Những cường quốc mạnh nhất thế giới bắt đầu "rắn mặt" với Trung Quốc
Mỹ, Anh, Nhật Bản và Canada đều đã lên tiếng hoặc có hành động thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông trong thời gian vừa qua.
Mỹ là nước đang hành động quyết liệt nhất với Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama giờ đây không chỉ còn dừng lại ở lời nói mà đã có hành động công khai đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Mới đây nhất, Thủ tướng Anh David Cameron đã gây bất ngờ khi góp lên tiếng nói phản đối Bắc Kinh trong vấn đề hành xử ở Biển Đông.
Ông Cameron đã đến hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản ngày hôm qua và đã nhanh chóng lên tiếng gây áp lực thêm nữa cho Trung Quốc để buộc nước này phải tuân theo luật quốc tế trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ nghi ngờ Thủ tướng Anh tìm cách né tránh không chỉ trích Trung Quốc để hướng tới mục tiêu biến Anh thành “đối tác tốt nhất ở phương Tây” đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Thủ tướng Cameron đã thể hiện rõ lập trường rằng ông ủng hộ các nước khác trong khu vực trong việc đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết sắp tới của toà án ở The Hague liên quan đến cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila ở Biển Đông. “Về vấn đề toà án quốc tế, chúng tôi tin rằng, Anh có lợi ích trong việc đảm bảo thế giới phải có một trật tự dựa trên việc tuân theo các thể chế và quy định. Điều này phù hợp với chúng tôi. Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc trở thành một phần của thế giới dựa trên pháp luật. Chúng tôi muốn khuyến khích tất cả mọi người tuân theo sự xét xử của toà án quốc tế”.
Những phát biểu trên được xem là lập trường mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Anh đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh khăng khăng không chấp nhận thẩm quyền của toà án quốc tế The Hague. Vì thế, phương Tây sẽ phải quyết định làm thế nào để phản ứng, để gây sức ép đối với mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các đối tác thương mại phương Tây.
Cùng với Anh, Nhật Bản và Canada trước đó cũng đã lên tiếng bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về những hành động quân sự hoá và bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Đây rõ ràng là ám chỉ thẳng đến các hoạt động ở Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
“Về vấn đề Biển Đông, chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc về những hành động đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông như hoạt động bồi đắp, xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hoá trên quy mô lớn ở Biển Đông”, ông Abe cho các phóng viên biết.
Những phát biểu trên được ông Abe đưa ra tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7. An ninh toàn cầu cùng với nền kinh tế toàn cầu và khủng bố là những chủ đề chính của hội nghị G7.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới, bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Kiệt Linh (tổng hợp)
(VnMedia)
Trung Quốc chống lại phán quyết trọng tài sẽ đối mặt với "liên kết 4 nước"
(GDVN) - Nếu Trung Quốc tiếp tục lập trường cứng rắn bất chấp kết quả phán quyết của trọng tài, liên minh Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đối phó Trung Quốc có thể hình thành.
Mỹ-Nhật cân nhắc tăng cường hỗ trợ Việt Nam, Philippines trên Biển ĐôngTrung Quốc ráo riết vận động thế giới Ả Rập cùng chống PCATrung Quốc sẽ phải vất vả đối phó cuộc chiến mới gian nan kéo dài ở Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/5 cho rằng, trong thời điểm vụ kiện trọng tài Biển Đông của Philippines sắp có kết quả, Trung Quốc đẩy cuộc "tấn công dư luận" chống lại các nước Philippines, Mỹ trên quốc tế lên cao trào.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ báo chí tại Tashkent, thủ đô Uzbekistan ngày 24/5/2016. Nguồn ảnh: mfa.gov.cn
Ngày 24/5, trong cuộc họp báo sau Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Tashkent, Uzbekistan, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đe dọa:
"Trong vấn đề Biển Đông, bất cứ hành động nào bưng bít sự thật cơ bản, cố tình dựa vào đồng minh để vạch giới hạn, rắp tâm thổi phồng chính trị đều không được lòng người, sẽ chỉ tự hủy hoại danh dự, cuối cũng sẽ không có kết quả".
Tuy nhiên, không thấy ông Vương Nghị chỉ ra nước nào hay cá nhân nào đang làm những việc "xấu xa" như ông nói. Trong khi đó, có một thực tế là, Bắc Kinh luôn sử dụng cỗ máy tuyên truyền để xuyên tạc về vấn đề Biển Đông hòng đánh lừa thiên hạ, tìm mọi cách để tạo hiệu ứng "cả vú lấp miệng em".
Cũng trong ngày 24/5, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Rashid Olimov cho rằng: "Chúng tôi kiên quyết phản đối các nước ngoài khu vực can thiệp vấn đề Biển Đông, phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông".
Báo Trung Quốc tuyên truyền như vậy, nhưng chưa chắc đó đã phải là lời ông Rashid Olimov. Phải nói như vậy, vì nhiều khi Bắc Kinh tuyên truyền sai sự thật. Nếu thực sự ông Rashid Olimov nói như vậy thì rõ ràng ông đã bị Bắc Kinh "bắt cóc".
Ông Lưu Chấn Dân-Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Nguồn ảnh: Đa Chiều
Ngày 24/5, trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đăng tải nội dung trình bày về vấn đề Biển Đông khi ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc gặp gỡ Đoàn đại biểu báo giới Mỹ trong ngày 19/5.
Ông Lưu Chấn Dân cao giọng đưa ra "ranh giới đỏ" do Bắc Kinh đặt ra, đó là “Mỹ không được lựa chọn đứng về bên nào”, tức là “không được ủng hộ đồng minh đối phó Trung Quốc”.
Khi nói đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc về vấn đề Biển Đông, Lưu Chấn Dân đã quá lời, nói vống sự thật khi coi đây "hoàn toàn là thao túng chính trị với một bên làm nhục một bên khác, sẽ trở thành vụ kiện tai tiếng trong lịch sử luật pháp quốc tế".
Gần đây, Trung Quốc đã tìm mọi cách lôi kéo dư luận quốc tế ủng hộ yêu sách và lập trường của họ trong vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý là họ tích cực sử dụng các Đại sứ của mình tại các nước để tuyên truyền xuyên tạc, tìm mọi cách giải thích, biện hộ cho các hành động bất hợp pháp của họ ở Biển Đông.
Chẳng hạn, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh viết bài trên tờ The Financial Times Anh; Đại sứ Trung Quốc tại Maldives Vương Phúc Khang viết bài trên tờ báo nhà nước Maldives; Đại sứ Trung Quốc tại Romania Từ Phi Hồng viết bài trên báo "Chân lý" Romania; Đại sứ Trung Quốc tại UAE Thường Hoa viết bài trên tờ Khaleej Times...
The Christian Science Monitor Mỹ cho rằng, mấy chục năm qua, cách làm bảo vệ lợi ích Đông Á của Mỹ là ký kết một loạt quan hệ song phương. Đến nay, những bạn bè này của Mỹ trực tiếp tác chiến liên hợp.
Trước hết là "quan hệ tam giác", chẳng hạn từ năm 2015 đến nay, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ triển khai đối thoại cấp cao về an ninh trên biển. Thứ hai là "giao dịch song phương", như Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu USD mua tàu tuần tra, Nhật Bản cho Philippines thuê máy bay trinh sát.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông. Nguồn ảnh: Internet
Nhưng bài báo cho rằng, Trung Quốc đến nay vẫn không có dấu hiệu nhượng bộ. Trong vài tuần tới là thời điểm rất quan trọng. Nếu Trung Quốc tiếp tục lập trường chống phán quyết của PCA, "liên kết 4 nước" (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) đối phó Trung Quốc có thể sẽ hình thành.
Báo Trung Quốc dẫn lời Giáo sư John Rennie Short, Đại học Maryland Mỹ cho rằng, vụ kiện trọng tài quốc tế do Philippines tiến hành sẽ khiến cho Trung Quốc gặp rất nhiều "phiền phức", sẽ ảnh hưởng lớn tới quan hệ Trung-Mỹ, kéo theo sự can dự của nhiều nước.
Phong Vân
(GDVN) - Nếu Trung Quốc tiếp tục lập trường cứng rắn bất chấp kết quả phán quyết của trọng tài, liên minh Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đối phó Trung Quốc có thể hình thành.
Mỹ-Nhật cân nhắc tăng cường hỗ trợ Việt Nam, Philippines trên Biển ĐôngTrung Quốc ráo riết vận động thế giới Ả Rập cùng chống PCATrung Quốc sẽ phải vất vả đối phó cuộc chiến mới gian nan kéo dài ở Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/5 cho rằng, trong thời điểm vụ kiện trọng tài Biển Đông của Philippines sắp có kết quả, Trung Quốc đẩy cuộc "tấn công dư luận" chống lại các nước Philippines, Mỹ trên quốc tế lên cao trào.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp gỡ báo chí tại Tashkent, thủ đô Uzbekistan ngày 24/5/2016. Nguồn ảnh: mfa.gov.cn |
Ngày 24/5, trong cuộc họp báo sau Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Tashkent, Uzbekistan, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đe dọa:
"Trong vấn đề Biển Đông, bất cứ hành động nào bưng bít sự thật cơ bản, cố tình dựa vào đồng minh để vạch giới hạn, rắp tâm thổi phồng chính trị đều không được lòng người, sẽ chỉ tự hủy hoại danh dự, cuối cũng sẽ không có kết quả".
Tuy nhiên, không thấy ông Vương Nghị chỉ ra nước nào hay cá nhân nào đang làm những việc "xấu xa" như ông nói. Trong khi đó, có một thực tế là, Bắc Kinh luôn sử dụng cỗ máy tuyên truyền để xuyên tạc về vấn đề Biển Đông hòng đánh lừa thiên hạ, tìm mọi cách để tạo hiệu ứng "cả vú lấp miệng em".
Cũng trong ngày 24/5, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Rashid Olimov cho rằng: "Chúng tôi kiên quyết phản đối các nước ngoài khu vực can thiệp vấn đề Biển Đông, phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông".
Báo Trung Quốc tuyên truyền như vậy, nhưng chưa chắc đó đã phải là lời ông Rashid Olimov. Phải nói như vậy, vì nhiều khi Bắc Kinh tuyên truyền sai sự thật. Nếu thực sự ông Rashid Olimov nói như vậy thì rõ ràng ông đã bị Bắc Kinh "bắt cóc".
Ông Lưu Chấn Dân-Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Nguồn ảnh: Đa Chiều |
Ngày 24/5, trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đăng tải nội dung trình bày về vấn đề Biển Đông khi ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc gặp gỡ Đoàn đại biểu báo giới Mỹ trong ngày 19/5.
Ông Lưu Chấn Dân cao giọng đưa ra "ranh giới đỏ" do Bắc Kinh đặt ra, đó là “Mỹ không được lựa chọn đứng về bên nào”, tức là “không được ủng hộ đồng minh đối phó Trung Quốc”.
Khi nói đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc về vấn đề Biển Đông, Lưu Chấn Dân đã quá lời, nói vống sự thật khi coi đây "hoàn toàn là thao túng chính trị với một bên làm nhục một bên khác, sẽ trở thành vụ kiện tai tiếng trong lịch sử luật pháp quốc tế".
Gần đây, Trung Quốc đã tìm mọi cách lôi kéo dư luận quốc tế ủng hộ yêu sách và lập trường của họ trong vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý là họ tích cực sử dụng các Đại sứ của mình tại các nước để tuyên truyền xuyên tạc, tìm mọi cách giải thích, biện hộ cho các hành động bất hợp pháp của họ ở Biển Đông.
Chẳng hạn, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh viết bài trên tờ The Financial Times Anh; Đại sứ Trung Quốc tại Maldives Vương Phúc Khang viết bài trên tờ báo nhà nước Maldives; Đại sứ Trung Quốc tại Romania Từ Phi Hồng viết bài trên báo "Chân lý" Romania; Đại sứ Trung Quốc tại UAE Thường Hoa viết bài trên tờ Khaleej Times...
The Christian Science Monitor Mỹ cho rằng, mấy chục năm qua, cách làm bảo vệ lợi ích Đông Á của Mỹ là ký kết một loạt quan hệ song phương. Đến nay, những bạn bè này của Mỹ trực tiếp tác chiến liên hợp.
Trước hết là "quan hệ tam giác", chẳng hạn từ năm 2015 đến nay, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ triển khai đối thoại cấp cao về an ninh trên biển. Thứ hai là "giao dịch song phương", như Ấn Độ cho Việt Nam vay 100 triệu USD mua tàu tuần tra, Nhật Bản cho Philippines thuê máy bay trinh sát.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông. Nguồn ảnh: Internet |
Nhưng bài báo cho rằng, Trung Quốc đến nay vẫn không có dấu hiệu nhượng bộ. Trong vài tuần tới là thời điểm rất quan trọng. Nếu Trung Quốc tiếp tục lập trường chống phán quyết của PCA, "liên kết 4 nước" (Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) đối phó Trung Quốc có thể sẽ hình thành.
Báo Trung Quốc dẫn lời Giáo sư John Rennie Short, Đại học Maryland Mỹ cho rằng, vụ kiện trọng tài quốc tế do Philippines tiến hành sẽ khiến cho Trung Quốc gặp rất nhiều "phiền phức", sẽ ảnh hưởng lớn tới quan hệ Trung-Mỹ, kéo theo sự can dự của nhiều nước.
Phong Vân
Trung Quốc quan ngại về nghị trình G7 bàn về an ninh hàng hải ở Biển Đông.
An ninh hàng hàng và tự do đi lại trên biển và trên không nhiều khả năng sẽ được lãnh đạo khối G7 đưa ra bàn thảo.
Trung Quốc hiện có tranh chấp với chủ nhà G7 là Nhật Bản tại Biển Hoa Đông cũng như tranh chấp chủ quyền với một số nước tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc được dẫn lời nói "Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ việc thảo luận hay hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tân Hoa xã đưa tin nói nếu G7 bàn thảo về Biển Đông thì đó là việc đã đưa chủ đề không ăn nhập gì vào nghị trình thượng đỉnh.
“G7, để tránh trở thành lỗi thời và thập chí gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và ổn định toàn cầu, nên lo chuyện của riêng họ thay vì can dự vào chuyện của người khác và làm tranh chấp trở nên gay gắt hơn,” Tân Hoa xã đưa tin.
Tân Hoa xã nói thêm rằng bất kỳ can thiệp nào vào các chủ đề như vậy sẽ là vô ích.
Trong khi đó Thủ tướng Anh David Cameron nói Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ trên Biển Đông, báo The Guardian của Anh đưa tin.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Anh nói Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài thường trực ở The Hague, dự kiến sẽ được công bố vài tuần tới, với việc Philippines kiện Trung Quốc vì xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực đang có tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn khuyến khích Trung Quốc trở thành một phần của thế giới có luật lệ. Chúng tôi muốn khuyến khích mọi người tuân thủ các phán quyết. Tôi chắc chắn sẽ có một số điều cần thảo luận." - Ông Cameron nói.
Bình luận của ông Cameron có thể sẽ khiến Bắc Kinh giận dữ.
Trung Quốc từng từ chối hợp tác với các động thái pháp lý và từng cáo buộc Philippines sử dụng phiên toà để phá hoại chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc lên án phiên toà là "xâm phạm trắng trợn lãnh thổ" và cảnh báo rằng nước này "sẽ không chấp nhận và sẽ không tham gia vào" tiến trình tố tụng.
Ông Cameron và lãnh đạo các nước G7 được mong đợi sẽ lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo chiếm đóng ở nhiều khu vực trên Biển Đông, theo The Guardian.
Hội nghị Thượng đỉnh G7 bắt đầu vào ngày 25/5 và diễn ra trong hai ngày.
Là nước chủ nhà, Nhật Bản sẵn lòng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về tuyên bố chủ quyền đơn phương từ Trung Quốc đối với phần lớn khu vực trên Biển Đông, trong bối cảnh Nhật cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, một cụm đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông.
(BBC)
Thủ tướng Anh: Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông
Thủ tướng Anh: Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông
Dân trí Phát biểu tại Nhật Bản ngày 25/5, Thủ tướng Anh David Cameron đã mạnh mẽ lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng nước này phải tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ kiện Biển Đông.
>> G7 sẽ mạnh mẽ phản đối quân sự hóa Biển Đông
>> Tổng thống Philippines: Mỹ phải hành động nếu Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông
>> Tân tổng thống Philippines "không xuống nước" trong vấn đề biển Đông
Thủ tướng Anh David Cameron (Ảnh: Guardian)