Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Bắc Giang: Đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang mua vải Lục Ngạn

DNVN - Đến Lục Ngạn, Bắc Giang những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, lúc thời tiết miền Bắc đang nóng đỉnh điểm cũng là thời điểm vùng vải thiều lớn nhất Bắc Bộ nhộn nhịp không khí thu hoạch vải vụ sớm. Tỉnh Bắc Giang đã làm thủ tục đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải, đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19.

85.000 tấn vải Lục Ngạn cần thị trường tiêu thụ trong 2 tháng
Dọc theo con đường vào Lục Ngạn, từ sáng sớm, hai bên đường là những chiếc xe máy chở những thùng vải thiều chín đỏ rực tới các điểm cân thu mua vải dọc hai bên đường. Tại mỗi điểm cân, không khí làm việc cũng vô cùng tất bật. Hàng chục công nhân hối hả xếp đá, xếp vải vào các thùng xốp, đóng kín rồi chất ra hai bên đường để xe đến chở đi. Con đường tỉnh lộ vào Lục Ngạn những ngày này mật độ xe khá dày đặc, vào buổi sáng hoặc chiều thường bị tắc xe cục bộ do lượng xe tải trọng lớn vào chở vải đi các nơi.
Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Quyên (thôn Kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn), hiện gia đình anh đang có 300 gốc vải trồng theo chuẩn GlobalGap trên diện tích đất 1ha, với khoảng 90% sản lượng cây ra quả, dự kiến năm nay thu hoạch được khoảng 15 tấn vải, được trồng trong khu vực an toàn. Hiện giá bán vụ vải sớm (vải u trứng) dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
“Mọi năm vụ vải sớm giá rất cao, khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, năm nay giá giảm chỉ bằng 50%, nhưng mức giá này vẫn đảm bảo nông dân có lãi, không bị lỗ. Năm nay thương lái Trung Quốc vẫn được tạo điều kiện sang mua vải, và những khách hàng cũ ở trong nước đến mua, nên việc tiêu thụ vải khá thuận lợi, nông dân chưa gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19”, anh Nguyễn Văn Quyên cho biết.
Anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Kép 1, xã Hồng Giang chia sẻ với phóng viên.
Anh Nguyễn Văn Quyên, thôn Kép 1, xã Hồng Giang chia sẻ với phóng viên.

Tiết lộ: Cục Cảnh vệ Trung Nam Hải sắp xếp mỹ nữ “tiến cung” cho các lãnh đạo cấp cao

  Trung Quốc  478

Gần đây, một cựu cảnh vệ ở Trung Nam Hải đã tiết lộ về nội tình của Cục Cảnh vệ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên Internet, giúp thế giới bên ngoài có thể nhìn thấy phần nào diện mạo thực sự của khu vực quyền lực nhất Trung Quốc này.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt.
Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh qua Getty Image)
Cục Cảnh vệ Trung ương đóng một vai trò hỗ trợ quan trọng đối với các thay đổi của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời hiện đại. Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cũng như Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị được bầu bởi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 18 và 19 đều sống ở Trung Nam Hải và được Cục Cảnh vệ Trung ương bảo vệ nghiêm ngặt.
Một cựu cảnh vệ (vệ sĩ) của Trung Nam Hải có nickname “Tiểu Ca Henry” (@henglixiaoge), đã kể câu chuyện bên trong của Trung Nam Hải trong chương trình phát sóng trực tuyến của “Luther Media”, bao gồm cả việc Cục Cảnh vệ Trung ương sắp xếp phụ nữ để “tiến cung”.

Quan chức ĐCSTQ ráo riết chuẩn bị “kế hoạch đắm tàu” trước “nguy cơ vong Đảng”

  Trung Quốc  1,628

Những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phải chịu những những cú sốc cả trong lẫn ngoài, bộ máy chính quyền lung lay, các quan chức ĐCSTQ rối rít tháo chạy.
Đảng Cộng sản đã mất hết lòng dân, trời giận người oán, điều ấy khiến dấu hiệu thất bại của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ.
Đảng Cộng sản đã mất hết lòng dân, trời giận người oán, điều ấy khiến dấu hiệu thất bại của ĐCSTQ ngày càng lộ rõ. (Ảnh qua CNN)
Một báo cáo nội bộ của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương được đăng lên mạng cho biết, số liệu các quan chức đã bỏ trốn ra nước ngoài khiến người ta giật mình. Theo các cuộc điều tra nội bộ của ĐCSTQ, có đến trên 85% các quan chức cấp cao của ĐCSTQ dự định bỏ chức vụ để trốn ra nước ngoài bất cứ lúc nào. 

TRƯỜNG HỢP TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC TUYÊN TRUYỀN: LÀ HỒNG PHÚC DÂN TỘC; THỦ TƯỚNG ĐƯỢC CA NGỢI: CẢM HÓA LÃNH ĐẠO CÁC NƯỚC

Thủ tướng… cảm hóa lãnh đạo các nước?

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho rằng, hình ảnh Thủ tướng đã đem lại lòng tin chính trị và cảm hóa những lãnh đạo các nước, đưa lại lợi ích rất lớn cho Đảng.


Thủ tướng… cảm hóa lãnh đạo các nước?
Thượng tướng Võ Trọng Việt – chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội. (Ảnh: Quochoi.vn)
Chiều 8/6, phát biểu tại buổi thảo luận tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt đã khen ngợi Thủ tướng hết lời. Ông nói:
 “Tôi không nịnh Thủ tướng đâu, nhưng hình ảnh Thủ tướng đưa lại cho đất nước, cho lòng tin chính trị và cảm hóa những lãnh đạo các nước, đưa lại lợi ích rất lớn cho đất nước, cho Đảng”.

Hà Nội: Bé sơ sinh bị bỏ 3 ngày dưới hố gas trong nắng nóng 40 độ

Hiểu Minh | ĐKN 14 giờ trước 524 lượt xem
Cháu bé sống sót kỳ diệu sau 3 ngày bị bỏ rơi dưới hố gas (ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ).
Sáng ngày 9/6, đại diện xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết cháu bé sơ sinh đã bị bỏ rơi ở hố gas khoảng 3 ngày nay dưới cái nắng nóng trên 40 độ. May mắn, cháu bé vẫn còn sống, theo Nhịp sống việt.
Theo thông tin một số người dân chia sẻ, khoảng 15h ngày 8/6, một cháu bé sơ sinh được phát hiện tại hố gas bỏ hoang, cháu bé được Y tế xã đưa đến bệnh viện. Thời điểm phát hiện cháu bé trên người không có đồ đạc hay thông tin gì. Đau lòng hơn, cháu bé còn bị kiến, giòi bu đầy mắt, mũi, miệng, tai và cuống rốn.
“Khi phát hiện sức khỏe cháu bé tạm thời ổn định nhưng hai mắt không mở được, cháu bé sau khi được sơ cứu đã được chuyển tới Bệnh viện Xanh-Pôn tiếp tục điều trị.” – một cán bộ xã Thanh Mỹ cho hay.
Nguyên văn bài đăng trên Facebook (ảnh: Dân Trí).

Tuyên truyền kiểu Trung Quốc: Chuyện ăn uống " kham khổ" của Mao Trạch Đông

Thời kỳ 1958 – 1961, Trung Quốc diễn ra nạn đói lớn 3 năm khiến hàng chục triệu người chết. Để động viên người dân vượt qua thời kỳ này, báo chí luôn tuyên truyền về việc lãnh đạo đồng cam cộng khổ với người dân, mà tấm gương điển hình là Mao Trạch Đông. Vậy sự thật về việc này như thế nào?
Trong nạn đói lớn, ĐCSTQ ra sức tô vẽ Mao Trạch Đông như một lãnh tụ hết sức vĩ đại, sống gian khổ giản dị, đồng cam cộng khổ với nhân dân, “từng rất nhiều ngày không ăn cơm, 7 tháng không ăn lấy một miếng thịt, bởi thiếu thốn dinh dưỡng nên đã mắc bệnh phù thũng”. Lúc đó là thời người dân Trung Quốc còn tin tưởng vào đảng, nên không ít người cảm động sâu sắc về hình ảnh này.
Thực tế tư liệu được công bố sau này cho thấy vào tháng 7/1961, mức chi tiêu cho ăn uống của Mao Trạch Đông là 654,82 nhân dân tệ (NDT), ngoài số tiền đó ra còn có 86,65 NDT tiền trái cây cùng các chi tiêu khác. Vào thời điểm đấy, xác người chết đói khắp nơi, gia đình khấm khá cũng chỉ tiêu 11 – 13 NDT một tháng.
Mao Trạch Đông
Tư liệu ghi chép về chi phí ăn uống hàng tháng của Mao. (Ảnh từ history.bayvoice.net)
Nếu tính theo giá vàng, thì vào thời điểm năm 1961 giá vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 3,04 NDT/gram, thì chi phí cho 1 tháng ăn của Mao là 243,9 gram vàng. Nếu tính theo giá vàng hiện nay 370 NDT/gram vàng, thì mỗi tháng Mao đã tiêu tốn hết 90.243 NDT cho việc ăn uống, tương đương khoảng 310 triệu VND.

Vụ Phó Bí thư tỉnh Đồng Nai bị đòi hơn 800 tỷ đồng được xử kín

RFA

Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, vào ngày 3 tháng 12 được điều động về làm việc tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai.
Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, vào ngày 3 tháng 12 được điều động về làm việc tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai.
 Photo courtesy of Dan Tri














Toà án Nhân dân Thành phố Biên Hoà hôm 9/6 đã mở phiên xử kín vụ tranh chấp đầu tư và hỗ trợ vốn giữa Liên hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng, đòi bồi thường 811 tỷ đồng.

Biển Đông: Trung Quốc đặt cáp ngầm quanh Hoàng Sa vì mục tiêu quân sự

Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở Biển Đông
Ảnh vệ tinh và dữ liệu định vị tàu thuyền mới đây đã phát hiện một chiếc tàu Trung Quốc có dấu hiệu như là đang đặt dây cáp dưới biển giữa các tiền đồn Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo hãng tin Mỹ BenarNews ngày 08/06/2020, giới chuyên gia cho rằng các dây cáp ngầm đó có thể được dùng vào mục tiêu quân sự, giúp Trung Quốc tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Quân đội Trung Quốc rầm rộ diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo

Các Tập đoàn quân phụ trách quản lý vùng biển phía Đông của Trung Quốc vừa rầm rộ tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo với nhiều kịch bản.
Quân đội Trung Quốc rầm rộ diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo
Theo báo cáo của CCTV (Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc) hôm 8/6, lữ đoàn hàng không của Tập đoàn quân 72 thuộc Chiến khu phía Đông Trung Quốc vừa tiến hành diễn tập đổ bộ đường không đánh chiếm đảo. Theo thông báo của Quân đội Trung Quốc, đây là cuộc diễn tập đổ bộ đường không nhằm mục đích “kiểm tra độ bền của 6 dây thừng trên trực thăng đổ bộ”.
Quân đội Trung Quốc rầm rộ diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo
Theo báo cáo, trước đây các trực thăng đổ bộ của Trung Quốc chỉ có thể tiến hành đổ bộ với 1 dây thừng, trong cuộc diễn tập lần này, hơn 10 máy bay trực thăng lần đầu tiên tiến hành đổ bộ với 6 dây/ chiếc cùng lúc. Trong vòng chưa đầy 20 giây, lực lượng này đã hoàn thành chiến dịch đổ bộ từ độ cao cao 15 mét. So với phương pháp hạ dây đơn trước đây, thời gian cho hoạt động đổ bộ lần này đã giảm gần 4/5. Đồng thời, nó cũng rút ngắn đáng kể thời gian đình trệ của trực thăng, từ đó gia tăng khả năng sống sót trên chiến trường của trực thăng và đơn vị trên không.

TRẬN ĐẦU Ở LÀNG PINH-E 153 SƯ 356 DÍNH PHÁO TÀU VÌ ĐỂ LỘ KHÓI BẾP

Đặng Quốc Tuấn
( Lính vận tải E 153-F 356)


Vào một đêm khoảng cuối tháng 6/1984, chúng tôi nhận lệnh hành quân ra mặt  trận. Tất cả đều được quán triệt tuyệt đối bí mật, thực hiện lệnh:Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Chúng tôi âm thầm ra trận…
                              CCB E 153 Đặng Quốc Tuấn
Vẫn là những chiếc xe tải Zin 130, Gaz 66 cọc cạch đưa chúng tôi đi. Dọc đường đi đồi núi quanh co, xe chỉ bật đèn gầm chậm chạp bò do trời rất tối. Trong khi pháo địch bắn cầm canh, thỉnh thoảng có quả bay xẹt qua đầu hoặc nổ rất gần với đoàn xe làm chúng tôi không khỏi lo lắng. Đến gần sáng thì đến nơi tập kết. Đó là  vách núi dựng đứng sừng sững cao khoảng trên 100 m được gọi là Làng Pinh. Phía trước vách núi có con suối chảy qua nghe rì rào êm đềm, nếu không có tiếng pháo bắn thì có lẽ nơi đây rất nên thơ. Bên kia bờ suối ruộng bậc thang nhỏ, có làng mạc nhưng dân được lệnh sơ tán đã rời khỏi làng đi rồi. Chúng tôi lợi dụng vách đá, các hang hốc nhỏ đều được tận dụng làm nơi ẩn nấp. Tuy nhiên chúng tôi cũng không hề được phổ biến đâu là địch vì vậy các chiến sỹ khá chủ quan. Đại đội tôi được bố trí sát trong cùng của vách đá ngay bên cạnh là lán của Trung tá Trung đoàn trưởng Kiều Công Chức  người Sơn Tây. Anh có tiếng nói nghe buồn cười lắm, lúc đầu nghe không quen cánh lính trẻ hay nhại lại tiếng rồi trêu nhau cười ngả nghiêng, tất nhiên là chỉ nói sau lưng.
Tiếp theo đó là đại đội 24 quân y của Trung đoàn, các đại đội hỏa lực, tiểu đoàn bộ binh ...thì cứ lợi dụng các vách đá, hang đá xung quanh đó để ổn định vị trí. Tôi tìm được một chỗ sát vách núi, nhặt được vài mảnh gỗ thùng đạn rồi đặt balô xuống định ngủ một chút mà không sao nhắm mắt được, 

Đấu đá nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc nổi lên bề mặt; Mâu thuẫn gia tăng, Bắc Kinh bác bỏ kế sách cứu vãn kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường

Hương Thảo | ĐKN 13 giờ trước 5,602 lượt xem


Đấu đá nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc nổi lên bề mặt
(Ảnh chụp màn hình/ Wall Street Journal)


Taiwan News hôm 8/6 đưa tin, hai nhân vật quyền lực nhất trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xuất hiện mâu thuẫn về cách thức phục hồi nền kinh tế ảm đạm hậu Covid-19, cho thấy sự rạn nứt trong nội bộ chính quyền nước này, theo Taiwan News.

RẮC RỐI CHUYỆN CHẾT CHÓ CỦA CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC KHI XÂY CẦU THĂNG LONG

B.T.
 Cây cầu đón đầu đổi mới | Lao Động Online | LAODONG.VN - Tin tức mới nhất  24h
Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp. Ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế xây dựng cầu Thăng Long.
Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ, khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn.
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế…, rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công - KhoaHoc.tv

Bộ Chính trị: Không để nước ngoài lợi dụng thâu tóm doanh nghiệp trong nước

 3 THANH NIÊN ONLINE
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng /// Ảnh Gia Hân
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng
ẢNH GIA HÂN

Điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách nhà nước

Theo đó, Bộ Chính trị cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào vân hành trong năm 2020?; Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: 'Nhát dao chém vào lòng tin'

Trả lời báo chí bên lề kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, chiều 8-6, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin xung quanh các dự án đường sắt đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô. 
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10-2020.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết thành phố Hà Nội mong muốn dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành trước tháng 10-2020.
Thông tin về dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, đây là dự án do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội là đơn vị vận hành dự án. Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội đã làm việc với Bộ Giao thông - Vận tải, thành lập tổ liên ngành, trình các phương án tổng thể về dự án này với Bộ Giao thông - Vận tải và UBND thành phố cũng đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng nói về đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các dự án thua lỗ

Chúng ta có nhiều khuyết điểm, nhất là các dự án thua lỗ, Thủ tướng nói trước các vị đại biểu Quốc hội.
.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ - Ảnh TT 
Khó khăn phía trước còn rất nhiều, chỉ có ý chí, đoàn kết mới đi đến thành công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chiều 8/6, khi Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách.
Chưa bao giờ tích luỹ lớn như thế
Theo thông lệ, kỳ họp giữa năm Quốc hội đều đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp vào cuối tháng 10 năm trước.