo Hoàng Ước: Tôi đã hỏi nhà tôi, nhà tôi nói không có chế độ cung cấp đặc biệt thì lương ông cũng chỉ đủ cho nhà này ăn mười ngày. Sau đó Trường Chinh đến nhà máy thuốc lá Thăng Long nói: Phải cứu giai cấp công nhân!” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tiếc rằng ông không “tỉnh” được lâu. Chỉ hai năm sau, năm 1988, Trường Chinh đột ngột từ trần. Thôi thế cũng xong. Cuối cùng, rồi ông cũng thoát. Thoát khỏi cái XHCN do chính ông đã dụng công xây đắp nhưng giai cấp công nhân thì không. Họ kẹt: kẹt lớn, kẹt lắm, và (chắc chắn) sẽ kẹt luôn – nếu chế độ hiện hành vẫn tiếp tục tồn tại.
Vietnamnet ái ngại loan tin: “Lương tối thiểu mới đáp ứng hơn 1/3 nhu cầu tối thiểu.” Và đó là mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, chớ giới công nhân thì còn tệ hơn thế nữa!
Thế họ sống làm sao?
Thưa họ “ăn thịt mình để sống” – như nguyên văn lời Phó Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, PGS-TS Lê Bạch Mai:
“Những khảo sát của viện năm đó cho thấy chất lượng bữa ăn của công nhân không khác gì hai chữ ‘tồi tệ’ khi trong khẩu phần ăn chỉ có 12% protein (chất đạm), 16% chất béo… Khi năng lượng khẩu phần ăn không đủ thì (cơ thể) phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ của mình. Khi đó khối cơ của người lao động bị bào mòn, bị lấy đi hằng ngày… và họ rơi vào thực trạng ‘như ăn thịt mình …’ Họ chưa chết đói. Nhưng sẽ đói đến lúc chết”.
Bản thân ông Trường Trinh (đôi khi) cũng đói, theo như lời của trưởng nam Đặng Xuân Kỳ – nguyên Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương:
“Ông cụ tôi ra ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (T. Đĩnh, tr. 208).
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Tôi đang không rảnh (lắm) và cũng chả thấy có chút hứng thú gì khi phải đụng chạm gì đến một người… đã chết. Vấn đề, chả qua, vì chẳng đặng đừng – như “lời trăng trối” của triết gia (ngoại đạo) Trần Đức Thảo:
Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, để vĩnh viễn không cho phép nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Nạn cộng sản sẽ qua, và sắp qua. Chúng ta khó mà có thể tái thiết đất nước và xây dựng một tương lai ổn định nếu không nhìn cho thật rõ về quá khứ.
Tưởng Năng Tiến
(*) Vì thấy nhà văn Vũ Thư Hiên đánh dấu hỏi (?) sau chú thích về cuốn sách của Roger Garaudy nên chúng tôi tìm hiểu thêm, và được biết tên chính xác của tác phẩm là Le communisme et la renaissance de la culture français – Paris, Éditions sociales, 1945 – chứ không phải là Le Marxisme et la Renaissance de la culture Français.
Trong cuốn Những Lời Trăng Trối (trang 309) Trần Đức Thảo cho biết là ông được giao trách nhiệm “dịch ngược” tác phẩm Đề Cương Văn Hoá Văn Nghệ Cách Mạng ra Pháp ngữ, và được chính Trường Chinh mời gặp để “bắt tay” cùng với lời cảm ơn.
Tưởng Năng Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét