Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Chi phí chuyển nông sản từ TPHCM ra Hà Nội gấp đôi sang Mỹ, vì quá nhiều BOT

RFA

BOT Tam Kỳ (Quảng Ngãi)
BOT Tam Kỳ (Quảng Ngãi)
 Courtesy of baogiaothong.vn













Chi phí chuyển nông sản từ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ra Hà Nội tốn gấp đôi từ Việt Nam sang Mỹ do có quá nhiều trạm thu phí BOT.

Ông Tận Cận Bình thành lập tổ chức kiểm soát mới ngừa chính biến?

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới lãnh đạo của ông Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh đến cái gọi là an ninh chính trị (thực chất đó là an ninh của chế độ cầm quyền), đầu năm nay đã xác định an ninh chính trị là ưu tiên hàng đầu. Theo thông tin gần đây, ĐCSTQ đã bí mật thành lập Ban Chuyên trách An ninh chính trị – một cơ quan tối cao của cảnh sát. Khi ĐCSTQ đứng trước những hiểm họa cả trong và ngoài nước và chính bản thân quyền lực của ông Tập cũng gặp thách thức, việc thành lập tổ chức này là có thể xem là một ẩn số.
tập cận bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: plavevski/Shutterstock)

Ẩn số “Ban Chuyên trách An ninh chính trị” mới thành lập

Ngày 6/7, Nhật báo Kiểm sát – cơ quan ngôn luận tư pháp của ĐCSTQ, đưa tin về Ban Chuyên trách An ninh chính trị của Tổ Điều phối Kiến thiết An ninh Trung Quốc vừa tổ chức Hội nghị lần thứ nhất tại Bắc Kinh, chủ trì hội nghị là ông Lôi Đông Sinh (Lei Dongsheng) – Trưởng Ban Chuyên trách An ninh chính trị kiêm Phó Bí thư Ban Chính pháp Trung ương. Thông tin cũng đề cập Ủy ban Trung ương ĐCSTQ với hạt nhân Tập Cận Bình đã đưa ra các quyết định liên quan đến bảo đảm an ninh chính trị quốc gia… Bản thân ông Tập là Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo An ninh Quốc gia Trung ương.

Tướng Việt Nam nói: “Mỹ và Trung Quốc gây bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông”

RFA

Ảnh minh họa. Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ tuần tra ở Biển Đông, ngày 16/6/2020.
Ảnh minh họa. Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ tuần tra ở Biển Đông, ngày 16/6/2020.
Courtesy: The defendpost


















Hoàng Sa Paracel: Giám đốc Học viện Quốc phòng: Không xác định ...

Nhận định của tướng Việt Nam

Báo Dân Việt, vào ngày 8/7, thực hiện một cuộc phỏng vấn với Thượng tướng Võ Tiến Trung, liên quan sự kiện Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 1 đến ngày 5/7, và việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến vùng Biển Đông để tập trận.

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

08/07/2020 06:34

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải. 

TIEUDE_BAIVIET_KHONGDAU
Diện tích khổng lồ nằm trong lòng hồ Đại Lải bị Công ty TNHH Đại Lải san lấp
Liên quan đến loạt bài phản ánh của Báo Giao thông, ngày 3/7, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc Đinh Gia Thành đã ký báo cáo gửi Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hồ Đại Lải. Báo cáo đưa ra những thông tin khiến nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu

Thứ Sáu, ngày 10/07/2020 00:30 AM (GMT+7)

Từ khi biết giá trị của bảo vật, các cụ cao niên luôn cử người trông nom. Thế nhưng, kẻ gian đã nhiều lần cắt 3 lớp cửa...

Sự kiện: 24h vạn dặm
  
Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu - 1
Đình Nhật Tảo (phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang lưu giữ một chiếc chuông là Bảo vật Quốc gia. Hằng ngày, các cụ cao niên trong làng trông coi cẩn thận và phải di chuyển chiếc chuông đi những nơi khác nhau mỗi khi tối đến, để đề phòng kẻ gian lấy trộm.
Hà Nội có một bảo vật, tối nào cũng phải đem đi cất giấu - 2
Để vào được bên trong nơi cất giữ chiếc chuông phải được sự đồng ý của ông chủ từ và Trưởng ban Di tích đình Nhật Tảo. Phải qua 3 lớp của khóa mới đi được vào nơi cất giấu chiếc chuông - Bảo vật Quốc gia mới được Chính phủ công nhận ngày 15/1/2020.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

TRUNG CỘNG THỞ HẮT RA RỒI...OÁNH BỎ MẸ TÀU CỘNG ĐI NHÉ ÔNG TRUMP

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung - Mỹ

09/07/2020 15:56 GMT+7

TTO - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi hòa giải giữa Trung Quốc và Mỹ sau khi nhiều tháng leo thang căng thẳng đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi hòa giải Trung - Mỹ - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: EPA-EFE
Ông Vương Nghị là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc trong những tháng gần đây đưa ra một thông điệp tích cực cho mối quan hệ hai nước, nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không thay thế Mỹ trở thành một siêu cường, và đề xuất 3 danh sách mà ông nói có thể giải quyết các tranh chấp.

Tập Cận Bình có hành động giống Từ Hi Thái Hậu: Điềm báo số phận của ‘triều đại đỏ’ sẽ như Đại Thanh?

Tâm Thanh | ĐKN 11 giờ trước 3,681 lượt xem

Động thái của Tập Cận Bình có điểm giống với Từ Hi Thái Hậu, liệu rằng điềm báo kết thúc của triều đại đỏ sẽ như Đại Thanh?
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.
Ngày 20-23/4, ông Tập Cận Bình có chuyến công tác thăm Thiểm Tây và dừng chân tại Tần Lĩnh, nơi được coi là “long mạch của Trung Hoa”. Có thể vì thời điểm quá nhạy cảm mà động thái của ông đã đưa tới nhiều nghị luận.
Kỳ thực, Tập Cận Bình đang trong hoàn cảnh vô cùng khủng hoảng. Tại đại học giao thông Tây An, ông Tập đã 2 lần nhắc đến “Tây Thiên Tinh Thần”, vậy thì ý nghĩa ở đây là gì?
Dưới đây là phân tích dựa trên quan điểm riêng của tác giả Trịnh Trung Nguyên:

Sự trùng hợp lịch sử

Đối với Tập Cận Bình, tác giả thường xuyên miêu tả đây là người lãnh đạo đảng cuối cùng của ĐCSTQ. Lần đến Tây An này cho thấy dấu hiệu đáng ngại của Tập Cận Bình cũng như của chế độ Trung Quốc.

Nhà thờ tại Trung Quốc muốn mở cửa phải thượng quốc kỳ, hát quốc ca và ca ngợi Tập Cập Bình

Phụng Minh | ĐKN 3 giờ trước 497 lượt xem
Các linh mục Công giáo Trung Quốc tại Nhà thờ St. Michael, Bắc Kinh (ảnh: Shutterstock).
Sau một thời gian dài đóng cửa vì đại dịch, các nhà thờ Công giáo tại Trung Quốc sẽ phải thể hiện “lòng yêu nước” mới được mở cửa trở lại.
Trang Fox News đưa tin, theo chuyên trang theo dõi nhân quyền Trung Quốc Bitter Winter, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ thị, các nhà thờ tại Trung Quốc muốn mở cửa trở lại sau đại dịch, nhất định phải giương cao quốc kỳ, hát quốc ca và ca ngợi cách xử lý sáng suốt của ông Tập Cận Bình đã dẫn dắt đất nước bước qua dịch bệnh.

53 nước ủng hộ Luật an ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông, không có Việt Nam trong danh sách


Tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), 53 quốc gia với Cuba là đại diện, đã tuyên bố ủng hộ luật an ninh quốc gia của Trung Quốc – đạo luật hình thành một cơ sở cho cuộc đàn áp mới nhất của chính quyền cộng sản đối với người dân Hồng Kông, Fox News đưa tin.
Đại diện Cuba tại phiên họp thứ 44 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 30/6/2020. (Ảnh qua CGTN)
“Tuyên bố đấu tay đôi” đã được đọc trong Hội đồng thứ ba để hỗ trợ và chống lại luật an ninh quốc gia. Theo Axios, Cuba cùng 52 quốc gia bao gồm: Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus…tuyên bố ủng hộ luật an ninh quốc gia Hồng Kông, trong khi Hoa Kỳ và 26 quốc gia khác tuyên bố phản đối đạo luật này.

Bill Gates – Người gác cổng Địa ngục (P.2): Thao túng hệ thống y tế

  Góc Nhìn  161

Trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích về Bill Gates và tập trung vào vai trò của Quỹ Bill Gates trong phản ứng với COVID-19, cũng như ảnh hưởng của nó đối với các tổ chức y tế toàn cầu.
Bill Gates đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ biến đổi gen, một trong số đó là tập đoàn Mosanto – cha đẻ của chất độc màu da cam. (Ảnh qua CNBC)
Trước khi đi sâu vào cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra, chúng ta cần có thêm thông tin cần thiết về gia đình Gates. Trong đoạn kết phần 1, chúng tôi đã thảo luận về lịch sử các khoản đầu tư của Quỹ Gates. Một điều đáng lưu ý, là bằng cách sử dụng Quỹ này làm vỏ bọc, Gates có thể quyên góp và gây ảnh hưởng đến các bệnh viện, trường đại học, kênh truyền thông, các chính phủ và các tổ chức y tế. 

Luật An ninh quốc gia Hồng Kông tạo ra kỷ nguyên đàn áp mới

Bài viết dưới đây của Raymond Chan trên mục Ý kiến của tờ Nikkei về Luật An ninh quốc gia đối với Hồng Kông.
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình Hồng Kông hôm 1/7.
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình Hồng Kông hôm 1/7. (Ảnh: Kevin Cheng/United Social Press)
Ngày 1 tháng 7 năm 2020, kỷ niệm ngày Hồng Kông bàn giao lại cho Trung Quốc, tôi đã bị bắt trong khi tham gia biểu tình trên một đường phố đông đúc và bị chuyển đến đồn cảnh sát North Point. Khi các xe buýt chở những người bị bắt đến, các phòng giam rất nhanh chóng không còn chỗ trống.

Nhà thơ Bùi Chí Vinh - Nhuận bút bất ngờ của ông Võ Văn Kiệt

Ảnh Bùi Chí Vinh ngồi cạnh ông Võ Văn Kiệt ở đầu bàn. Ngồi kế Bùi Chí Vinh là Lê Dụng (con trai nhạc sĩ Hoàng Việt)
Qua chuyện một đại biểu Quốc Hội vạch trần thói chụp mũ những người dám ăn dám nói bằng luận điệu xảo ngôn về cái gọi là “bóng ma thế lực thù địch”, tôi sực nhớ lại những bài thơ từng đọc ở nhà ông Võ Văn Kiệt, Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn lúc ông mời tôi đến tư gia. Sở dĩ ông mời tôi là vì nghe đứa “ăng-ten” điềm chỉ viên nào đó tâu hót báo cáo tôi chuyên làm “thơ đen”. Trong bữa tiệc với một số văn nghệ sĩ thành phố, ông Kiệt sắp xếp tôi ngồi cạnh ông ở đầu bàn và bắt tôi phải đọc… thơ đen.

VNTB – Ai chống Đảng, chống chế độ, phá hoại niềm tin, làm mất ổn định đất nước?

 thêm bình luận


Hoài Nguyễn

(VNTB) – Những người đã phát hiện, phản đối hay nói lên chính kiến của mình về các hành vi sai trái đó, cũng như yêu cầu xử lý nghiêm để giữ kỷ cương phép nước và xây dựng niềm tin trong nhân dân, được xem là thế lực thù địch và chống phá đất nước…

Luật sư La Kim của Đoàn Luật sư TP.HCM tự đặt câu hỏi và đi tìm luôn câu trả lời như một day dứt của trung ngôn thì luôn nghịch nhĩ – nhất là giai đoạn hiện tại của ‘giao thời’ chưa biết ai sẽ là ‘kẻ ở’, ai sẽ cuốn gói ra đi trước đại hội đảng lần thứ 13 hứa hẹn đầy gay cấn vào quý 1/2021:

“Ai là kẻ phá hoại…

Không khó để nhận ra những kẻ làm xói mòn lòng tin của nhân dân, giờ chỉ cần lướt sơ qua các vụ việc hoặc các ngành đều thấy rõ mồn một.

Ai mới là kẻ khiến Biển Đông trở nên nguy hiểm?

Ngô Vương Quyền

Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 2/1/2017: đội tàu của Hải quân TQ bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh đang tâp trận ở Biển Đông
Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 2/1/2017: đội tàu của Hải quân TQ bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh đang tâp trận ở Biển Đông
 AFP













Trang China Military online của quân đội Trung Quốc ngày 7/7 đăng bài viết của ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hải Nam (Trung Quốc) nhận định rằng những thay đổi mới ở Biển Đông là đáng lo ngại.

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Theo tin từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hôm nay 08/07/2020, hai tàu hải cảnh Trung Quốc từ vài ngày qua đang tiến gần các giàn khoan của Việt Nam ở mỏ Lan Tây tại lô 06.1. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc vào sát các công trình của Việt Nam, chỉ cách có 1-2 hải lý.

Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.
Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.
Trước đó vào cuối tháng Sáu, một tàu hải cảnh khác mang số hiệu 5403 cũng đã tiếp cận lô 06.1 của Việt Nam nhưng di chuyển rất chậm trong khu vực các mỏ khí (1 hải lý/giờ). Tàu này quanh quẩn gần hai giếng thuộc mỏ Lan Đỏ, chỉ cách 1-2 hải lý, và từ 05/07 đã đến Đá Xu Bi.
Tuần duyên Ấn Độ và Indonesia hợp tác bảo vệ an ninh trên biển
Theo The Economic Times hôm qua 07/07/2020, lực lượng tuần duyên Ấn Độ và Indonesia đã ký kết một bản ghi nhớ nhằm bảo vệ an toàn, an ninh hàng hải, trong khuôn khổ tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương, với bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trên biển. Bản ghi nhớ dựa trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) giúp cải thiện khả năng phối hợp hoạt động, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin, tìm kiếm và cứu hộ, chống hải tặc…
Indonesia và Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2018. Ngày 26/05/2020, Indonesia đã đệ trình công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, tuy Indonesia không yêu sách chủ quyền Biển Đông.