Đỗ Đức
BÀI NÀY TÔI VIẾT CÁCH ĐÂY 7 NĂM. NHÂN Ý KIẾN CỤ NGUYỄN ĐÌNH BIN XIN NÊU LẠI ĐẺ BẠN BÈ CÙNG THAM KHẢO
1- Đất và nước có những khả năng rất lạ
Trời nắng lửa, nóng hun mặt đất , nhưng khoét sâu xuống đất vài gang tay thì thấy đất mát
Mặt nước nóng ran nhưng chuồi sâu xuống vài mươi phân lại thấy mát lạnh. Bánh chưng luộc nóng vớt ra, buộc dây thả xuống giếng thơi ba tháng vớt lên vẫn ăn được bình thường, không hỏng. Lúc ấy ai đã biết tủ lạnh là gì.
Trời lạnh mà xới đất lên, thấy đất ấm. Mầm cây bỏ quên trên mặt đất ẩm thì rễ nó bắt xuống ngay, chỉ một thời gian ngắn là cây mọc lên đủ lá cành. Cỏ mọc sát mặt đất thì không bao giờ bị tiêu diệt. Đất như người mẹ nâng niu sự sống
Hạt thóc hạt lúa lấy từ đất và nước. Đất nước là cội nguồn của loài người. Đất nước là sự sinh sôi, cưu mang đời sống vạn vật cỏ cây.
Con chuột con mèo con chó hay bất kì con vật gì chết là chôn thẳng xuống đất thì “ tiêu” rất nhanh, và rất nhanh tan vào đất, làm cho đất màu mỡ… Các loài thực vật cũng vậy, về với đất là hòa nhập ngay, rồi từ đó lại hóa thân trở về trong sắc xanh của lá, vẻ đẹp của hoa và thấm vào trái cây hạt thóc. Được thế nghĩa là khi về với cội nguồn là được sự đón tiếp nồng hậu và tiếp tục thúc đẩy sự sống..
Đi trên đường những ngày nắng lửa, sà vào bóng cây, nằm vật ra trên mặt đất chỉ một lúc thấy hết mệt. Thoáng chốc sức lực hồi phục khi con người tiếp xúc với đất. Trên trái đất này, người Hị Lạp đã vinh danh mẹ đất là thần Gaia- Mẹ đất. Còn với người Việt chúng ta thì vinh danh đất nước bằng hai từ “Tổ quốc”.
2- Trước đây khi dựng đình làng , tại gian thờ chính điện người ta thường bớt lại vuông đất chừng 6 mét nền đất nện mà không lát gạch. Chủ tế đi chân không vào làm lễ ngay giữa vuông đất nện đó với ý âm dương thông thiên thì lời thỉnh cầu thần linh mới linh nghiệm. Người xưa ứng xử với đất kĩ càng như vậy. Bây giờ nhiều ngôi đình sang sửa không thấy còn vuông đất ấy. Người ta thường lát gạch toàn bộ, bỏ đi một cách nghĩ đầy tính giáo huấn về giá trị tâm linh về đất trời một thời.
3- Ngày bé tôi thường cứu gà con chẳng may bị trúng gió lăn đùng, hoặc bị va đập mạnh bằng cách để gà nằm trên đất, bóc lấy ít đất vách bóp vụn rắc lên người chúng. Con gà thở thoi thóp rồi lúc sau vục đứng dậy chạy được. Cũng không nhớ ai truyền dạy cho cách đó nhưng khá hiệu nghiệm. Với nghề thuốc, khi chế biến rất nhiều vị có công đoạn “sao vàng hạ thổ” để cho thuốc lành đi, đất hút hết độc tính trong thuốc, mới dùng được. Có khá nhiều loại rượu thuốc hoặc rượu bổ người ta cho vào hũ sành, gắn xi hạ thổ ba tháng mười ngày để rượu ngấm cái ấm mát của lòng đất thì trở nên quí hơn, ngon hơn, tốt hơn mà khoa học kĩ thuật gì cũng không làm thay được…
Nói thế để biết đất là Bà mẹ Đất tuyệt vời của con người, không chỉ cho con người cuộc sống mà nhận cả đắng cay độc hại để cứu con người, chia sẻ cho con người những cái tốt nhất như tình người Mẹ dành cho con cái.
Con người mất đi về lòng đất là về với mẹ. Nhập về đất mẹ để rồi vào cõi luân hồi chứ có đâu xa!
Cho nên còn gì độc ác hơn tục ướp xác, giam hãm con người vĩnh viễn không được về với đất để được luân hồi! Đố thực sự là độc ác và tàn nhẫn khủng khiếp nhất!
Với cõi tâm linh, tôi cho rằng đày đọa người chết, sẽ nhận lấy sự oán hận và người sống sẽ bị vong báo oán.chuyện không đùa được
Đất và nước là Cha Mẹ của con người vậy mà con người đối xử với đất và nước nhiều khi như đứa con tệ bạc. Tranh nhau tí đất không vì yêu đất mà hành vi đó là chà đạp lên người mẹ chung để kiếm lợi riêng trong thoáng chốc cuộc đời, để lại đời không biết bao nhiêu oán hận.
Phải chăng vì thế mà tuổi thọ con người ngắn tũn so với đất nước trường tồn?
19/1/2012
Với cõi tâm linh, tôi cho rằng đày đọa người chết, sẽ nhận lấy sự oán hận và người sống sẽ bị vong báo oán.chuyện không đùa được
Đất và nước là Cha Mẹ của con người vậy mà con người đối xử với đất và nước nhiều khi như đứa con tệ bạc. Tranh nhau tí đất không vì yêu đất mà hành vi đó là chà đạp lên người mẹ chung để kiếm lợi riêng trong thoáng chốc cuộc đời, để lại đời không biết bao nhiêu oán hận.
Phải chăng vì thế mà tuổi thọ con người ngắn tũn so với đất nước trường tồn?
19/1/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét