Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC TRONG “CHIẾN DỊCH MB 84” VÀ CÁC TRẬN ĐÁNH LUỒN SÂU… ( Phần kết)

Điều tra của Blogger-Fb Phạm Viết Đào.

TƯỚNG LÊ DUY MẬT ( NGUYÊN PHÓ TƯ LỆNH QK2-CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG): MỘT SĨ QUAN CAO CẤP TỔNG CỤC 2 BÁN CÁC BÍ MẬT CÁC TRẬN ĐÁNH Ở VỊ XUYÊN CHO TRUNG QUỐC ( clip ghi 2012)
Tướng Lể Duy Mật và Phạm Viết Đào.
(Ảnh chụp tại nhà riêng của ông trước khi ông qua đời 1 tháng 2015)

Bài liên quan:

>TÌM VẾT TÍCH CỦA 2000 BỘ ĐỘI NGHI BỊ MẤT TÍCH TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC ( phần 1)

Cuộc chiến tại chiến trường Vị Xuyên, nhiều xương máu đã đổ xuống xung quanh các cao điểm bị Trung Quốc lấn chiếm ở Tây Sông lô và Đông Sông Lô; Có một chiến địa mà vì nhiều lý do để giữ quan hệ làm ăn với ông bn vàng mà chúng ta không hề nhắc đến 1 dòng tin, một cái tên, một tầm bia mộ ghi danh những người lính anh hùng ngã xuống tại chiến địa này… Đó là những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc, thường là những trận đánh cảm tử và số chiến sĩ quay được về được Tổ quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ là vô cùng ít ỏi. Họ đã bị phục kích trên đường hành quân, trên đường rút lui nên đã phải hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Nhừng trận đánh sang đất Trung Quốc là các trận đánh vào kho tàng, trận địa pháo, hệ thống cầu cống, trận địa ra đa, doanh trại nơi tập trung quân Trung Quốc...
Những lực lượng luồn sâu sang đất Trung Quốc đều là các tinh binh, tinh nhuệ, phần lớn là đặc công. Tôi rất mong được các CCB và cơ quan chức năng Quân khu 2 cung cấp tư liệu để viết về những chiến binh cảm tử này vì khí phách anh hùng và sự hy sinh vĩ đại của họ. Theo nhiều CCB thì quân ta thường luồn sang đất Trung Quốc từ phía Đông Sông Lô…
Trong các trận đánh cảm tử đó, không phải bộ đội ta hy sinh tất cả, có những trận chúng ta đã lập được những chiến công oanh liệt ví như trận đánh phá trận địa ra đa rất hiện đại Trung Quốc nhập về bị đặc công ta phá hủy. Vụ phá hủy trạm ra đa hiện đại do Trung Quốc vừa mua về được báo chí Trung Quốc đưa tin và Đặng Tiểu Bình đã nổi xung lên sau chiến công của các chiến sĩ đặc công Việt Nam…
Những trận đánh luồn sâu sang đất Trung Quốc thường là những trận đánh cảm tử, bí mật tối đa cả về mục tiêu tấn công, đơn vị và danh tính đơn vị tấn công đúng như lời một bài thơ được phổ nhạc của Lê Anh Xuân: Không một tấm hình, không một dòng địa chỉAnh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ…”
Do đặc thù của các trận đánh luốn sâu nên sự hy sinh cũng như danh tính của những người anh hùng này ít người và cơ quan chức năng biết đến, vì nếu họ bị phát hiện hy sinh thì phần lớn trên đất Trung Quốc. Hai kỳ vừa rồi, trên FB-Blog Phạm Viết Đào đã đưa ra con số thương vong của lực lượng luồn sâu này ước tính là 2000; con số này khiến cho nhiều độc giả ngay cả nhiều CCB Vị Xuyên cũng đã sửng sốt , phản hồi, gọi điện yêu cầu nên cẩn thận về thông tin này. Tôi đã trả lời các bạn, các CCB chịu khó đợi kỳ thứ ba này tôi sẽ công bố cơ sở nào để tôi đưa ra con số 2000 bộ đội mà tôi nghi là đã hy sinh trên đất Trung Quốc…

Trong chuyển đi Vị Xuyên, CCB Ngô Cường cho biết: Trong Chiến dịch MB 84, F 312 cử một đơn vị đặc công 24 chiến sĩ đánh sâu sang đất Trung Quốc và đã mất tích. Ngô Cường là người đầu tiên gọi điện cho tôi phản ứng gay gắt, anh tưởng tôi phóng đại, bịa đặt từ nguồn tin của Cường. Tôi nói lại với Ngô Cường: Anh cứ đợi tôi công bố hết rồi xin mời phản biện.
Còn CCB Đặng Việt Châu trong hồi ức có kể về Chiến dịch MB 84 mà đơn vị anh Tiểu đoàn 3 E 876, F 356 có cử hai phân đội của 2 đại đội C 9 và C 10 được giao nhiệm vụ luồn sâu để đánh vào hệ thống kho tang của quân Trung Quốc, phần lớn đã hy sinh; Đặng Việt Châu cũng đã gọi điện cho tôi: cẩn trọng về con số 2000…
Tôi xin đưa cơ sở nào để tôi đưa ra nghi vấn: 2000 bộ đội ta hy sinh trên đất Trung Quốc trong các trận đánh luồn sâu, trong đó có Chiến dich MB 84…Tôi đề nghị các CCB cùng tôi phân tích và bạch hóa số 5000 bộ đội đã hy sinh tại chiến trường Vị Xuyên; Tôi tin các CCB là người nắm chắc và chính xác hơn tôi. Đây không phải là bài tính cộng trừ nhân chia thô sơ mà đây là xương máu, sinh mệnh của những người lính Vị Xuyên mà như một câu thơ của Tố Hữu từng viết:” Một thây rơi sẽ là một nhịp cầu; Đưa ta tới những khoảng trời cao rộng…”
Con số công bố báo chí số liệt sĩ của chiến trường Vị Xuyên là 5000 có thể tính toán của tôi sau khi tham khảo một số CCB ra mấy đợt, trận:
-Từ tháng 2/1979 tới 28/4/1984, các trận đánh ở khu vực của khẩu Thanh Thủy và các cao điểm 1800 A, 1800 B, Lao Chải quy mô cấp tiểu đoàn, chủ yếu do các trung đoàn của 2 sư đoàn 313 và 314 đảm nhận. Sự hy sinh cả đợt chắc không quá 400 ls;
-Trận 12/7/1984 trong chiến dịch MB 84 số liệu đã công bố xung quanh 1100 liệt sĩ;
-Sau 12/7/1984 cho đến giữa năm 1987 có 3-4 trận đánh lớn nhưng quy mô nhỏ hơn chiến dịch MB 84; Và chủ yếu ở khu vực Tây Sông Lô, còn ở Đông Sông Lô ít hơn vì quân ta ở khu vực này chủ yếu là giữ chốt phòng ngự không để quân Trung Quốc từ trên cao điểm 1250 và 1030 lấn sang chứ không vận động chiến, tấn coogn cao điểm.
Theo một số CCB tính toán thì số hy sinh sau 12/7/1984 ở khu vực Thanh Thủy cả Đông và Tây Sông Lô giao động xung quanh con số 1500 liệt sĩ?
Như vậy, tổng số quảng 3000 liệt sĩ ước tính đã ngã xuống chiến trường Thanh Thủy. Vậy con số 2000 còn lại chiến đấu hy sinh ở đâu, trận nào, địa bàn nào? Nếu số hy sinh ở khu vực Đông-Tây Sông Lô lên 3500 thì vẫn còn 1500 chưa có địa chỉ…Theo người viết bài này, con số 1500 tới 2000 này chỉ có thể là con số của các lực lượng đã luồn sâu, hy sinh trong các trận đánh cảm tử trên đất Trung Quốc…
Theo CCB Trần Duy Vĩ E 876 F 356 thì số thương vong của bộ đội ta không lấy lại được thi hài chủ yếu trong Chiến dịch MB 84, còn các trận đánh sau 12/7/1984 phần lớn đều lấy được thi hài của anh em đưa về quy tập tại Nghĩa trang Đạo Đức. Hiện nay, số liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang Đạo Đức, con số mà vừa rồi khi tôi lên Vị Xuyên ngày 22/9, tôi được thông tin là 1800 ngôi mộ và một ngôi mộ tập thể; Tức suýt soát 2000 hài cốt đã được quy tập. Như vậy số hài cốt này tương ứng với số 3000 ls đã hy sinh tại hai chiến trường Đông-Tây Sông Lô. Như vậy, còn quãng 2000 hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy dấu tích, họ hy sinh trận nào, chiến dịch nào, vị trí nào?

Tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng ngồi đeo kính phổ biến kế hoạch Chiến dịch MB 84; Ngồi quay lưng là Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên...
Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho P.V.Đ)

Con số 2000 ls hy sinh trong các trận đánh luốn sâu sang đất Trung Quốc được đưa ra như một nghi vấn dựa trên cách tính và cơ sở tính toán này…Tôi rất mong và chờ đợi sự góp ý, cung cấp tư liệu thông tin để điều chỉnh số liệu này. Tốt nhất là Tướng Lê Đức Huy, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 khi đã công bố ra con số 5000 liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Vị Xuyên thì cung cấp, công bố luôn cho: số lượng hy sinh của bộ đội ta trong từng trận đánh, trong các vị trí giao tranh tại chiến trường Vị Xuyên…Tôi tin Quân khu 2 có sổ sách ghi chép…
Có lẽ đây là tấm bia lịch sử, bảo tang lịch sử giá trị nhất để thu hút sự tham quan của khách du lịch, của các CCB tững chiến đấu tại Vị Xuyên và con cháu, thế hệ mai sau về cái giá của từng tấc đất, ngọn núi, khe suối Vị Xuyên tương ứng với xương máu của bao nhiêu xương máu của bộ đội đã đổ xuống đây…Có lẽ đó cũng là cách an ủi thiết thực nhất với anh linh của các anh hùng liệt sĩ Vị Xuyên ngã xuống mảnh đất Vị Xuyên…
Trở lại những trận đánh luồn sâu của bộ đội ta sang đất Trung Quốc, trong một lần trò chuyện với Tướng Lê Duy Mật, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2, Nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên năm 2012, (ông đã qua đời năm 2015), khi được hỏi nguyên nhân nào dẫn tới việc Chiến dịch MB 84 chúng ta đã không hoàn thành được mục tiêu đề ra, chịu tổn thất lớn. Tướng Lê Duy Mật cho biết:Chúng ta thất bại trong Chiến dịch MB 84 là do có 1 tình báo cao cấp của ta làm tay sai cho nó; Quân ta đi đến đâu nó báo cho Tình báo Hoa Nam biết nên nó " tề binh mã trước". Chiến dịch MB 84 là chiến dịch lấy lại một số điểm trên tuyến...Mình hiểu lực lượng của địch và mình có cách đánh của mình: Mình đánh theo kiểu tiếp cận bất ngờ tiêu dịch địch...Do có sĩ quan cao cấp ở Tổng Cục 2 đầu hàng nó, mình đánh giờ nào, ở đâu, đánh như thế nào nó báo cho Trung Quốc biết. Khi quân mình vừa tiếp cận thì nó nổ súng mấy tiếng đồng hồ, quân mình không tiến lên được, phải dàn quân ra...ra các hướng khác. Quân Trung Quốc lúc đó trên các điểm cao nó quan sát thấy hết..."
Nỗi buồn của Tướng Lê Duy Mật; 
(Ảnh P.V.Đ chụp ông tại nhà riêng trước khi ông qua đời 10/2015)
Theo Tướng Lê Duy Mật, trong chiến dịch MB 84, chúng ta đã bố trí một lực lượng đế tấn công vào các trận địa pháo, trận địa rada kho tàng và đường sá cầu cống hậu cần trên đất Trung Quốc. Nếu mũi tấn công náy nổ súng được thì chắc chắn sẽ làm mất tinh thần lực lượng trên các điểm chốt...Kết quả lực lượng này không hoàn thành được mục tiêu đề ra nên đã chấp nhận hy sinh và không khống chế được pháo binh, ra đa, tiếp tế đạn dược của quân Trung Quốc...
Trong chiến dịch MB 84 Bộ chỉ huy của ta đã tính toán các mũi vu hồi nhưng không thành công do bị bán thông tin nên quân ta chịu tổn thất lớn…

                        P.V.Đ.

Rút từ: Biên khảo "VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"

Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com...

ĐT: 0382598746

Không có nhận xét nào: