Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ VỀ BIÊN KHẢO:” VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”


Không có mô tả ảnh.
Sách dày 850 trang khổ 240x160
“ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT TRUNG” là tập biên khảo do Phạm Viết Đào tập hợp các bài viết của mình, những bài viết đã lọ mọ đưa rải rác trên mạng trong 10 năm qua về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Tuyên; Đó là những trang viết sau khi đã mang tới nhiều tòa soạn báo đề nghị được in nhưng bị từ chối…
Tập biên khảo hiện nay đã lên tới 850 trang khổ 240 x160…Trong biên khảo Vị Xuyên, Phạm Viết Đào đã sưu tập khoảng 250 trang viết của các CCB từng tham chiến tại chiến trường Vị Xuyên viết lại các trận đánh khốc liệt, đẫm máu mà họ từng tham gia.
Mặc dù Phạm Viết Đào đã đọc đi đọc lại hàng chục lần các hồi ức của các CCB, giúp họ chỉnh trang theo đúng niêm luật của ngữ pháp tiếng Việt; Bởi các CCB này vốn chỉ quen cầm súng, quen việc cuốc việc cày; Còn việc cầm bút tay ít khi đụng tới…
Trong khi đó chúng ta có một đội ngũ nhà văn nhà báo quân đội, công an nhiều ông đeo lon tướng, còn tá thì không đếm xuể, họ thành danh và nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Họ có những hai chi hội nhà văn quân đội, công an....
Thế nhưng với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược thì có vẻ những cây bút quân đội-công an bị " mất điện" trên diện rộng...Cũng có thể họ đang tập trung lao vào chống tự diễn biến, chống tự suy thoái, chống thế lực thù địch...đang ẩn nấp trong dân. Người đọc rất ít thấy bóng dáng của các nhà văn quân đội-công an về mảng đề tài này, đề tài chống Trung Quốc xâm lược ở chiến trường Vị Xuyên...
Do vắng bóng các nhà vân quân đội-công an chuyên nghiệp nên các CCB Vị Xuyên họ vừa phải cấm súng chống giặc, đánh giặc xong quay về đời thường, họ lại phải cầm bút để ghi lại lịch sử các cuộc chiến đấu, những xương máu đồng đội của họ đã đổ xuống mà họ chứng kiến, họ không thể cầm lòng, họ không thế ngon giắc không làm điều gì cho đồng đội của mình...
Những trang hồi ức do các CCB Vị Xuyên tự viết, P.V.Đ chỉ thêm thắt cho họ dấu chấm, dấu phẩy, viết hoa lại cho họ những chữ cần viết hoa, cần qua dòng; Những trang viết của các cây bút nghiệp dư này đã làm bật lên được những sự thật kinh hoàng, khốc liệt của chiến tại chiến trường Vị Xuyên. Đó là những trang viết được ứa ra từ máu huyết của những người trong cuộc, họ kể lại khá chân thực, lôi cuốn, không màu mè và không lần nào người chỉnh trang là tôi không nghẹn ngào nước mắt khi lần theo các con chữ của họ.
Theo lời kể của các CCB thì tại chiến trường Vị Xuyên, những trận đấu pháo ở đây trông không khác gì pháo hoa Hà Nội, Sài Gòn đêm giao thừa. Có những ngày đêm Trung Quốc bắn sang ta hàng vạn quả pháo và ta cũng bắn sang trận địa địch số lượng không ít hơn bao nhiêu…
Những trận đấu pháo, những trận đánh giáp lá cà, những cuộc lấn dũi đã biến nhiều địa danh Thanh Thủy Vị Xuyên thành những “huyết danh” như: Đồi thịt băm, Lò Vôi thế kỷ, Cửa tử, Suối oan hồn…
Con sông Lô từng nổi tiếng trong thơ, trong nhạc nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp; thế nhưng, trong cuộc chiến chống Trung Quốc 1979-1991 đã bao phen tắm máu của binh sĩ của cả 2 phía. Trung Quốc đã dồn lên chiến trường Vị Xuyên này khoảng trên 50 vạn quân, trên 30 sư đoàn của 8/10 đại quân khu; Còn Việt Nam đã lần lượt đưa lên đây 9 sư đoàn mạnh nhất, khoảng 20 vạn quân để chống quân Trung Quốc xâm lược…
Phía Việt Nam theo số liệu công bố trên báo chí: Đã hy sinh trên 5000 cán bộ, chiến sĩ; Còn con số thương vong theo báo mạng Trung Quốc phía Trung Quốc là 15.000 binh lính…
Ngoài các dòng hổi ức của các CCB, biên khảo Vị Xuyên thu thập quãng trên 200 trang đưa các thông tin từ nhiều nguồn trong và ngoài nước bàn, thông tin về cuộc chiến tại chiến trường Vị Xuyên…Theo cách nhìn quốc tế trong đó có thông tin từ phía Trung Quốc đánh giá là cuộc chiến lớn nhất tại khu vực châu Á sau thế chiến 2...
Phần còn lại của cuốn sách trên 300 trang là các bài tiểu luận, bình luận của tác giả Phạm Viết Đào luận bàn về Thế sự Việt-Trung, về “ Trung Hoa mộng” và các chủ thuyết duy trì quyền bính của Tập Cận Bình, bàn về Biển Đông…
Hiện tác giả đang chật vật trong việc xin giấy phép xuất bản, hiện chưa nhận được hồi âm, mặc dù đã gửi tới một số nhà xuất bản. Do quan hệ giao lưu trên mạng, nhiều độc giả quan tâm muốn được chia sẻ, được đọc lại một cách có hệ thống những bài viết phần nhiều đã được công bố trên mạng…
Mặc dù biên khảo còn ở dạng nguyên liệu thô, sống sít, không tránh khỏi nhiều thông tin, sự kiện chưa thật chuẩn xác, cần được kiểm chứng chỉnh sửa của các CCB…; Bản thảo cũng đang cần qua bàn tay của các biên tập nhà nghề giúp trau chuốt, gọt rữa.
Mặc dù biên khảo “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”, còn mới dạng “ nguyên liệu thô” xuất xưởng, chưa qua OTK, nhưng cũng đã nhận được khá nhiều sự hồi âm. Bên cạnh các ý kiến góp ý, phê bình chân thành, nghiêm khắc, thậm chí có cả chê trách…và tất nhiên tác giả cũng từng phải trả giá cho công việc mình làm bằng danh dự, tiền bạc, sức khỏe vì tự nhảy vào cái việc biên khảo này…
Xin mượn lời cụ Nguyễn Du: “Đã mang lấy nghiệp vào thân; Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa; Thiện căn ở tại lòng ta…” như là một sự tự an ủi mình, “tự sướng-tự khổ” như lời đám trẻ thời bây giờ hay nói…
Xin mạn phép trich dước đây một vài lời động viên của những bè bạn từng chia sẻ với tác giả về tập biên khảo này:
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Ho Bat Khuat, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và ngoài trời
Xù Bông:
- Ông Phạm Viết Đào viết rất hay và lôi cuốn người đọc. Đã từng là người lính, Bần đạo tin những điều ông Đào viết ra là đúng với sự thật và sau này thời gian sẽ chứng minh. Còn chuyện bắt và bỏ tù ông nhà văn này có hơi hướng chỉ đạo của bọn .... Hán gian ???
- Nhà báo Kim Quốc Hoa: Bài của Thái Kế Toại viết sắc bén, tôi đồng tình với đánh giá, nhận xét và khẳng định phẩm chất cao cả của nhà văn Phạm Viết Đào, ông là một nhà sử học trung thực về Vị Xuyên…

-
FB Tuy Hoa Dân:
-Cảm phục chú : Nhà văn bị buộc phải làm sử gia. Vong linh của các anh hùng Vị Xuyên có lẽ được an ủi bởi tác phẩm lịch sử của chú…

-GS TRẦN NGỌC VƯƠNG: “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” LÀ MỘT “
TỔNG SỈ VẢ” GIẶC TÀU XÂM LƯỢC…


CCB Quảng Trị Lại Duy Bến:
-Có lẽ trong các cuộc chiến tranh giữ nước, chưa có bọn giặc nào làm cho chúng ta
căm thù như giặc Tàu. Chúng đã tìm trăm phương ngàn kế để hại dân tộc Việt suốt mấy ngàn năm qua; không bao giờ chúng để cho chúng ta yên ổn...
Chúng đã đánh chúng ta vào lúc ta sức cùng lực kiệt để dồn vào việc thống nhất đất nước. Chúng đã cướp đi bao trai trẻ của chúng ta, chúng quá ư tàn độc.
Dân tộc Việt như ngọn lửa âm ỉ cháy sẵn sàng bùng lên mạnh hơn bào táp.
Giặc Tàu phái đánh không thắng không về. Đó là lời một tiểu đoàn trưởng trước khi ngã xuông xuống Nguyễn Xuân Thuyên ( E 149, F 356)…

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến:
-Phạm Viết Đào ơi, đây là những trang sử được viết bằng máu trên đất Vị Xuyên…

FB SON LE:
-Cảm ơn chú Viet Dao Pham rất nhiều về các thông tin bổ ích này. Bọn cháu sinh sau chiến tranh chống chống Trung Quốc xâm lược biên giới. Sách vở không dạy chúng cháu biết điều này. Sách lich sử đã lừa dối thế hệ trẻ về các cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. Đó là điều vô cùng tệ hại với thế hệ trẻ Việt Nam…

FB NGUYỄN HỮU QUÝ:
-Thực tình tôi cũng mong có một cuộc chiến tranh nổ ra ngoài Biển Đông để lấy đó làm cơ hội:
-Quyét sạch bon bán nước;
-Là điểm nổ để xé Trung Quốc cộng sản ra nhiều mảnh như nội dung và lập luận của cuốn sách « VỊ XUYÊN… » này ;
-Tôi tin bọn CHINA cộng sản không có « CỬA THẮNG » mà chúng sẽ thất bại nhục nhã và tan ra từng mảnh như phân tích, chứng minh của cuốn « VỊ XUYÊN THẾ SỰ »


FB XUAN BON:
-Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc định xây dựng hải quân để xưng hùng xưng bá trên biển thì đã bị hải quân của Nhật Hoàng vùi xuống biển Hoàng Hải ;

-Thế ký XXI này lịch sử lại đặt sứ mệnh lên vai Hải quân Việt Nam. Nếu Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ dìm xác chúng xuống Biển Đông…

Nhà thơ Trần Nhuận Minh:( Quảng Ninh)
Anh Đào ơi
Với tôi, cuốn Vị Xuyên ( VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG) là một trong những tập sách hay nhất, quý nhất. Cái giá mà anh đã trả cho cuốn sách đó là máu của em trai anh và những ngày anh nằm trong nhà tù và tố cáo giặc TQ ( Trung Quốc) xâm lược…
Tôi đặt cuốn sách ấy trên kệ, trước mặt cạnh bàn viết của tôi, bên cạnh những cuốn sách mà tôi trân trọng nhất, không chỉ của các nhà văn VN ( số này ít sách thôi)…
 Không có mô tả ảnh.
Liên hệ chia sẻ qua email:Hoanghtham9@gmail.com; Inbox; ĐT 0382598746

Không có nhận xét nào: