Ngày 20-23/4, ông Tập Cận Bình có chuyến công tác thăm Thiểm Tây và dừng chân tại Tần Lĩnh, nơi được coi là “long mạch của Trung Hoa”. Có thể vì thời điểm quá nhạy cảm mà động thái của ông đã đưa tới nhiều nghị luận.
Kỳ thực, Tập Cận Bình đang trong hoàn cảnh vô cùng khủng hoảng. Tại đại học giao thông Tây An, ông Tập đã 2 lần nhắc đến “Tây Thiên Tinh Thần”, vậy thì ý nghĩa ở đây là gì?
Dưới đây là phân tích dựa trên quan điểm riêng của tác giả Trịnh Trung Nguyên:

Sự trùng hợp lịch sử

Đối với Tập Cận Bình, tác giả thường xuyên miêu tả đây là người lãnh đạo đảng cuối cùng của ĐCSTQ. Lần đến Tây An này cho thấy dấu hiệu đáng ngại của Tập Cận Bình cũng như của chế độ Trung Quốc.

Năm 1955, tại sao Đại học giao thông Thượng Hải lại phải dời đến Tây An? Phía chính phủ Trung Quốc không hề có văn bản công khai rõ ràng về việc này, chỉ nói là do “hình thế quốc tế và những phát triển bên trong nước nên cần phải như vậy”. Trên thực tế, khi đó, trong nước Mao Trạch Đông phát động cuộc vận động Túc phản (dẹp sạch bọn phản động). Bên ngoài quốc tế, đầu năm 1955, chiến tranh Triều Tiên tuy rằng đã kết thúc, nhưng với Trung Quốc mà nói, hình thế thế giới vẫn còn rất căng thẳng. Hai nước Trung – Mỹ vẫn xảy ra chiến tranh lạnh và đối đầu nhau.
Những tai ương từ sau khi ĐCSTQ dựng lập chính quyền đến nay đã bước vào cục diện rối ren đáng sợ. Sự oán hận của nhân dân với chính quyền thống trị ngày một dâng cao, nội bộ bên trong đấu đá loạn bậy lẫn nhau, Tập Cận Bình phải tìm cách thanh trừng những kẻ chống đối để củng cố quyền lực.
Khó khăn mà ông Tập phải đối diện ngày càng chồng chéo. Sau cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, xung đột giữa hai nước ngày càng tăng cao khi chính quyền Trung Quốc che giấu tình hình dịch bệnh khiến quốc tế truy cứu trách nhiệm. Hiện nay Trung Quốc còn phải hứng chịu những trận lũ lụt xung quanh đập Tam Hiệp – công trình được cho là “vĩ đại” của ĐCSTQ.
Trong lần thăm Tây An này, ông Tập cũng nhắc tới việc 50 năm trước, Mao Trạch Đông phê duyệt “Kinh nghiệm Phong Kiều”, là một kinh nghiệm về việc huy động quần chúng và củng cố chế độ độc tài vào đầu những năm 1960, được tạo ra ở thị trấn Phong Kiều, địa khu Chư Kỵ, huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (nay gọi là thị trấn Phong Kiều, thành phố Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang). Thật dễ để người ta liên tưởng đến việc Tập Cận Bình đang học cách làm của Mao năm đó: lấy việc đi tuần các địa phương để phát đi tín hiệu thanh lọc nội bộ đảng.
Nhưng điều khiến người ta suy ngẫm là Tập Cận Bình lại tới Tây An. Thật trùng hợp, vào 120 năm trước (cũng vào năm Canh Tý, năm 1900), Từ Hi Thái Hậu chạy trốn tới Tây An tránh nạn. 
Một đời của Từ Hi Thái Hậu phải rơi vào hoàn cảnh thảm hại và đáng xấu hổ nhất, chính là thời điểm đầu mùa thu năm Canh Tý 1900.
Tài liệu lịch sử có ghi lại rằng, trong năm này, liên quân 8 nước xâm chiếm Bắc Kinh, Từ Hi Thái Hậu hoảng hốt mang theo hoàng đế Quang Tự theo hướng Tây tháo chạy khỏi Bắc Kinh. Bởi vì chạy trốn trong vội vã, nên Từ Hi Thái Hậu đã không chuẩn bị theo đồ ăn thức uống. Mấy ngày sau bụng đói quằn quại, cuộc sống còn tệ hơn cả những người tránh đói vùng đất hoang. Cuối cùng, sau cuộc hành trình hơn 2000 km, Từ Hi Thái Hậu cũng tới được Tây An, Thiểm Tây.
Hơn một năm kể từ khi Từ Hi Thái Hậu chạy trốn và sống tại Tây An, nhà Thanh buộc phải ký hợp đồng bồi thường 450 triệu lượng bạc cho các nước một cách ô nhục, khoản tiền này được sử sách gọi là “Khoản bồi thường năm Canh Tý”. Sau sự cố này, Đại Thanh ngày càng kiệt quệ và thoi thóp được hơn mười năm. Đến năm 1911, sau 2 tháng kể từ khi nổ ra cuộc cách mạng Tân Hợi, Thanh triều chính thức diệt vong.
Vậy thì có hay không sự trùng hợp của 120 năm sau? Vào thời khắc quan trọng giữa những rối ren của đất nước, Tập Cận Bình cũng đã đến Tây An. So với Từ Hi Thái Hậu năm xưa thì những gì Tập Cận Bình phải đối mặt còn tệ hại hơn nhiều, chỉ là biểu hiện dưới các hình thức khác nhau mà thôi.
Đến ngày 25/4 đã có ít nhất hơn 40 chính phủ các nước kiện chính quyền Trung Quốc phải bồi thường. Ngay cả các nước châu Phi mà lâu nay được ĐCSTQ rải tiền mua chuộc cũng đã tham gia yêu sách đòi bồi thường. Riêng Mỹ, Anh, Ý, Đức, Ai Cập, Ấn Độ yêu cầu bồi thường số tiền lên đến hơn 43 nghìn tỉ đô la. Dĩ nhiên, việc truy cứu trách nhiệm này không phải là nhắm vào Trung Quốc, mà chính là lãnh đạo ĐCSTQ và chính quyền của ông Tập.
Ảnh minh họa: Tumisu / Pixabay.
Một số nhà bình luận dự đoán những gì ĐCSTQ sẽ phải đối mặt tiếp theo, không chỉ giống như liên quân 8 nước tấn công Đại Thanh  trước đây, mà sẽ phải chịu sức ép của toàn Thế Giới. Lần này, “bồi thường năm Canh Tý” sẽ là lớn đến nhường nào?
Sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, xã hội quốc tế cũng dần dần nhận ra được bài học sâu sắc rằng, càng kết giao thân thiết với chính quyền Trung Quốc thì thiệt hại càng nặng nề, càng bài xích nó, tránh xa nó thì tình hình lại trở nên tốt đẹp hơn. Làn sóng chống Trung Quốc của các nước đã dẫn đến phản ứng dây chuyền khiến cả thế giới liên minh đối đầu với ĐCSTQ.

Còn người dân Trung Quốc thì sao?

Chịu sự đầu độc của bộ máy tuyên truyền nhà nước, thêm vào đó là hệ thống mạng Internet bị phong tỏa tường lửa, người dân đã bị tẩy não và tin rằng sự hiện diện của ĐCSTQ là lựa chọn duy nhất. Những “tiểu hồng phấn” trong ngoài Trung Quốc vẫn đang tự động vì Trung Cộng mà xông vào trận địa, trong đó có cả những “chiến lang” của bộ ngoại giao kiên quyết bám vào chính quyền không lay chuyển. Họ chẳng khác nào những thành viên của Nghĩa Hòa Đoàn thời Đại Thanh. Nếu thế, những con người này sẽ mang đến kết cục nào cho chế độ Trung Quốc? Liệu có phải một kết cục giống như Đại Thanh?
Mặt khác, với tư cách là một chính trị gia, cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã không thể quét sạch kẻ thù chính trị, cuộc đấu tranh trong đảng ngày càng rất khốc liệt. 
Gần đây, quan chức cấp cao của bộ công an Tôn Lực Quân “ngã ngựa”. Điều này sẽ khởi đầu cho một vòng đấu tranh quyền lực khác. Những người vẫn ngoan cố chống cự trong đảng còn đang giao tranh, tình huống “mạng đổi mạng” giữa các đối thủ và Tập Cận Bình có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Trong bối cảnh này, Tập Cận Bình đột nhiên thăm Thiểm Tây, vội đến Tần Lĩnh bái “long mạch”. Cộng thêm sự ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, nghe nói các các bộ cấp cao của ĐCSTQ đã chuyển đến làm việc ở núi Ngọc Tuyền nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh để tránh dịch. Tình thế đã cấp bách tới vậy, có thể trong tương lai Tập Cận Bình sẽ đến Tây An để lánh nạn? Bức tranh của Từ Hi Thái Hậu sẽ tái hiện? Và triều đại đỏ sẽ diệt vong?
Theo Trịnh Trung Nguyên, Secret China
Tâm Thanh biên dịch