Thời kỳ 1958 – 1961, Trung Quốc diễn ra nạn đói lớn 3 năm khiến hàng chục triệu người chết. Để động viên người dân vượt qua thời kỳ này, báo chí luôn tuyên truyền về việc lãnh đạo đồng cam cộng khổ với người dân, mà tấm gương điển hình là Mao Trạch Đông. Vậy sự thật về việc này như thế nào?
Trong nạn đói lớn, ĐCSTQ ra sức tô vẽ Mao Trạch Đông như một lãnh tụ hết sức vĩ đại, sống gian khổ giản dị, đồng cam cộng khổ với nhân dân, “từng rất nhiều ngày không ăn cơm, 7 tháng không ăn lấy một miếng thịt, bởi thiếu thốn dinh dưỡng nên đã mắc bệnh phù thũng”. Lúc đó là thời người dân Trung Quốc còn tin tưởng vào đảng, nên không ít người cảm động sâu sắc về hình ảnh này.
Thực tế tư liệu được công bố sau này cho thấy vào tháng 7/1961, mức chi tiêu cho ăn uống của Mao Trạch Đông là 654,82 nhân dân tệ (NDT), ngoài số tiền đó ra còn có 86,65 NDT tiền trái cây cùng các chi tiêu khác. Vào thời điểm đấy, xác người chết đói khắp nơi, gia đình khấm khá cũng chỉ tiêu 11 – 13 NDT một tháng.
Nếu tính theo giá vàng, thì vào thời điểm năm 1961 giá vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 3,04 NDT/gram, thì chi phí cho 1 tháng ăn của Mao là 243,9 gram vàng. Nếu tính theo giá vàng hiện nay 370 NDT/gram vàng, thì mỗi tháng Mao đã tiêu tốn hết 90.243 NDT cho việc ăn uống, tương đương khoảng 310 triệu VND.
Vậy cái gọi là không ăn lấy một miếng thịt mà ĐCSTQ tuyên truyền thực chất là gì? Trong “Nghiên cứu lý luận Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình” kỳ thứ 9/2006 đã đăng bài viết của ông Trương Tố Hoa – nhân viên nghiên cứu của phòng nghiên cứu văn hiến trung ương. Đối với cách nói Mao Trạch Đông năm đó mắc bệnh phù thũng, bài viết đã trích dẫn lại lời của Lam Khắc – thư ký của Mao Trạch Đông, rằng:
“Tôi lúc đó ở ngay bên cạnh ông ấy. Vì để xác thực chuyện này tôi còn đặc biệt gọi điện thoại hỏi bác sĩ và y tá trưởng chuyên môn phụ trách sức khỏe của Mao Trạch Đông lúc đó. Họ nói không có chuyện này, nếu như chúng tôi khiến Mao Trạch Đông mắc bệnh phù thũng, vậy thì chúng tôi đã phạm phải sai lầm lớn, là bất trắc nghiêm trọng, trung ương cũng sẽ không cho phép”.
Còn về vấn đề Mao Trạch Đông 7 tháng không ăn lấy một miếng thịt, bài viết có nói rằng, Mao có một đoạn thời gian không ăn thịt là có thật, nhưng lúc đó thực đơn của Mao Trạch Đông cũng rất phong phú, không chỉ có các loại rau củ, đậu hũ, khoai môn, v.v…, còn có cá sông Xuân Giang, cá quế, măng mùa đông, các loại nấm, v.v…
Kỳ thực, Hà Phương, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử ĐCSTQ viết: “Mao Trạch Đông hàng mấy tháng không ăn thịt là sự thật, đó là bởi vì bác sĩ cho rằng trong thịt lợn có hàm lượng cholesterol cao, đề nghị ông ta chuyển sang ăn thịt dê, thịt bò”. Như vậy chuyện Mao Trạch Đông không ăn thịt chỉ là chuyện không ăn thịt gì.
Trong cuốn “hồ sơ sinh hoạt của Mao Trạch Đông” được trung ương ĐCSTQ xuất bản cho biết, trong thời gian diễn ra nạn đói lớn, Mao Trạch Đông rất thích các món ăn tây, có dẫn chứng thực đơn ngày 26/4/1961 của Mao có gà vịt cá mực, chỉ riêng món gà có đến 14 loại, món thịt dê, thịt bò có đến hơn 10 loại.
Trong cuốn “Sự điển di vật Mao Trạch Đông” của ông Uông Đông Hưng có ghi chép về thực đơn món ăn Tây được đầu bếp đặc biệt soạn ra cho Mao Trạch Đông vào tháng 4/1961, trong đó chỉ riêng món cá tôm có đến 17 loại.
Vậy nên trong nạn đói lớn, Mao Trạch Đông kỳ thực chẳng hề quan tâm tới nỗi khổ của người dân.
ĐCSTQ thường tuyên truyền rằng “ba năm chịu thảm họa tự nhiên” đã khiến nông nghiệp ảnh hưởng làm giảm sản lượng lớn. Nhưng đơn cử như trong cuốn “Bia mộ” của Dương Kế Thằng phát hành tại Paris, chương 15 có viết rằng nguyên nhân nạn đói không phải do thiên tai, khi xem lại dữ liệu từ 360 trạm khí tượng thủy văn có thể tra thấy, trong khoảng thời gian từ 1959 – 1961 không hề có thảm họa tự nhiên nào diễn ra trên phạm vi toàn Trung Quốc.
Dễ dàng nhận ra, một số nước chạy theo mô hình của Trung Quốc đều có chung một lần nạn đói. Liên Xô, Triều Tiên, Cuba, Khmer Đỏ đều từng xảy ra nạn đói khi chế độ mới lên nắm quyền. Hơn nữa, các nước này chỉ tiến hành nông nghiệp tập thể hóa, hợp tác hóa, không tiến hành Đại nhảy vọt, nhưng vẫn có nạn đói xảy ra. Nên có thể thấy, mẫu số chung của các nước này là vì xóa bỏ chế độ tư hữu, phổ biến hợp tác hóa, công xã hóa, nên mới dẫn đến nạn đói lớn.
Trong giai đoạn đó, vì lãnh đạo ĐCSTQ ôm giữ ảo mộng xây dựng “thiên đường tại nhân gian” và cho rằng “công xã nhân dân là cây cầu tiến đến đó” nên đã tạo ra vô số cờ hiệu huyễn tưởng phi thực tế, dẫn không biết bao nhiêu người dân và cán bộ đi theo, thay vì đến thiên đường lại là một vực thẳm tối tăm, phải đối diện với một nạn đói trên phạm vi toàn quốc.
Có thể nói, tuyên truyền chuyện ăn uống của Mao Trạch Đông chỉ là màn nói dối nhỏ, còn tuyên truyền về nạn đói mới thực sự là màn nói dối lớn.
Trần Hưng
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét