Taiwan News hôm 8/6 đưa tin, hai nhân vật quyền lực nhất trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xuất hiện mâu thuẫn về cách thức phục hồi nền kinh tế ảm đạm hậu Covid-19, cho thấy sự rạn nứt trong nội bộ chính quyền nước này, theo Taiwan News.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 28/5 đã đề xuất biện pháp “kinh tế vỉa hè” để vực dậy nền kinh tế đang bị tổn hại nặng nề do đại dịch và kích thích tiêu dùng trong nước. Chính sách này sẽ cho phép những người bán hàng rong trở lại hoạt động, vốn từng bị cấm đoán vào thời điểm trước đại dịch.
Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và một số kênh truyền thông của chính phủ đã phát động một chiến dịch phản đối chính sách này do tiềm ẩn khả năng làm vấy bẩn hình ảnh của các thành phố.
Trong một bài bình luận hôm thứ Bảy (ngày 6/6), tờ Bắc Kinh Nhật Báo đã đả kích những người bán hàng rong vì bán hàng giả, gây ô nhiễm tiếng ồn, gây ách tắc giao thông, đồng thời tuyên bố sự trở lại của họ sẽ chỉ làm tổn hại nỗ lực cải thiện vệ sinh và thúc đẩy một xã hội văn minh.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng phát một bản tin bình luận ​​trên trang web của họ hôm Chủ nhật (ngày 7/6), chỉ trích các thành phố lớn muốn theo đuổi mô hình kinh tế vỉa hè này.
Những người bán hàng rong không phải là tiên dược cho sự suy thoái kinh tế, và mù quáng áp dụng phương pháp này sẽ mang lại hậu quả khôn lường: ​​nhiều năm nỗ lực ‘quản lý đô thị tinh tế’ sẽ đi xuống cống”, bài báo viết.
Động thái phản ứng dữ dội trong các phát ngôn của ĐCSTQ cho thấy những quan điểm trái ngược giữa thủ tướng Lý Khắc Cường và tổng bí thư Tập Cận Bình, làm dấy lên đồn đoán về khả năng đấu đá nội bộ đang diễn ra trong ĐCSTQ. 
Ông Tập dường như khá phẫn nộ trước những phát biểu của ông Lý tại phiên họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào tháng trước, khi ông Lý cho biết Trung Quốc vẫn có đến 600 triệu người hiện có mức thu nhập hàng tháng chỉ ở mức 1.000 nhân dân tệ (141 USD), phản ánh cuộc đấu tranh chống đói nghèo vẫn còn dai dẳng ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích trước đó chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần bày tỏ “bất mãn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt trong các kỳ họp “Lưỡng Hội” vừa qua của Trung Quốc.
Các mâu thuẫn nội bộ được hé lộ ra bên ngoài trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực tứ bề, cả trong lẫn ngoài nước, từ tình trạng suy thoái kinh tế do dịch COVID-19, sự bất mãn của người dân, các nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc, làn sóng yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra đại dịch toàn cầu, chưa kể là những quyết sách mới đây của Hoa Kỳ nhắm thẳng vào mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.

Mâu thuẫn gia tăng, Bắc Kinh bác bỏ kế sách cứu vãn kinh tế của Thủ tướng Lý Khắc Cường

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây đã bác bỏ kế sách của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về việc phục hồi “kinh tế vỉa hè” trên các con phố của thủ đô, nhằm cứu vãn nền kinh tế của Trung Quốc vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Vũ Hán.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trả lời phóng viên quốc tế về các 'vấn đề nóng'
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trả lời phóng viên quốc tế tại buổi họp báo ngày 29/5. (Ảnh qua Reuters)
Sáng nay (ngày 8/6) SCMP cho biết, tờ Bắc Kinh Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền thành phố tuyên bố: 
“Bắc Kinh không nên và không thể phát triển các nền kinh tế không phù hợp với vị thế chiến lược của thủ đô”“Những người bán rong đi lang thang và các quầy hàng bên đường sẽ gây áp lực đối với việc quản lý đô thị, môi trường, vệ sinh và giao thông”.
Bài báo cũng tuyên bố Bắc Kinh có “các động thái và biện pháp riêng” để bảo vệ công ăn việc làm và giảm thiểu tác động của dịch Vũ Hán
Trước đó, tại một cuộc họp quốc hội vào tháng 5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch phục hồi nền “kinh tế vỉa hè”, nói rằng đó là “nguồn việc làm quan trọng”, có thể giúp khôi phục nền kinh tế Trung Quốc vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Vũ Hán.
Zhang Jianwen, Giảng viên tại Đại học Tài chính Hà Bắc, Trung Quốc nói với SCMP rằng: “Nền kinh tế hàng quán có nguồn gốc từ các truyền thống thương mại bản địa, chính quyền không nên phớt lờ hoặc bác bỏ mà cần tôn trọng”.
Việc cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh đưa ra tuyên bố trái ý với Thủ tướng Lý Khắc Cường, là một dấu hiệu cho thấy những bất đồng đã trở nên công khai giữa các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ. Các nhà phân tích trước đó chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần bày tỏ “bất mãn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt trong các kỳ họp “Lưỡng Hội” vừa qua.
Các mâu thuẫn nội bộ được hé lộ ra bên ngoài trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực tứ bề, cả trong lẫn ngoài nước, từ tình trạng suy thoái kinh tế do dịch Vũ Hán, sự bất mãn của người dân, các nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc, làn sóng yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra đại dịch toàn cầu, chưa kể là những quyết sách mới đây của Hoa Kỳ nhắm thẳng vào chính quyền Trung Quốc.
Không chỉ gia tăng mâu thuẫn nội bộ, truyền thông nước ngoài mới đây đã đưa tin về buổi lễ tuyên ngôn thành lập Liên bang Trung Quốc mới do ông Quách Văn Quý – một tỷ phú người Trung Quốc đang sống lưu vong ở Mỹ chủ trì. Trong đó, Cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng Steve Bannon đọc bản tuyên ngôn bằng tiếng Anh và Hác Hải Đông – cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc đọc tuyên ngôn bằng tiếng Trung thông qua phát sóng trực tiếp. 

Lương Phong (t/h)